Bài chia sẻ của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Los Angeles, Mỹ

[MINH HUỆ 26-10-2016] Con xin kính chào Sư phụ tôn kính! Chào các bạn đồng tu!

Trong bài “Chúc Pháp hội Đài Loan [2012]”, Sư phụ giảng:

“Pháp hội của chư vị là giao lưu với nhau trong tu luyện, tìm ra những thiếu sót trong tu luyện, từ đó tinh tấn hơn lên.”

Tôi rất vinh hạnh có mặt tại Pháp hội ngày hôm nay và có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện trong ba năm qua của bản thân để tìm ra những thiếu sót trong tu luyện và từ đó tinh tấn hơn lên như Sư phụ đã giảng.

Năm 2013, tôi thật may mắn khi tình cờ đọc được cuốn Chuyển Pháp Luân. Lúc đó tôi có một cảm giác rất mạnh mẽ: mình đang được đột ngột đánh thức. Đại Pháp đã giúp tôi hiểu được ý nghĩa chân chính của việc làm người, đó chính là phản bổn quy chân.

Trước đó, trong đau khổ truy tìm giải thoát, tôi đã từng quy y Phật giáo hai lần. Thì ra trước đây tôi luôn sống ở trong mê. Tôi thấy mình thật may mắn khi cuối cùng đã tìm được chân Pháp và có thể bước ra khỏi cái mê của cõi người.

Sư phụ đã cứu tôi ra khỏi bể khổ của nhân gian trong nghiệp cuộn lấy nghiệp. Vì vậy, tôi đã có một quyết định nghiêm túc và trịnh trọng nhất của cuộc đời: đi trên con đường tu luyện và theo Sư phụ trở về nhà.

Mặc dù thời gian ba năm tu luyện không phải là dài, nhưng tôi cảm nhận được một cách sâu sắc tính nghiêm túc và cấp bách của tu luyện, do vậy, tôi không dám lười biếng dù chỉ một chút. Tôi luôn tận sức tu luyện bản thân, làm tốt ba việc, giảng chân tướng cứu người và hoàn thành thệ ước.

Dưới đây tôi xin chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của tôi về hai phương diện: giảng chân tướng cứu người và tu luyện tâm tính.

Giảng chân tướng cứu độ chúng sinh

Sư phụ giảng trong bài “Hãy vứt bỏ tâm con người và hãy cứu độ thế nhân” trong Tinh Tấn Yếu Chỉ III:

“Đã mang danh đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, [thì] giải thoát cá nhân không phải là mục đích tu luyện; [mà] cứu độ chúng sinh mới là đại [thệ] nguyện của chư vị khi đến [cõi người nơi] đây, và là trách nhiệm và sứ mệnh mà lịch sử đã giao phó cho chư vị; do đó, một lượng lớn các chúng sinh đã trở thành đối tượng mà chư vị [cần] cứu độ. Các đệ tử Đại Pháp không được cô phụ trách nhiệm vĩ đại đã được giao phó cho chư vị trong Chính Pháp, càng không được để bộ phận chúng sinh đó phải thất vọng; chư vị đã là hy vọng duy nhất cho việc họ có thể tiến nhập sang tương lai được hay không; vậy nên, tất cả các đệ tử Đại Pháp, học viên mới và cũ, đều phải có hành động; bắt đầu toàn diện giảng thanh chân tướng.”

Sư phụ cũng giảng trong “Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Miền Tây Mỹ quốc năm 2013”:

“Dù sao đi nữa, Đại Pháp hồng truyền, hiện nay tôi vẫn đang bảo chư vị cứu độ chúng sinh. Còn về tương lai sẽ ra sao, thì tương lai xem. Trước mắt đệ tử Đại Pháp chính là cần cứu người, cho nên tôi vẫn luôn nhìn xem tình huống các nơi giảng chân tướng. Có một số điểm giảng chân tướng làm được rất tốt. Hiện nay càng ngày càng nhiều đoàn du khách [từ Trung Quốc] Đại Lục, đó chính là an bài người ta thay đổi hoàn cảnh để nghe chân tướng. Kỳ thực ở các điểm chân tướng mới là tuyến thứ nhất, tuyến đầu của giảng chân tướng. Một số khu vực chúng ta đã buông bỏ việc này, [vì] bận rộn [làm] hạng mục khác. Đương nhiên cũng có hiệu quả, đều nên làm, các hạng mục của đệ tử Đại Pháp thì tôi đều khẳng định, giảng chân tướng cứu người đều có thể có tác dụng, nhưng hiện nay có nhiều đoàn du khách đến thế, nhất là những người từ Trung Quốc Đại Lục vốn chưa nghe chân tướng.”
“Thời kỳ Chính Pháp rất nhiều sự việc đều không đơn giản, hơn nữa đều không đơn nhất đâu, việc mà Thần an bài đều là nhiều nhân tố trùng [điệp]. Người ta ra nước ngoài, họ ở trong nước chưa nghe chân tướng, phải chăng đó là để họ ra nước ngoài để nghe chân tướng? Chư vị không thể buông bỏ những người đó, cho nên chúng ta ở các khu vực thì các điểm giảng chân tướng cho du khách vẫn phải làm cho tốt.”

