Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 03-04-2017] Các học viên Pháp Luân Công đã đối mặt với việc bị bắt giữ, giam cầm, và tra tấn ở Trung Quốc suốt 18 năm qua kể từ khi cựu lãnh đạo Đảng cộng sản Giang Trạch Dân phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999.

Bất kể thế nào, các học viên Pháp Luân Công vẫn kiên trì nói với mọi người chân tướng về Pháp Luân Công và cuộc bức hại một cách ôn hòa. Nhiều viên chức chính phủ và cảnh sát đã ngừng tham gia vào cuộc bức hại và đã thả các học viên bị giam vì đức tin của họ.

Dưới đây là một vài thông tin về các học viên Pháp Luân Công được thả gần đây.

Ông Trương Quân

Ông Trương Quân bị báo với chính quyền và bị bắt khi đang nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công và về cuộc bức hại vào ngày 20 tháng 9 năm 2016. Ông Trương bị giữ ở nhà giam Nam Khai ở Thiên Tân.

Viện kiểm sát Nam Khai đã ban hành lệnh bắt và xét xử ông Trương một tuần sau đó.

Tuy nhiên, Viện kiểm sát địa phương đã rút lại hồ sơ của ông Trương. Vào ngày 6 tháng 2 năm 2017, họ thông báo với gia đình ông Trương rằng ông sẽ được thả ra sớm.

Ông Trương cuối cùng được thả vào ngày 13 tháng 2 năm 2017.

Bà Khúc Bối Hương

Bà Khúc từ thành phố Trấn Giang, tỉnh Giang Tô đã bị bắt vào ngày 14 tháng 12 năm 2015. Bà bị tra tấn trong khi bị giam dưới hình thức đánh đập, cấm ngủ, và nhục mạ. Bà bị còng tay ra sau lưng, và chỉ được cho uống chút nước và một lát nhỏ bánh mỳ mỗi ngày.

Bà Khúc được thả 32 ngày sau đó với điều kiện phải trả 5.000 tệ tiền bảo lãnh. Cảnh sát vẫn tiếp tục tới nhà của bà quấy nhiễu.

Để tránh bị bức hại thêm, bà đã rời nhà vào cuối năm 2016.

Bà Khúc Bối Hương bị bắt vào ngày 11 tháng 3 năm 2017 khi bà tới Đồn cảnh sát Hoa Dương để ký một số giấy tờ.

Một cảnh sát ở đồn này đã thống báo với bà Khúc vào tháng 2 năm 2017 rằng thời hạn bảo lãnh của bà đã hết và bà có thể tới ngân hàng để nhận 5.000 tệ về.

Khi bà tới ngân hàng để yêu cầu nhận tiền, nhân viên ở đó đã bảo bà rằng bà cần có giấy phép của đồn cảnh sát. Tuy nhiên, khi vừa tới đó, bà lập tức bị bắt.

Cán bộ Viện kiểm sát địa phương tới nhà giam và điều tra vụ của bà vài ngày sau đó, và đã thông báo hủy án của bà Khúc được đưa ra vào ngày 24 tháng 3 năm 2017.

Bà Tiết Ngọc Anh và bà Hầu Thành Hương

Cả bà Tiết Ngọc Anh và bà Hầu Thành Hương đều là người thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, được thả vào ngày 27 tháng 3 năm 2017 sau khi bị giam hơn 500 ngày.

Bà Tiết bị bắt giữ trong khi đang nói chuyên với mọi người về Pháp Luân Công và cuộc bức hại vào ngày 23 tháng 8 năm 2015. Bà bị xét xử vào ngày 12 tháng 4 năm 2016.

Chồng bà Tiết bị chuẩn đoán ung thư ruột trong khi bà bị giam giữ. Ông đã trở về nhà sau khi phẫu thuật nhưng không tự chăm sóc được bản thân. Luật sư của bà Tiết đã yêu cầu bảo lãnh thả bà, và bà cuối cùng đã được thả sau 582 ngày bị giam giữ.

Bà Hầu Thành Thương, 68 tuổi, bị bắt vào ngày 6 tháng 10 năm 2015, khi đang trên đường về nhà sau khi nói với mọi người về Pháp Luân Công ở một khu chợ. Bà bị xét xử vào ngày 12 tháng 4 năm 2016.

Bà Hầu tuyệt thực và bị bức thực. Bà đã bị tuyên án một năm rưỡi tù vào ngày 21 tháng 2 năm 2017. Bà sau đó khiếu nại lên Tòa án Sơ thẩm Thanh Đảo và được bảo lãnh ra ngoài sau 538 ngày bị giam giữ.

Bà Mao Thanh Vân

Bà Mao Thanh Vân từ thành phố Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc đã bị bắt vào ngày 9 tháng 11 năm 2016 trong khi đang nói với mọi người về Pháp Luân Công.

Viện kiểm sát địa phương đã quyết định rút hồ sơ của bà vào ngày 24 tháng 3 năm 2017, viện dẫn là không đủ chứng cứ.

Bà Mao được thả sau khi bị giam bốn tháng.

Bà Trương Quế Lệ

Bà Trương Quế Lệ bị bắt tại nhà con gái vào tháng 12 năm 2015 và sau đó bị giữ ở Nhà giam Liên Vân Cảng ở tỉnh Giang Tô. Bà bị tuyên án hai năm tù giam vào tháng 5 năm 2016.

Bà kháng cáo lên tòa sơ thẩm tại địa phương. Tòa án này sau đó đã hủy vụ án của bà vào ngày 31 tháng 3 năm 2017.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/4/3/345145.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/4/9/162776.html
Đăng ngày 20-4-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share