Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 16-2-2017] Trong nội bộ các học viên, tôi nhận thấy rằng, khi có người chỉ ra thiếu sót, sai lầm hay chấp trước của họ, nhiều người sẽ phản ứng lại bằng việc đưa ra các lý do biện giải hoặc cố gắng lấy lý lẽ để gạt đi lời phê bình.

Rất ít học viên có thể bình tĩnh và hòa nhã chấp nhận lời phê bình, hướng nội, thừa nhận những chấp trước hay sai lầm của mình.

Vì sao lại thế? Có lẽ họ cảm thấy rằng nếu thừa nhận sai lầm sẽ làm bản thân có vẻ thua kém. Có lẽ họ sợ “mất mặt”, [có] một chút kiêu ngạo, có tự trong cao hoặc cảm thấy tổn thương khi bị chỉ trích.

Hầu hết các học viên không thích bị chỉ trích và nó là một chấp trước bám rễ sâu. Một số thì biết mình sai nhưng họ không muốn người khác nói về nó. Và nếu ai đó đề cập đến, hoặc là họ không thừa nhận, biện giải, hoặc tìm lý do.

Mặc dù một số học viên có thể tiếp thụ lời phê bình, nhưng họ không thể có tâm thái hòa ái để chấp nhận nó hay thừa nhận những sai lầm. Họ thường trở nên khó chịu hoặc không vui khi bị chỉ trích.

Tôi nghĩ một học viên là phi thường nếu anh ấy có thể ở trạng thái hòa ái thừa nhận sai lầm và chấp nhận lời phê bình của người khác. Đó là một biểu hiện cho thấy anh ấy đã đề cao tâm tính và tầng thứ tu luyện.

Nếu một học viên dũng cảm thừa nhận mình có khuyết điểm, nó chỉ ra rằng anh ấy đang đề cao tâm tính và các học viên khác sẽ không chê cười anh. Ngược lại, họ nên nghĩ anh đang tu luyện được tốt.

Vậy thì tại sao một số học viên cố gắng bảo vệ sai lầm của mình hoặc thậm chí nói dối về bản thân? Tôi nghĩ đó là do năng lực ngộ Pháp của họ.

Tôi chân thành hy vọng rằng những học viên đó có thể quy chính bản thân, vì có thể thừa nhận sai lầm chính là biểu hiện của một người đang đề cao tầng thứ tu luyện.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/2/16/343107.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/2/22/162270.html
Đăng ngày 17-3-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share