Tôi may mắn được tham dự Pháp hội Quốc tế Miền Tây Mỹ quốc năm 2013. Sau Pháp hội, tôi ngộ ra rằng mình cần tham gia vào các hạng mục giảng chân tướng, vì vậy tôi đã cùng một số đồng tu ở địa phương đi giảng chân tướng trực diện cho người Trung Quốc tại sân bay.

Đối với tôi, đây là cơ hội vô cùng trân quý để đề cao tâm tính. Ban đầu, tôi chỉ đơn giản phân phát báo chí bởi tôi không đủ tự tin và cảm thấy rất khó nói chuyện với người khác. Tôi cho rằng do tôi sinh ra và lớn lên ở Đài Loan và chưa từng sinh sống ở Trung Quốc, nên tôi không hiểu tư duy của người Đại lục.

Hơn nữa, người Trung Quốc đại lục được nuôi dưỡng trong môi trường văn hóa đảng luôn cổ vũ người ta đấu với trời, với đất, và với người, nên ai ai cũng có tài ăn nói và thiện biện; ngược lại, tôi vốn khẩu tài không tốt và sợ nhất là tranh luận với người khác. Tuy nhiên, các đồng tu đã khuyến khích và cổ vũ tôi nói chuyện với họ.

Sư phụ giảng trong cuốn Chuyển Pháp Luân:

“Tu tại tự kỷ, công tại Sư phụ.”

Khi tôi thực sự xuất tâm cứu người, Sư phụ sẽ giúp. Vì vậy, tôi bắt đầu giảng chân tướng bằng cách học thuộc lòng những gì cần nói. Dần dần, tôi có thể xử lý và chuyền đổi thông tin một cách linh hoạt cho phù hợp với từng đối tượng, từng phản ứng và hoàn cảnh khác nhau.

Càng giảng chân tướng nhiều, tôi càng trở nên tự tin. Bây giờ, tuần nào tôi cũng đến sân bay quốc tế Los Angeles ba đến bốn ngày để giảng chân tướng trực diện.

Hàng ngày, tôi đều chăm chỉ học Pháp và luyện công. Là một học viên mới, tôi dành hai đến ba tiếng mỗi ngày để đọc sách Chuyển Pháp Luân và kinh văn khác của Sư phụ. Tôi luyện công vào ban đêm sau khi phát chính niệm.

Mỗi lần đến sân bay giảng chân tướng, thời gian cả đi và về của tôi là ba tiếng đồng hồ nếu giao thông thuận lợi, và chi phí đi lại bằng phương tiện công cộng là 20 đô la. Tôi thường mang theo một chiếc va-ly nhỏ đựng đầy tài liệu giảng chân tướng, tự mình đến sân bay và tự đi về. Việc này có vẻ rất vất vả và cần phải hy sinh rất nhiều, nhưng trong tâm tôi biết rõ đây là cơ hội Sư phụ ban để tôi tạo dựng uy đức.

Tôi cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm giảng chân tướng cho người hữu duyên ở sân bay. Mỗi khi nhìn thấy người Trung Quốc, đầu tiên tôi nói với họ rằng tôi là một tình nguyện viên và có thể giúp đỡ họ. Tôi hướng dẫn họ tìm nơi chuyển chuyến bay, gọi taxi, tìm hành lý, hộ chiếu hay ví tiền bị thất lạc. Hơn nữa, tôi còn hỗ trợ họ liên lạc với họ hàng bạn bè ở Mỹ. Như vậy tôi có thể trò chuyện với họ một cách rất tự nhiên. Họ cũng dễ dàng tiếp nhận chân tướng khi được chứng kiến thái độ hòa nhã của đệ tử Đại Pháp.

Khi gặp khách du lịch đến từ Trung Quốc Đại lục, tôi luôn nhắc nhở họ: “Con người làm gì, trời đều đang nhìn, thiện ác hữu báo.”

Tôi nhận ra rằng nhiều người theo chủ nghĩa vô thần không tin vào thiện ác hữu báo. Nhưng hầu hết những người hữu duyên mà tôi gặp và giảng chân tướng trong những tháng vừa qua đều nói với tôi rằng: “Con người làm gì, trời đều đang nhìn, thiện ác hữu báo.” Họ đều tin vào nhân quả báo ứng.

Tôi nhận thấy đây là dấu hiệu con người đang thức tỉnh và hoàn cảnh chung đang cải biến. Tôi bỗng ngộ ra rằng sự từ bi của Sư phụ đã giúp các đệ tử nhận thức được tầm quan trọng của việc giảng chân tướng tại các điểm du lịch.

Những gì chúng ta làm được mỗi ngày thoạt nhìn không có ý nghĩa, hiệu quả dường như cũng không lớn, nhưng chỉ cần một người minh bạch chân tướng, đồng thời mặt thiện của họ được thức tỉnh, không những họ được đắc cứu, mà chân tướng cũng sẽ theo họ phiêu diêu qua biển, qua núi, đi theo họ về các thành phố, thị xã, làng mạc, vùng núi xa xôi, hoặc trên đại thảo nguyên. Họ sẽ nói chân tướng cho người thân và bằng hữu, như vậy có thể cứu rất nhiều sinh mệnh.

