Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 13-02-2017] Một thời gian trước, tôi đột nhiên không thể ăn được thịt. Trạng thái này đã xảy ra một vài lần trong qúa trình tu luyện. Trải nghiệm gần đây nhất giúp tôi hướng nội sâu hơn để tìm ra nguyên nhân.

Khi tôi không thể ăn thịt, tâm của tôi vẫn còn tập trung rất mạnh vào ăn thịt. Trong tâm tôi đầy những suy nghĩ về thịt khi tôi nghĩ đến việc sẽ ăn gì. Đó là khi tôi phát hiện ra rằng chấp trước vào thịt của tôi đã vô tình xuất hiện một lần nữa.

Tôi bị lúng túng bởi trạng thái này một vài ngày. Chấp trước này cứ lặp đi lặp lại và đã không hoàn toàn bị loại bỏ ngay cả sau khi tôi ngừng ăn thịt. Sau đó tôi đã tình cờ học phần “Vấn đề ăn thịt” trong “Bài giảng thứ bảy” Chuyển Pháp Luân:

“Do đó các cao tăng trong quá khứ cũng thấy rằng vấn đề người ta ăn thịt không phải là vấn đề then chốt nào hết; vấn đề then chốt là có thể vứt bỏ cái tâm kia hay không; [nếu] không có tâm chấp trước thì ăn gì cho đầy bao tử cũng được.” (Chuyển Pháp Luân)

Cụm từ “để lấp cho đầy bao tử” đặc biệt thu hút sự chú ý của tôi. Tôi nhận ra rằng mục đích của việc ăn một bữa là để lấp cho đầy bao tử của mình. Điều này làm tôi tự hỏi, liệu chấp trước của tôi có thực sự là vấn đề ăn thịt hay không.

Trong xã hội vật chất này, người ta cố ý truy cầu thú vui và hưởng lạc từ việc ăn uống. Họ đề cập đến nó với những cái tên mỹ miều, như thể để tận hưởng cuộc sống. Mặc dù tôi bước vào tu luyện ở tuổi còn rất trẻ và đã cưỡng lại lối sống bị cám dỗ bởi việc “ăn uống”, nhưng đã vô tình lún sâu vào nó trong suốt những năm sống trong xã hội.

Trong những bữa tiệc ở công ty, họp lớp, tiệc cưới, hay những bữa tiệc hàng tuần với đồng nghiệp, tôi rời xa ý niệm đơn giản là “lấp cho đầy bao tử”. Ăn uống đã trở thành một phần thú vui trong cuộc sống của tôi. Khi hưởng thụ đồ ăn ngon, tôi trở nên bị mắc cứng vào cám dỗ đời thường. Hơn nữa, nhà hàng tính giá cao hơn cho các món ăn có thịt. Điều này đã vô hình tác động đến chấp trước lặp đi lặp lại của tôi đối với thịt.

Khi đi ăn với các học viên khác, tôi thường tìm tới một nhà hàng có món rau xào và cơm. Đôi khi, tôi nhận thấy rằng một số học viên lớn tuổi không muốn lãng phí tiền ăn ở ngoài, còn tôi luôn luôn hướng ngoại và phàn nàn với họ rằng họ đã quá tiết kiệm và chấp vào vật chất. Sau đó tôi đã mua thêm đồ uống và những thứ như món tráng miệng trước mặt họ để tỏ ra rằng mình không chấp vào tư lợi.

Nhìn lại, tôi thấy hành động của mình thật lố bịch như thế nào khi bị lèo lái bởi chấp trước hưởng thụ. Tôi thậm chí còn nghĩ rằng mình tu luyện tốt hơn so với những người khác về phương diện này. Tôi nghĩ rằng đây là một vấn đề phổ biến đối với hầu hết các học viên trẻ tuổi như tôi. Ví dụ, khi chúng tôi đi ăn tối cùng nhau, chúng tôi đơn giản chỉ gọi đồ ăn mà chúng tôi muốn ăn ngày hôm đó trong một nhà hàng sang trọng và thoải mái. Chúng tôi cũng gọi đồ uống và món tráng miệng sau bữa ăn. Chúng tôi không có chút ngần ngại nào và không bao giờ cảm thấy mình đang làm điều gì đó sai. Bữa ăn của chúng tôi thường kéo dài từ 1-2 giờ. Vì những người thường xung quanh chúng ta cư xử theo cách này, điều này đã trở thành một phần trong cuộc sống thường nhật của chúng tôi.

