Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc

[MINH HUỆ 7-4-2017] Bốn học viên Pháp Luân Công đã bị đưa ra tòa vào ngày 28 tháng 3 năm 2017 vì đệ đơn kiện Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sảnTrung Quốc.

Họ đã bị bắt giữ vào ngày 17 tháng 4 năm 2016 và nhà của họ bị lục soát. Các học viên trong vùng đã liên hệ với gia đình của các học viên bị bắt giữ và giúp họ thuê các luật sư biện hộ.

Bốn học viên đó là ông Trương Lập Long, ông Triệu Lực, bà Vương Quế Bình và bà Lưu Phượng Hương.

Chi tiết phiên xử

Khi phiên xử bắt đầu, thẩm phán tuyên bố không ai nên nói bất kỳ điều gì liên quan đến bản chất của Pháp Luân Công.

Công tố viên đã buộc tội các học viên “sử dụng tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật,” một cái cớ phổ biến do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sử dụng để buộc tội và bỏ tù các học viên Pháp Luân Công. Các luật sư biện hộ đã phản bác bằng cách nói rằng các cơ quan lập pháp của Trung Quốc, Quốc Hội, chưa bao giờ ban hành điều luật nào để kết tội Pháp Luân Công.

Công tố viên nói rằng Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã từng ban hành các văn bản để cấm Pháp Luân Công. Luật sư đã nhắc nhở anh ta rằng hai cơ quan trên không có quyền đưa ra luật lệ.

Các luật sư đã hỏi từng học viên rằng họ có phải trả tiền để được học Pháp Luân Công không và việc tập Pháp Luân Công có ảnh hưởng xấu hay làm hại những người khác không. Các học viên đều trả lời “Không.”

Tiếp đó các luật sư biện hộ đã tập trung vào quá trình bắt giữ. Họ chỉ ra rằng quá trình bắt giữ là phi pháp vì công an không mặc thường phục hay trình thẻ hiệu. Thông tin trong các biên bản bắt giữ không khớp, và một số ngày không chính xác. Có một văn bản được thêm vào sau một ngày.

Công tố viên nói rằng việc bắt người theo cách đó của công an đã trở nên phổ biến, vì vậy nó không có vấn đề gì. Anh ta không trả lời khi các luật sư hỏi rằng từ khi nào công an được phép vi phạm các quy trình pháp lý trên.

Sau đó các luật sư bào chữa đã nói về các bằng chứng. Việc sở hữu những sách Pháp Luân Công là bình thường đối với các học viên. Hơn nữa, công an đã không đưa ra danh sách các đồ vật bị tịch thu và “chứng cứ” được đưa ra chỉ là một vài bức tranh nhưng không được mang đến tòa.

Công tố viên lập luận rằng có quá nhiều đồ vật bị tịch thu, vì thế việc vận chuyển là không thuận tiện. Luật sư bác bỏ rằng, ít nhất họ có thể mang đển tòa một danh sách các đồ vật bị tịch thu, và công tố viên lại không trả lời.

Cuối cùng, luật sư hỏi tại sao hồ sơ vụ án bao gồm việc kiện Giang Trạch Dân của các học viên, và có phải là cuộc bắt giữ và xét xử này là nỗ lực trả đũa của chính quyền đối với các học viên vì đã khởi kiện hay không.

Công tố viên đã giận dữ và hét to rằng các học viên đã cáo buộc sai Giang Trạch Dân, tuyên truyền Pháp Luân Công và khuyến khích người dân thoái đảng.

Về điểm này, luật sư biện hộ đã hỏi công tố viên có bằng chứng rằng các học viên đã kiện sai hay không.

Về việc thoái đảng, luật sư biện hộ lập luận rằng việc thoái đảng hay không là quyền tự do của mỗi cá nhân. Không ai có thể ép buộc họ hoặc không có học viên nào buộc bất kỳ ai làm điều gì trái với ý nguyện của họ.

Cuối cùng, các học viên đã có một cơ hội tự lên tiếng, họ yêu cầu tòa án phải bảo vệ công lý và nói rằng việc có đức tin là không sai.

Phiên xử bắt đầu vào buổi sáng và kết thúc vào buổi chiều.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là lãnh đạo ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ khác của Bộ Chính trị, đã phát động cuộc đàn áp bạo lực đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn chỉ vì đức tin của mình và thậm chí bị giết để lấy nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc bức hại tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo của cá nhân Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật – “Phòng 610” – vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng cảnh sát và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.

Bài viết liên quan:

Công an Bắc Phiếu sách nhiễu các học viên đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/4/7/345310.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/4/13/162831.html
Đăng ngày 23-4-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share