Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Hoa Kỳ

[MINH HUỆ 18-3-2017] Ông Tạ Qua, hiện đang sống tại Hoa Kỳ, đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Trung Quốc vì đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999.

Ông Tạ đã bị bắt giữ, giam cầm và tra tấn tàn bạo ở một trại lao động trong 3 năm vì ông không từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công.

Ông Tạ từng học tại Đại học Thượng Hải trước khi tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 1 năm 1998 và đã khỏi được những vấn đề về sức khỏe bao gồm chứng mất ngủ và tim đập nhanh.

Một chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5 năm 2015 rằng Tòa án Nhân dân Tối cao sẽ bảo đảm việc đăng ký và xử lý mọi trường hợp khiếu nại hình sự và dân sự. Điều này dẫn đến hàng ngàn học viên Pháp Luân Công thực hiện quyền luật pháp của họ là kiện Giang Trạch Dân vì đã phát động cuộc bức hại, gây cho họ những tổn hại và đau khổ to lớn trong hơn 18 năm qua.

Ông Tạ đã gửi đơn kiện đến Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao vào ngày 23 tháng 7 năm 2015.

Bị bắt giữ và bị ép nhận tội

Ông Tạ viết trong đơn: “Tôi bị bắt giữ vào ngày 4 tháng 12 năm 2001 khi đang đi trên đường. Bốn hay năm công an thường phục đã tấn công tôi từ phía sau và đánh tôi ngã xuống. Họ còng tay tôi ra sau lưng, chụp đầu tôi bằng một cái túi màu đen, và lôi tôi vào trong xe hơi của họ. Không ai trong số họ trình thẻ hiệu. Sau đó tôi biết họ thuộc Sở công an quận Tây Thành tại Bắc Kinh.”

Ông Tạ cho biết ông đã bị đưa đến một phòng thẩm vấn bí mật trong Sở công an Tây Thành và một công an đã dùng một thanh sắt được bọc bằng cao su để làm ông nghẹt thở và ngăn ông nói chuyện. Đồng thời một người khác sử dụng một thanh sắt cùng loại để đánh vào lưng và bắp đùi của ông.

Ông nói thêm: “Họ cố ép tôi nói ra tên và địa chỉ của các học viên Pháp Luân Công nhưng tôi từ chối. Họ dùng thanh sắt đánh đập tôi tàn bạo trong hai giờ. Thật đau đớn khi thanh sắt đánh vào cơ thể. Ban đầu, không có dấu hiệu bị thương bên ngoài, nhưng hai ngày sau, lưng và hai bắp đùi của tôi bị thâm tím.”

Bị bức thực

Ông Tạ bị đưa đến Trung tâm “Giáo dục Pháp luật” (trung tâm tẩy não) Bắc Kinh vào ngày hôm sau (5 tháng 12) và bị giữ ở đó đến tận ngày 23 tháng 2 năm 2003.

Ông viết trong đơn: “Tôi tin rằng, việc tôi bị bắt giữ và tra tấn bởi đức tin của mình là phi pháp và tôi đã bắt đầu tuyệt thực vào ngày 5 tháng 12 để phản đối. Sau đó họ đã bức thực tôi vào ngày 12 tháng 12 năm 2001.”

Ông tiếp tục: “Tôi bị trói vào một cái ghế sắt. Nếu tôi cử động, dù chỉ một chút, 7 hay 8 công an sẽ đấm đá tôi. Họ nhét một ống cao su đường kính 1 cm vào cổ họng của tôi thông qua mũi.”

“Khi ống bị nhét vào mũi, tôi cảm thấy mũi của mình bị đốt cháy. Máu chảy ra khi họ rút cái ống ra. Thỉnh thoảng, do nhét ống rất khó khăn, nên họ rút ra và lập lại liên tục.”

Người trưởng công an nói với ông: “Anh cảm thấy rất khủng khiếp, phải không? Chúng tôi sẽ dùng cách này để tra tấn anh cho đến khi anh làm theo lệnh của chúng tôi.”

Ông Tạ nói: “Có vài lần cái ống không đi vào dạ dày của tôi mà đi vào phổi. Tôi gần như đã chết bởi sự tra tấn này.”

Ông Tạ đã bị bức thực hơn 200 lần trong khi bị giam.

489bda1826a9b113d629e479fe82a07d.jpg
Minh họa tra tấn: Bức thực

Bị dội nước lạnh, bị đông lạnh và bị cấm ngủ

1d67c9da1679dacc339fc3190131c7ff.jpg
Minh họa tra tấn: Bị dội nước lạnh

Ông Tạ đã tuyệt thực hơn 50 ngày đến tận tháng 1 năm 2002 và ông rất yếu. Thời tiết lúc này tại Bắc Kinh rất lạnh. Khoảng 8 giờ tối một đêm nọ, 7 công an đã vào phòng ông và ra lệnh cho ông phải đứng trong thời gian dài.

Họ bắt đầu vu khống và mắng chửi ông Lý Hồng Chí, Nhà sáng lập Pháp Luân Công trước mặt ông Tạ. Sau đó, họ đặt ảnh của ông Lý lên sàn nhà và giẫm chân lên bức ảnh.

Sau đó họ đổ nước lạnh lên đầu ông Tạ và mở cửa sổ. Ông Tạ run lên vì lạnh và bị cấm ngủ trong 3 ngày.

Ba ngày sau ông nôn ra máu.