Cảm ơn Sư tôn đã cho đệ tử cơ hội như vậy!

Giảng chân tướng bằng cách nói về sở thích của người khác

Một lần tôi gặp ba người đàn ông và một phụ nữ đang chờ chuyến bay khứ hồi về Trung Quốc. Sáu tiếng nữa chuyến bay của họ mới khởi hành, vì vậy, tôi bắt đầu trò chuyện với họ. Một người đàn ông nói ông đã từng đến Đài Loan. Tôi hỏi, ông có ấn tượng gì về Đài Loan. Ông nói ông rất thích đất nước này.

Ông từng một mình đi du lịch 15 ngày ở Đài Loan, ngay từ ngày đầu tiên ông đã có ấn tượng rất sâu sắc. Hôm đó, ông bắt xe buýt đến thành phố Hoa Liên và để quên hành lý trên xe. Khi không thấy túi xách đâu, ông đã nhờ nhân viên ở bến xe tìm giúp. Nhân viên bến xe nhanh chóng gọi điện cho lái xe và nói chuyện với anh. Người lái xe tìm thấy chiếc túi trên xe buýt của mình và đã liên lạc với một lái xe khác có chuyến đi qua Hoa Liên. Trên đường đi qua Hoa Liên, người lái xe kia đã dừng lại và đưa túi cho ông.

Chiếc túi đã trở về với chủ của nó trong vòng một tiếng đồng hồ. Người đàn ông nói rằng nếu chuyện này mà xảy ra ở Trung Quốc thì có lẽ ông đã không lấy lại được chiếc túi, bởi trong đó có rất nhiều tiền mặt.

Ông nói ông rất cảm kích trước sự thiện lương và thuần phác của người Đài Loan. Tôi tiếp lời ông và nói rằng từ xưa Trung Quốc vốn mệnh danh là vùng đất “lễ nghi chi bang”, dân tộc Trung Hoa vốn có truyền thống nhiệt tình hiếu khách.

Khổng Tử nói: “Thật vinh hạnh khi có bằng hữu từ phương xa tới.” Nhưng điều này đã thay đổi sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐSCTQ) lên cầm quyền, đặc biệt là sau Cách mạng Văn hóa. Văn hóa truyền thống 5.000 năm của Trung Hoa đã bị hủy diệt. Trong suốt 60 năm thống trị, ĐCSTQ với bản chất giả, ác, đấu đã gieo rắc nỗi sợ hãi cho người dân Trung Quốc, khiến họ sợ không dám nói thật.

Ngược lại, người Đài Loan được thừa hưởng văn hóa truyền thống dân tộc Trung Hoa. Họ tin vào sự tồn tại của Thần và Phật. Hàng triệu người Đài Loan tu luyện Pháp Luân Công trong khi đó Pháp Luân Công lại bị đàn áp, bôi nhọ, và bức hại ở Trung Quốc.

Ở Đài Loan nhiều người như vậy tu luyện Pháp Luân Công và thực hành theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, nên toàn xã hội cũng được thụ ích. Đó là lý do tại sao ông thấy xã hội Đài Loan hài hòa như vậy. Ngược lại, ĐCSTQ tuyên dương thuyết vô thần khiến người ta việc xấu gì cũng dám làm mà không sợ hậu quả, thậm chí còn đi xa đến mức cưỡng bức thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công. Thực ra, việc làm của họ đã bị vạch trần trên toàn thế giới. Họ làm vậy chính là đang tự đào mồ chôn mình.”

Sau khi nghe tôi giảng, người đàn ông rất tức giận và nói: “ĐCSTQ sẽ kết thúc, không ai có thể cứu nổi nó.” Sau đó, tôi đã giúp ông làm tam thoái và chúc ông có một tương lai tươi sáng. Tôi chắp hai tay trước ngực và nói: “Pháp Luân Đại Pháp hảo. Chân-Thiện-Nhẫn hảo” Người đàn ông và những người đi cùng ông cũng chắp tay trước ngực cảm ơn tôi.

Trực tiếp giải quyết từng trường hợp hiểu lầm

Một lần, tôi gặp một doanh nhân trông rất lịch sự. Ông có tướng mạo đoan chính, ăn mặc chỉnh tề, đang ngồi ở tiền sảnh của sân bay chờ người nhà đến đón. Tôi hỏi ông có muốn đọc tài liệu chân tướng không. Ông từ chối nhưng vẫn mời tôi ngồi xuống.

Ông nói với tôi rằng ông đã đến nhiều nước và thấy các học viên Pháp Luân Công trưng bày tranh ảnh về cuộc bức hại tại các điểm du lịch. Ông nói: “Các bạn làm vậy sẽ gây tổn hại đến hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế.”

Tôi bình tĩnh đáp lại: “Chúng tôi phơi bày tội ác của ĐCSTQ, phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công, và giảng chân tướng cho người Trung Quốc. Hy vọng, việc này sẽ giúp chấm dứt cuộc bức hại tàn ác và phi nhân tính này.”