Chấp trước hưởng thụ dần dần cũng đi vào các phương diện khác trong cuộc sống. Đối với các sản phẩm điện tử, một máy tính để bàn là không đủ đối với tôi. Tôi cần một máy tính xách tay. Nếu vẫn chưa đủ, tôi mua một máy tính bảng. Nếu vẫn chưa đủ, tôi cần hai hoặc ba cái điện thoại di động.

Tại sao tôi lại cần quá nhiều thứ như vậy? Ý niệm của tôi là một máy tính xách tay là hữu ích khi tôi đã nằm nghỉ mệt trên giường và muốn lướt web. Khi tôi muốn nghe nhạc và xem video, tôi sử dụng máy tính bảng. Nếu tôi muốn kết nối với WeChat hoặc QQ hay gọi điện thoại, tôi sử dụng một chiếc điện thoại di động. Tại sao tôi lại cần nhiều điện thoại như thế? Đó là vì tôi muốn có hệ thống xử lý nhanh nhất trên điện thoại của mình. Tất cả những điều này lại càng gia tăng tâm lười biếng và đã cuốn tôi vào mạng Internet nhiều hơn. Thời gian trôi đi một cách nhanh chóng khi tôi đang mê mải với các tiện ích này.

Chấp trước hưởng thụ vật chất đã được phản ánh trong việc tôi mua sắm những vật dụng tốt hơn. Khi tôi thấy những thứ hay ho, tôi muốn mua chúng về, mặc dù chúng không hữu dụng nhiều đối với tôi. Về quần áo, đồ gia dụng, vv, tôi mua những cái tốt nhất mà tôi có thể, mặc dù thu nhập của tôi không ở mức nên mua hàng hiệu.

Tôi lấy cớ là mua đồ dùng đắt tiền sẽ có chất lượng tốt hơn và nhiều khả năng sẽ bền hơn. Điều đó làm tôi truy cập trang web Taobao và thi thoảng tới các trung tâm mua sắm.

Sau đó, một vài ngày trước, tôi đọc một bài viết của học viên khác có tiêu đề “Khí thải ở Trung Quốc và bụi chôi vùi Pompeii.” Tôi nhận ra rằng thú hưởng thụ quá mức của người dân ở thành phố Pompeii đối với thức ăn, đồ uống, quần áo, và văn nghệ giải trí đã khiến họ nhanh chóng bị hủy diệt. Tôi còn kinh hãi hơn bởi thực tế là tôi đã không thể thấy được chấp trước hưởng thụ của mình.

Sư phụ đã giảng cho chúng ta:

“Tiểu hoà thượng ấy càng chịu khổ thì càng dễ khai công, còn đại hoà thượng kia càng hưởng thụ càng khó khai công, bởi vì [ở đây] có vấn đề chuyển hoá nghiệp lực.”. ( “Bài giảng thứ Bảy” Chuyển Pháp Luân)

Là một người tu luyện, tôi cần phải giữ mình theo tiêu chuẩn cao hơn. Tôi không thể truy cầu hưởng thụ như người thường. Nó sẽ làm giảm ý chí trong tu luyện, gia tăng tâm lười biếng, tâm an dật, và gia tăng những khổ nạn.

Tôi hy vọng các học viên khác, những người có chấp trước giống như vậy sẽ nhận ra và tu bỏ nó. Đừng đắm mình trong bất kì thứ gì trong cuộc sống, vì nó sẽ tạo ra một sơ hở lớn trong tu luyện của bạn.


Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2017/2/27/162332.html
Bản tiếng Trung:https://www.minghui.org/mh/articles/2017/2/13/从吃肉看对享受的执着-343005.html
Đăng ngày 23-03-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share