Tra tấn “giường chết”

Vào tháng 4 năm 2002, Hồ Tử Huy, trưởng Đội An ninh Nội địa địa phương, đã trói ông Tạ vào một cái giường gọi là giường chết vì ông không từ bỏ đức tin của mình.

cc590c38e091c84f121c71be02364695.jpg
Minh họa tra tấn: Trói vào giường chết

Công an thuộc Sở công an Bắc Kinh đã phối hợp với Trại lao động cưỡng bức Nữ Bắc Kinh để tra tấn ông Tạ. Lý Kế Vinh, trưởng đội 4 tại Trại lao động cưỡng bức Nữ Bắc Kinh, đã ra lệnh cho tù nhân đưa ông ra khỏi giường gỗ và đặt ông lên một cái giường sắt.

Ông Tạ cho biết: “Tứ chi của tôi bị còng vào bốn phía của giường. Tôi bị trói thế này 24/24 và không thể cử động. Tôi phải tiểu tiện trên giường.”

“Lý Kế Vinh ra lệnh cho các tù nhân lăng mạ tôi. Bà ta ra lệnh cho các tù nhân khác bị miệng tôi bằng một cái khăn, ngắt mũi tôi, sau đó đổ nước lên khăn. Tôi gần như bị ngộp thở. Lính canh Lý nói: ‘Chúng tôi sẽ cho anh thêm nước.’”

Dù bị tra tấn tào bạo nhưng ông Tạ vẫn không từ bỏ đức tin của mình. Sau đó Lính canh Lý đã kéo căng hết cỡ cơ thể của ông vào trói chặt thân thể ông vào giường khiến cơ thể ông đau đớn vô cùng.

“Tôi bị trói vào giường sắt từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2002. Do bị tra tấn nghiêm trọng, tôi chỉ còn da bọc xương và rất yếu. Cơ bắp bị teo dẫn đến bệnh nhược cơ. Nhịp tim yếu dẫn đến huyết áp giảm còn 40 đến hơn 70. Tôi sắp chết.”

Dù ông Tạ đang trong tình trạng nguy kịch, Hồ Tử Huy và những người khác vẫn tiếp tục đánh đập ông. Họ tát vào mặt ông, đấm vào mũi và đá vào hai chân của ông.

Hồ hét vào mặt ông: “Tôi không tin là không thể khiến anh từ bỏ [đức tin] của mình! Khi anh từ bỏ, tôi sẽ thả anh ra khỏi giường. Nếu không, anh sẽ chết trên giường. Anh có biết tôi là ai không? Tôi là quỷ.”

“Tôi đã bị giam tại Trung tâm ‘Giáo dục Pháp luật’ Bắc Kinh đến ngày 25 tháng 2 năm 2003. Tôi cố gắng kháng cáo và tìm một luật sư, nhưng yêu cầu của tôi bị từ chối,” ông Tạ viết trong đơn.

Bị tẩy não

“Từ ngày thứ hai sau khi tôi đến Trung tâm ‘Giáo dục Pháp luật’ Bắc Kinh, công an ở đây cùng với một số lính canh ở Trại lao động cưỡng bức Bắc Kinh, và một tá tù nhân đã cố tẩy não tôi. Họ dùng mọi cách để buộc tôi từ bỏ đức tin của mình.”

Các lính canh và tù nhân đã buộc ông Tạ nghe và xem băng hình lăng mạ ông Lý Hồng Chí cùng Pháp Luân Công trong nhiều giờ mỗi ngày. Họ cũng nói rằng nếu ông không từ bỏ đức tin, ông sẽ không được ra khỏi đây.

Nữ lính canh Trình Thúy Nga thuộc Trại lao động Nữ Bắc Kinh đã ra lệnh cho các tù nhân dán nhiều mảnh giấy có lời lăng mạ ông Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công lên tường, sàn nhà và giường.

Bị tra tấn trong một trại lao động

Vào ngày 4 tháng 4 năm 2003, ông Tạ đã bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Đoàn Hà Bắc Kinh, và bị giam ở đó đến tận ngày 24 tháng 1 năm 2004.

Ông bị đưa vào đội 5. Ông đã bị tố giác với các lính canh khi nói chuyện với một học viên Pháp Luân Công khác và bị biệt giam. Vì ông kiên định niềm tin của mình, ông đã bị đưa đến đội đặc biệt gọi là “Đội tra tấn chuyên sâu.”

Ông viết: “Tôi bị cô lập trong một phòng đơn và bị các tù nhân khác trong đội tra tấn chuyên sâu giám sát liên tục. Tôi không có đủ thức ăn. Mỗi bữa ăn chỉ có một chiếc bánh nhỏ và ít nước.”

“Tôi bị ép ngồi lên một cái ghế nhựa cao 20 cm. Nguyên tắc là ngồi với hai đầu gối chạm vào nhau, và hai tay đặt trên hai đầu gối. Lưng và cổ phải thẳng. Nếu tôi cử động dù chỉ một chút, các tù nhân sẽ đánh tôi.”

“Hình thức tra tấn này trông có vẻ dễ chịu, nhưng nó rất độc ác. Chỉ vài ngày sau da ở mông tôi đã bị loét và phủ đầy máu. Vào cuối ngày, chân, hai đầu gối, hai cánh tay và lưng đều đau. Tôi bị tra tấn theo cách này hơn 20 ngày,” ông nói.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ khác của Bộ Chính trị, đã phát động cuộc đàn áp bạo lực đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn chỉ vì đức tin của mình và thậm chí bị giết để lấy nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc bức hại tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo của cá nhân Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng cảnh sát và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/3/18/344028.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/4/3/162712.html
Đăng ngày 16-4-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share