“Nguyên lý của Pháp Luân Công là Chân-Thiện-Nhẫn. Chúng tôi là đoàn thể những người tu luyện hòa bình thiện lương, tu tâm hành thiện.”

“ĐCSTQ tàn ác đến mức thậm chí còn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công hòng kiếm lợi nhuận. Việc làm này của họ đã bị phơi bày trên toàn thế giới với đầy đủ bằng chứng.”

“Tháng 6 năm nay, Nghị viện Mỹ đã thông qua Nghị quyết 343, lên án hành vi thu hoạch nội tạng từ những tù nhân lương tâm, trong đó có các học viên Pháp Luân Công.”

Sau đó, tôi kể cho ông về cuộc bức hại Pháp Luân Công kéo dài 17 năm ở Trung Quốc, trong đó hàng vạn, thậm chí hàng triệu học viên Pháp Luân Công bị giết để cướp nội tạng. Tội ác này được miêu tả là “chưa từng có ở nhân loại”.

Tôi nói thêm rằng những gì ĐCSTQ làm khiến trời nổi giận, người cũng phẫn nộ, cuối cùng sẽ phải nhận quả báo.

Nghe xong, ông vô cùng chấn động và đồng tình với tôi rằng ĐCSTQ sẽ sớm gặp ác báo. Sau khi minh bạch chân tướng, ông đã đồng ý tam thoái.

Một lần khác, tôi gặp một nhân viên điều tra thuế của thành phố Thẩm Quyến. Ông rất có định kiến với các học viên Pháp Luân Công. Lúc ở sân bay, tôi thấy ông không hiểu câu hỏi của người lái xe buýt nên đã tiến đến và phiên dịch giúp ông.

Tôi giới thiệu tôi làm nghề môi giới bất động sản và di cư từ Đài Loan sang Mỹ cách đây vài năm. Sau đó, chúng tôi nói chuyện về bất động sản, kinh tế, chính trị và các vấn đề khác ở Mỹ. Rồi tôi nói tôi là một học viên Pháp Luân Công. Ông nói rằng ông đã gặp một số học viên Pháp Luân Công ở các điểm du lịch, họ nói những điều không tốt về ĐCSTQ và hối thúc ông thoái đảng, nhưng ông đã từ chối và không muốn nghe họ. Tôi thấy thái độ của ông đối với Đại Pháp như vậy thật không tốt.

Tôi liền giải thích rằng họ khuyên ông thoái đảng là muốn tốt cho ông, giúp ông vạch định ranh giới với nó, và không muốn ông làm con dê thế mạng cho nó. Tôi cũng giảng rằng cả thế giới đều biết ĐCSTQ đã làm ra bao nhiêu tội ác đối với người dân Trung Quốc. Họ thậm chí còn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ những người còn sống để kiếm lợi nhuận. Điều này chẳng phải phi nhân tính sao? Thực ra họ đang đào mồ chôn chính mình.

Cuối cùng, ông đã minh bạch chân tướng và đồng ý thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Ông còn nói rằng ông muốn trở thành một người tốt và chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Khi xuống xe buýt, ông đã cảm ơn tôi.

Giảng chân tướng cứu độ chúng sinh mọi lúc mọi nơi

Trong bài “Giảng Pháp tại Tết Nguyên Tiêu năm 2003”, Sư phụ giảng:

“Tôi bảo chư vị, tất cả con người thế gian toàn thế giới đều từng là thân nhân của tôi…“

Mỗi khi gặp người hữu duyên, nhìn vào mắt đối phương, tôi có cảm giác như chúng tôi đã từng quen nhau. Tôi tự nhủ họ đều là thân nhân của Sư phụ, vì thế cũng là thân nhân của tôi.

Trong tu luyện, không điều gì là ngẫu nhiên, mọi thứ đều đã được an bài có mục đích. Vì vậy, chúng ta cần nắm bắt từng cơ hội thoáng qua để cứu độ những chúng sinh đã ký thác hy vọng vào chúng ta. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể theo Sư phụ trở về mà không để lại bất kỳ hối tiếc gì.

Một hôm, ở một trung tâm thương mại, tôi tình cờ gặp ba cháu học sinh cỡ chừng 13 tuổi đến từ Trung Quốc Đại lục. Khi các cháu biết tôi là một học viên Pháp Luân Công, một cháu hỏi tôi: “Cô ơi tại sao Pháp Luân Công được tự do tu luyện ở khắp nơi ngoài Trung Quốc nhưng lại bị cấm ở Trung Quốc?”

Tôi nói đó là một câu hỏi rất hay. Tôi bảo với cháu rằng Pháp Luân Đại Pháp tu Chân-Thiện-Nhẫn, dạy người làm việc thiện, trở thành người tốt, biết hướng nội khi gặp mâu thuẫn, biết nghĩ cho người khác, khi gặp khó khăn cũng không oán thán. Hơn nữa, tu luyện Pháp Luân Đại Pháp còn giúp cơ thể khỏe mạnh và cân đối.

