Bài viết của Anh Tử, Phóng viên Minh Huệ tại Ottawa

[MINH HUỆ 5-4-2017] Diễn đàn Nghị viện lần thứ 6 về tự do tôn giáo tín ngưỡng đã được tổ chức tại Parliament Hill (Đồi Nghị viện), tại Ottawa ngày 3 tháng 4 năm 2017, tập trung vào vấn đề tự do tín ngưỡng tại Trung Quốc. Diễn đàn được chủ trì bởi Nghị sỹ David Anderson và Nghị sỹ Garnett Genuis với diễn thuyết chính là Hoa hậu thế giới Canda năm 2015 Anastasia Lin, quan điểm học thuật của Tiến sỹ Andrew Bennett và ông David Mulroney và với sự tham dự của gần 120 nghị sỹ, các chuyên gia về Trung Quốc, các phóng viên và công chúng.

7e3f17ef2656c7cdacfe8fbeaf482b84.jpg
Diễn đàn Nghị viện lần thứ 6 về vấn đề tự do tín ngưỡng được tổ chức tại Parliament Hill, Ottawa.

a0b5c74e817b24a50734727a05e04612.jpg
Nghị sỹ David Anderson chủ trì Diễn đàn.

Nguyên Đại sứ về tự do tôn giáo tín ngưỡng: Không nên ảo tưởng vào Trung Quốc

Tiến sỹ Andrew Bennett, nguyên Đại sứ Canada về tự do tôn giáo tín ngưỡng, nghiên cứu viên cao cấp của Dự án nghiên cứu về tự do tôn giáo tín ngưỡng tại Trung tâm Berkley về tín ngưỡng, hòa bình và các vấn đề thế giới tại Đại học Georgetown trong bài phát biểu của mình cho biết Trung Quốc vẫn là một trong những nước có những vi phạm tự do tín ngưỡng nhiều nhất trên thế giới. Ông đã chỉ ra rằng, theo Diễn đàn Pew, một trong những viện nghiên cứu có uy tín trong lĩnh vực tự do tín ngưỡng, Trung Quốc luôn luôn được xếp ví trí hàng đầu trong danh sách các quốc gia có hồ sơ nhân quyền tồi tệ nhất xét trên mức độ hạn chế của chính phủ đối với vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo. Trong báo cáo mới nhất của Diễn đàn Pew năm 2015, Trung Quốc đứng đầu danh sách các quốc gia có những hạn chế nghiêm trọng và đáng kể nhất đối với các tín ngưỡng, tôn giáo.

Tiến sỹ Bennett cho biết: “Chúng ta không nên ảo tưởng rằng khi Trung Quốc tham gia ngày càng nhiều hơn vào các khuôn khổ chính trị, kinh tế và xã hội trên thế giới thì đồng nghĩa với việc nước này đang có những thay đổi đối với các vấn đề nhân quyền. Trung Quốc càng tham gia nhiều vào các diễn đàn quốc tế, thì người ta có thể sẽ hy vọng rằng điều đó sẽ tạo áp lực cho Trung Quốc để cải thiện tình trạng nhân quyền và tự do tín ngưỡng, nhưng trên thực tế Trung Quốc vẫn không có một động thái nào.’

Ông Mulroney, nguyên Đại sứ Canada và là Chủ tịch kiêm hiệu trưởng Trường Đại học St. Michael’s College đã phát biểu: “Chỉ đơn giản là thể hiện sự quan tâm và ủng hộ đối với thông điệp của Canada, như đồng nghiệp của tôi, Ngài Đại sứ Đức đã làm, thì cũng như thắp sáng một ngọn nến hy vọng trong đêm cho những người đang đơn độc hoặc bị bỏ mặc.”

17f8f25c01687545a424a4ef09d0e1f4.jpg
Tiến sỹ Andrew Bennett (bên trái) và ông David Mulroney trả lời câu hỏi của khán giả sau bài phát biểu.

Nghị sỹ quốc hội: Cần phải phát huy tầm ảnh hưởng của chúng ta

Khán giả cho biết diễn đàn đã giúp họ mở mang hiểu biết về vấn đề bức hại tôn giáo, tín ngưỡng tại Trung Quốc.

Nghị sỹ Judy Sgro đã nói với phóng viên sau khi kết thúc diễn đàn rằng: “Canada cần phải hết sức thận trọng và không thể khờ dại trong các mối quan hệ. Tại vấn đề nhân quyền chúng ta cần phải đưa ra những điều kiện, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng. Chẳng hạn như là vấn đề về Pháp Luân Công. Chúng ta vẫn còn nghe thấy những điều khủng khiếp khó tin như thu hoạch tạng… Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là những người đang sinh sống tại Canada chúng ta hãy thực hiện trách nhiệm của quốc hội chúng ta. Trách nhiệm của tất cả người dân Canada là đứng lên và nỗ lực giúp sức.”

Nghị sỹ David Anderson đã phát biểu trong buổi phỏng vấn rằng: “Một trong những điều khiến tôi chấn động nhất đó là một trong những nhân chứng của chúng tôi đã nói rằng Canada vẫn như là một ngọn nến trong đêm, do đó, bằng cách tham gia và lên tiếng, nó thực sự sẽ đem đến hy vọng cho vấn đề này và khuyến khích Chính phủ Trung Quốc phải thực hiện tốt hơn những gì họ đã làm trong quá khứ. Chúng tôi thực sự có ảnh hưởng đáng kể và chúng tôi có thể dùng đến sự ảnh hưởng đó và hy vọng sẽ tạo ra một sự thay đổi lớn cho một số người dân Trung Quốc đang bị bức hại đơn giản chỉ vì họ có đức tin.”