Tôi nói thêm rằng Pháp Luân Đại Pháp là pháp môn tu luyện thượng thừa của Phật gia, có nhiều cống hiến tích cực cho xã hội, đã hồng dương và được chào đón ở khắp nơi trên thế giới.

Ngược lại, ĐCSTQ tuyên dương giả, ác, đấu. Đó là lý do nó bức hại Pháp Luân Công. “Các cháu cần phân biệt đâu là tốt đâu là xấu,” tôi nói. “Các cháu hãy thoái xuất khỏi các tổ chức liên đới của ĐCSTQ, khi lớn lên hãy phục vụ tổ quốc và nhân dân, làm việc thiện chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn, các cháu sẽ có tương lai tươi sáng.”

Sau khi nghe tôi giảng, các cháu đã thoái xuất khỏi ĐCSTQ và cung kính cảm ơn tôi.

Một hôm, khi ở trên xe buýt, một thanh niên trẻ ngồi cạnh tôi cho tôi xem địa chỉ của một khách sạn và hỏi tôi đường đến đó. Thế là chúng tôi bắt đầu nói chuyện với nhau. Anh ấy làm nhân viên giám sát phòng nhân sự cho một hãng hàng không nhà nước. Anh nói rằng mình mới tốt nghiệp đại học và vừa đi làm.

Anh thấy ĐCSTQ rất tham ô hủ bại và toàn xã hội thì trở nên méo mó. Anh còn nghe nói có một vị phụ huynh ở một trường cấp một đã đề nghị các phụ huynh khác cùng góp tiền để mua tặng thầy giáo một chiếc ô tô.

Anh nói anh vô cùng hối tiếc vì đã quyết định gia nhập ĐCSTQ. Tôi nói với anh rằng hầu hết các nước cộng sản khác đều đã phá bỏ chế độ cộng sản độc tài và hủy diệt nhân tính này, và chuyển sang chế độ dân chủ mà không có đổ máu cũng không có náo động xã hội.

Hiện, chỉ còn mỗi Trung Quốc, Việt Nam và Bắc Triều Tiên là còn duy trì chế độ cộng sản. Tôi còn nói với anh rằng nhiều bệnh viện nhân sự và quân sự ở Trung Quốc còn liên đới đến tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công. Tôi hỏi anh: “Anh có nghĩ rằng ĐCSTQ đang tự đào mồ chôn mình không?”

Sau khi nghe tôi giảng chân tướng, ngay lập tức, anh đã thoái xuất khỏi ĐCSTQ mà không lưỡng lự. Khi chúng tôi xuống xe buýt, tôi đã đi bộ cùng anh qua hai dãy phố cho đến lúc anh tìm thấy khách sạn. Anh chân thành cảm ơn tôi. Tôi nói: “Hãy cảm ơn Sư phụ của tôi!”

Khẩn trương cứu người, không bõ lỡ dù chỉ một cơ hội

Một hôm, tôi đang đi bộ qua nhà đón khách số 4 của sân bay sang nhà đón khách số 5, bỗng nhiên một cánh cửa mở ra. Bước ra là một nhóm khoảng 15 người mặc comple đen, xách valy đen, sắc mặt nghiêm túc, không nói chuyện với nhau.

Phía trước họ có hai người khác mặc y phục thường ngày hướng dẫn họ băng qua đường. Tôi nhanh chóng đoán được họ là cán bộ cấp cao đến từ Trung Quốc. Cầm báo giảng chân tướng trên tay, tôi bình tĩnh đi theo họ.

Tôi lịch sự mời một người đàn ông trung tuổi cầm báo. Ông không trực tiếp nhìn tôi nhưng liếc nhìn tờ báo, ngừng một giây rồi nhận.

Theo đà đó, tôi đã phát được hai tờ báo cho hai người nữa. Một lát sau, tất cả họ đều băng qua đường và lên một chiếc xe buýt đang chờ sẵn. Toàn bộ quá trình chỉ diễn ra trong vòng một đến hai phút. Tôi cảm thấy mình thật may mắn vì đã chớp được cơ hội này để phân phát tài liệu giảng chân tướng.

Trước đây, nếu nhìn thấy một nhóm người như vậy, tôi thậm chí sẽ không bước đến phía họ vì tôi nghĩ rằng họ được hưởng lợi từ hệ thống tham ô mục nát của ĐCSTQ nên sẽ không tiếp nhận tài liệu giảng chân tướng.

Bây giờ, tôi cảm nhận được rằng thời kỳ Chính Pháp đang tăng tốc, thời gian cũng đang rất gấp và cấp bách. Ý niệm cứu người của tôi rất mạnh mẽ nên tôi không muốn đánh mất một cơ hội nào. Tôi hy vọng báo giảng chân tướng sẽ giúp họ minh bạch sự thật và đặt cơ sở cho việc họ được đắc cứu trong tương lai.

Chúng sinh thức tỉnh

Một lần tôi gặp một cặp vợ chồng trẻ đưa theo cô con gái sáu tuổi sang Mỹ du lịch. Vừa bước xuống máy bay, họ đã nhận báo của tôi. Hai tuần sau, tôi gặp lại họ ở sân bay khi họ đang chờ chuyến bay về Trung Quốc.

Khi tôi cầm báo tiến đến phía họ, ngay lập tức họ nhận ra tôi. Người chồng nói: “Chị còn nhớ chúng tôi chứ? Nhìn này, đây là báo mà chị đã đưa cho chúng tôi.” Anh ấy lấy trong túi ra một tờ báo giảng chân tướng được gấp cẩn thận thành một hình vuông nhỏ vừa lòng bàn tay.

Anh ấy nói rằng anh định mang nó về nhà, sao chép, và phân phát cho bạn bè và người thân. Anh hỏi tôi làm như vậy có được không.

Lúc ấy tôi vô cùng cảm động. Tôi nói “Chắc chắn gia đình anh sẽ bình an trở về nhà vì sẽ được Thần Phật phù hộ. Những gì con người làm, trời đều đang nhìn, thiện ác có báo. Tôi sẽ giúp cả gia đình anh thoái xuất khỏi ĐCSTQ trên mạng bằng hóa danh. Anh hãy nhớ niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”. Gia đình anh thiện lương như vậy, Thần Phật sẽ phù hộ.”

Sau đó, cả gia đình đã đồng ý thoái xuất khỏi ĐCSTQ và cảm ơn tôi. Có lẽ, tờ báo giảng chân tướng mà anh mang về Trung Quốc đã được phân phát cho thân bằng hảo hữu của anh và mang đến hy vọng tốt đẹp cho họ.

Khi giảng chân tướng ở sân bay, tôi không còn để ý xem tôi đã phát được bao nhiêu tờ báo. Tôi đã trừ bỏ được tâm tự phụ và hiển thị. Tôi ngộ ra rằng tất cả trí huệ và năng lực làm hạng mục của chúng ta đều là do Sư phụ ban và tất cả thành tựu thu được đều là theo an bài của Sư phụ. Tham gia các hạng mục giảng chân tướng cũng chính là Sư phụ từ bi cho chúng ta cơ hội đề cao trong tu luyện. Tôi nhất định sẽ gấp rút trong tu luyện để theo kịp tiến trình Chính Pháp và không cô phụ sự kỳ vọng của Sư phụ.

Tu luyện tâm tính

Trong bài “Lời nhắc nhở” gửi các đệ tử Đại Pháp tham dự Pháp hội miền Trung Mỹ quốc, Sư phụ giảng:

“Đệ tử Đại Pháp đảm bảo được việc tu luyện hàng ngày là điều tất yếu, giảng chân tướng và cứu người là sứ mệnh của đệ tử Đại Pháp. Trên con đường tiến đến viên mãn, thiếu đi một trong hai [việc] đều không thể được. Làm được ra sao chính là [phản ánh] trạng thái tu luyện tinh tấn hay không. Hình thức xã hội có thể thay đổi, nhưng yêu cầu của tu luyện sẽ vĩnh viễn không thể thay đổi, bởi vì đó là tiêu chuẩn của vũ trụ, là tiêu chuẩn của Đại Pháp.”

Sư phụ cũng giảng trong cuốn Chuyển Pháp Luân:

“Tu luyện chân chính là tu thẳng cái tâm của chư vị, gọi là ‘tu tâm tính’. Ví dụ như, chúng ta trước mâu thuẫn giữa người với người, trước thất tình lục dục của cá nhân, [và] các thứ dục vọng, ta [đều] coi nhẹ. Trong khi chỉ vì lợi ích cá nhân mà tranh mà đấu, chư vị lại muốn tăng công, nói chuyện sao dễ vậy! Chư vị nào có khác chi người thường? Chư vị làm sao có thể tăng công? Vậy phải coi trọng tu luyện tâm tính, [thì] công của chư vị mới có thể tăng, tầng [của chư vị] mới có thể đề cao lên được.”

Tôi ngộ ra rằng quá trình giảng chân tướng cũng là một cơ hội tốt cho tôi đề cao tâm tính. Khi giảng chân tướng trực diện ở sân bay, tôi đã buông bỏ được tâm tranh đấu và tâm sợ mất thể diện.

Bất kể đối phương giữ quan điểm gì, tôi vẫn có thể kiên nhẫn nghe họ và dựa theo đó để giảng chân tướng. Thậm chí khi bị cự tuyệt và tỏ thái độ, tôi vẫn luôn giữ tâm thái hòa nhã và không quên chúc phúc cho họ, bởi vì để lại cho họ một ấn tượng tốt đẹp về phẩm chất cao thượng của đệ tử Đại Pháp cũng là một điều trọng yếu. Tôi hy vọng họ có thể được đắc cứu trước khi thời kỳ Chính Pháp kết thúc.

Ở sân bay, đôi lúc tôi tình cờ gặp lại một số bằng hữu tôi quen từ lúc trước khi tôi bắt đầu tu luyện. Nhìn họ miễn cưỡng mỉm cười với tôi, tôi có thể đoán được họ đang nghĩ gì. Trước kia, trong mắt họ tôi là một phụ nữ khôn khéo, mạnh mẽ, có lý tưởng, có khát vọng. Có lẽ họ đang không hiểu tại sao tôi lại đi phân phát báo chí về Pháp Luân Công ở sân bay.