Nghị sỹ Harold Albrecht tại cuộc phỏng vấn cho biết: “Chúng ta cần phải tiếp tục lên tiếng chống lại những việc bất công này. Khi chúng ta bắt đầu các mối quan hệ thương mại hoặc chính trị, điều quan trọng là chúng ta không e ngại khi chỉ ra sự thiếu tự do mà những người anh em Trung Quốc đang phải trải qua và thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế đối với những bất công này. Đó là phận sự của người Canada chúng ta. Tôi nghĩ rằng nhiều người trong số các cử tri của tôi, có lẽ là 90% hoặc nhiều hơn, sẽ hối thúc chúng tôi với vai trò là một quốc gia phải có tiếng nói mạnh mẽ hơn nữa để thể hiện quan ngại của chúng tôi rằng người dân Trung Quốc cần được có những quyền tự do cơ bản mà chúng ta coi trọng ở Canada”.

Phát ngôn viên của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Canada bàn luận về cuộc bức hại.

798f31104e151b337a41721fb15a893f.jpg
Ông Joel Chipkar, phát ngôn viên của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Canada phát biểu tại diễn đàn.

Ông Joel Chipkar, phát ngôn viên của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Canada cho biết: “Chủ tịch Trung Quốc vào thời đó, Giang Trạch Dân đã ra lệnh tiêu diệt Pháp Luân Công sau khi phát hiện rằng có 100 triệu người đang tu luyện Pháp Luân Công mà không bị Chính phủ kiểm soát, và Giang cũng thành lập một cơ quan cảnh sát ngoài vòng pháp luật có quyền lực tuyệt đối với tên gọi là Phòng 610, có thể theo dõi, bắt giữ và thậm chí có thể giết hại các học viên mà không cần xét xử…. Ông ta đã hét to lên rằng: “Các người không nghĩ rằng Chủ nghĩa Maxit, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô thần không thể đánh bại được tinh thần của Pháp Luân Công sao? Sau đó Giang đã huy động toàn hệ thống xã hội để bức hại Pháp Luân Công. Ông ta đã đưa ra một chiến dịch tuyên truyền tàn bạo không ngừng nghỉ với chi phi lên tới hàng tỉ đô la, bao phủ khắp cả nước.”

Ông Chipkar đã nêu trải nghiệm cá nhân của một người bạn là ông Hà Lập Chí làm ví dụ minh họa cho việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tiến hành bức hại những người vô tội trong suốt 17 năm qua như thế nào.

Ông Chipkar chỉ ra rằng ĐCSTQ cũng đã mở rộng chiến dịch đàn áp của mình ra cả hải ngoại: “ĐCSTQ đang gửi những bức thư nặc danh, phi lý giả mạo các học viên Pháp Luân Công tới các quan chức đắc cử của chúng tôi để lừa gạt họ nghĩ rằng các học viên Pháp Luân Công là kỳ quặc và bất ổn và như vậy ĐCSTQ có thể biện minh cho cuộc bức hại của mình. Họ đang nhắm tới lương tâm đạo đức của các nghị sỹ, khiến các nghị sỹ có thể sẽ quay lưng lại với những nạn nhân trong cuộc đàn áp khủng khiếp này sau khi nhận được những email như vậy. Đây là một kế hoạch độc hại tấn công vào các quan chức chính phủ của chúng ta tại đây, trên đất nước Canada này để họ phải tiếp tục giữ im lặng về các nạn nhân.”

Hoa hậu Thế giới Canada năm 2015: Những kẻ bức hại không bao giờ có thể tước đoạt được tinh thần của con người

98d748da4cdd63f13e21f61906561263.jpg
Hoa hậu Thế giới Anastasia Lin phát biểu tại diễn đàn

Hoa hậu Thế giới Canada năm 2015, cô Anastasia Lin, đồng thời là diễn viên chính trong bộ phim Lưỡi dao rỉ máu đã phát biểu tại diễn đàn. Để nhập vai một học viên Pháp Luân Công bị bức hại, một cách tốt nhất, Anastasia Lin đã tới thăm một số học viên đã bị tra tấn ở Trung Quốc. Trong số đó có hai chị em bị cầm tù 13 năm, tại đó họ bị sốc điện bằng dùi cui điện và bị bức thực sau khi họ tuyệt thực 50 ngày. Cai ngục cũng bắt họ phải chứng kiến cảnh người khác bị bức thực tàn bạo như thế nào. Tuy nhiên, những tra tấn như vậy không thể làm cho họ từ bỏ đức tin của mình.

Cô Anastasia nói: “Họ có thể thành công trong một thời gian, bắt giữ các luật sư nhân quyền và những người tu luyện, cấm sách vở và các khu vực, chặn các trang web, nhưng họ không bao giờ có thể kiểm duyệt được tinh thần của con người, họ không bao giờ có thể tước đoạt được sức mạnh của tư tưởng, tinh thần sáng tạo, niềm hy vọng và đức tin của chúng ta. Họ không bao giờ có thể tước đoạt được tinh thần của con người.”

Bộ phim Lưỡi dao rỉ máu đoạt giải Gabriel lần thứ 51, đã được trình chiếu khắp thế giới.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/4/5/345205.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/4/9/162778.html
Đăng ngày 14-4-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share