Người thường không thể lý giải tại sao chúng ta tu luyện và chúng ta tu luyện vì mục tiêu gì. Tôi không hy vọng bằng hữu cũ của tôi có thể lý giải được. Tôi chỉ mỉm cười đáp lại họ rồi tiếp tục phân phát báo. Tôi biết đây là cơ hội tốt để tôi buông bỏ tâm danh và tâm hư vinh của mình.

Đôi khi cùng bạn bè ăn cơm, tôi thấy họ luôn thích khoe khoang sự giàu có và khả năng kiếm tiền của mình, hoặc khoe túi xách, quần áo, kính mắt, đồ trang sức, hay những chuyến du lịch đắt tiền. Khi nói, cử chỉ của họ luôn sinh động và khuôn mặt luôn hớn hở. Tôi chỉ lẳng lặng nghe và tuyệt đối không động tâm. Tôi nghĩ chính mình trước kia cũng sống trong mê giống họ, cả đời vất vả khổ cực truy cầu danh lợi. Kết quả là, không những không đạt được mà còn tạo một thân đầy nghiệp lực.

Lúc ở sân bay, tôi thường không mang theo danh thiếp. Khi một số người biết tôi làm môi giới bất động sản, họ thường xin tôi danh thiếp để có thể liên lạc lúc cần mua nhà. Tôi giải thích rằng tôi đến sân bay là để làm tình nguyện chứ không phải làm bất động sản. Tôi biết rõ đây là cơ hội để tôi trừ bỏ tâm cầu lợi.

Sau khi đắc Pháp không lâu, tôi đã tham gia vào hạng mục quảng bá Shen Yun. Tôi được phân công bán vé tại quầy ở một trung tâm thương mại. Lúc đầu, tôi rất quan tâm đến việc mình bán được bao nhiêu vé. Cảm xúc của tôi cứ lên xuống phập phồng. Càng bán được nhiều vé, tôi càng đắc chí và nghĩ rằng mình thật giỏi. Khi bán được ít vé đi, tôi liền rầu rĩ không vui và cảm giác thật mất mặt. Thông qua học Pháp, tôi ngộ ra rằng đó là tâm hiển thị, hoan hỷ, và ẩn giấu sâu hơn là tâm tật đố đối với những đồng tu bán được nhiều vé hơn. Dần dần, tôi đã buông bỏ được những tâm chấp trước này; cho dù bán được bao nhiêu vé, tôi đều yêu cầu bản thân bảo trì tâm thái hòa ái.

Sư phụ giảng trong cuốn Chuyển Pháp Luân:

“Làm người tu luyện chân chính có quyết tâm, họ có thể Nhẫn được vững chắc; với các chủng lợi ích trước mắt họ có thể vứt bỏ các tâm chấp trước, có thể coi chúng rất nhẹ, chỉ [những ai] có thể làm được như thế thì mới thấy không khó. Người nào mà nói là khó, thì chính là vì họ không vứt bỏ được những thứ ấy.”

Tôi có một con trai năm tuổi. Tôi tin rằng cháu là do Sư phụ an bài để giúp tôi tu bỏ tâm nóng vội, tâm dễ cáu giận, và không ôn nhu. Bây giờ, mỗi khi cảm thấy mình đang nổi nóng với con trai, hầu hết tôi có thể nhớ ra mình là người tu luyện và cần phải giữ vững tâm tính.

Đầu tiên tôi bình tĩnh lại và sau đó kiên nhẫn và nhẹ nhàng phân tích phải trái cho con. Đôi lúc, tôi vẫn thiếu kiên nhẫn với cháu. Một lần, sau khi tôi nổi cáu với cháu, cháu liền nói với tôi: “Mẹ ơi, nếu mẹ tức giận thì sẽ không đến được thế giới Pháp Luân đâu ạ.”

Tôi rất kinh ngạc khi nghe cháu nói như vậy. Tôi nghĩ nhất định Sư phụ đã mượn lời nói của cháu để điểm hóa cho tôi. Để giáo dục con trai được tốt, tôi phải trở thành một tấm gương tốt và chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn để ước thúc chính mình.

Tôi đã trở nên kiên nhẫn, ôn nhu, và điềm tĩnh hơn. Khi con trai tôi có hành vi chưa tốt, tôi thường nói chuyện với con bằng ngữ khí nghiêm túc và lý trí. Bây giờ, thỉnh thoảng tôi còn dắt cháu đến sân bay giảng chân tướng. Cháu còn giúp tôi kéo chiếc va-ly đựng đầy tư liệu.

Mỗi khi mâu thuẫn đột nhiên xuất hiện, tôi hiểu bản thân mình cần tiếp tục đề cao. Một hôm, con trai tôi sang nhà bạn chơi. Đến giờ về, cháu khóc không chịu đi lại còn đánh tôi. Tôi đã lên giọng răn dạy với cháu.

Sau khi chúng tôi lên xe, tôi nói với cháu rằng hôm nay cháu cư xử rất tệ, vì vậy khi về nhà cháu sẽ không được chơi đồ chơi.

“Mẹ cũng vừa lớn tiếng với con!” cháu nói. Tôi bắt đầu hướng nội. Đúng vậy, lẽ ra tôi không nên lớn tiếng với cháu. Là người tu luyện, trong bất kỳ tình huống nào, tôi cũng cần giữ tâm thái hòa ái và từ bi. Khi về đến nhà, tôi nấu cơm cho cháu ăn. Sau đó, cháu làm bài tập về nhà mà không khóc đòi đồ chơi. Tôi ngộ ra rằng trạng thái tu luyện của chúng ta sẽ ảnh hưởng đến hoàn cảnh xung quanh; khi gặp mâu thuẫn, chúng ta biết hướng nội tìm thì hoàn cảnh sẽ thực sự thay đổi.

Tôi và chồng đã ly hôn, nhưng chúng tôi cùng chia sẻ nghĩa vụ chăm sóc con. Cứ hai ngày cháu ở với tôi, thì hai ngày cháu lại ở với bố của cháu. Khi cháu ở với tôi, cháu thích sử dụng điện thoại di động của tôi. Cuối năm ngoái, cháu bắt đầu học văn tự tiếng Trung và có thể gõ một vài ký tự đơn giản như “nhớ bố”, “yêu bố”, tên của chúng tôi, v.v.. Khi cháu gửi tin nhắn cho bố của cháu, tôi nhìn thấy nội dung tin nhắn và cảm thấy ghen tị, khó chịu, và tức giận bởi vì tôi cảm thấy cháu yêu bố hơn tôi. Con trai tôi không hiểu tại sao tôi lại tức giận với cháu. Sau khi hướng nội, tôi nhanh chóng nhận ra tâm vị tư và tật đố của mình.

Tôi thấy thật hổ thẹn. Là mẹ, nhưng tôi đã không để ý đến cảm xúc và nhu cầu của con trai. Con trai muốn có tình thương của người bố và cần cả hai bố mẹ là điều hết sức bình thường. Nếu thực sự vì con trai mà suy nghĩ, thì tôi sẽ phải để cháu lớn lên trong một môi trường có sự yêu thương cân bằng của cả bố lẫn mẹ. Từ đó, tôi không bao giờ cảm thấy ghen tị với tình phụ tử của hai cha con. Mỗi khi tôi thấy họ vui vẻ bên nhau, tôi thật sự cảm thấy hạnh phúc.

Trước kia, khi ly hôn với chồng, tôi cảm thấy bị tổn thương sâu sắc và rất hận anh. Nhưng sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, thông qua không ngừng học Pháp, tôi đã minh bạch rằng giữa người với người là có quan hệ nhân duyên. Vì vậy, tâm oán hận của tôi đối với chồng đã dần dần giảm bớt, nhưng tôi vẫn phải trả món nợ của mình.

Sau khi ly hôn, tôi mới phát hiện rằng anh ấy đã cố tình không trả một khoản thuế bất động sản lớn và đẩy trách nhiệm cho tôi. Tôi muốn nói lý lẽ với anh, nhưng tôi nhớ Sư phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân:

“…những người tu luyện chúng ta giảng ‘tuỳ kỳ tự nhiên’; cái gì của chư vị thì sẽ không mất, cái gì không của chư vị thì chư vị [dù có] tranh [giành] cũng không được.”

Do vậy, tôi đã sử dụng thẻ tín dụng của mình trả hết hàng nghìn đô la tiền thuế bất động sản. Nhưng sau đó không lâu, anh ấy lại kiện tôi ra tòa và khăng khăng rằng tôi đã nợ tiền của anh. Trước ngày ra tòa, tôi đã gặp anh và hỏi tôi đã nợ anh bao nhiêu. Anh nói cho tôi một số tiền, và tôi đã viết cho anh một tấm chi phiếu.

Tôi nói với anh: “Luật sư của tôi nói tôi không thiếu nợ anh tiền. Tất cả hóa đơn mà anh khăng khăng rằng tôi nợ, thực tế là trách nhiệm của anh.” Anh nói anh biết điều này, nhưng anh vẫn cầm tấm chi phiếu của tôi.

Tôi không tranh luận với anh. Thực ra, anh là người khá thành công và có điều kiện kinh tế rất tốt. Còn tình trạng kinh tế của tôi sau khi ly hôn khá eo hẹp, duy trì cuộc sống sinh hoạt hàng ngày còn khó khăn, chứ chưa nói gì đến việc nuôi con.

Nhưng tôi lại tự nhắc nhở bản thân rằng mình là người tu luyện và cần hiểu rõ nguyên lý “bất thất giả bất đắc”. Do vậy, tôi cần giải quyết tốt các mối quan hệ với người thường và trả hết nợ.

Tôi thực tâm cảm ơn chồng cũ vì đã cho tôi cơ hội tu bỏ tâm chấp trước của mình đối với tiền bạc. Khi đề cao tâm tính, tôi cũng trừ bỏ đươc tâm oán hận đối với anh. Thái độ của tôi đối với anh cũng ngày càng bình thản và từ bi. Bây giờ, tôi cảm nhận rõ ràng rằng thái độ của anh đối với tôi cũng tốt hơn.

Trong quá trình tu luyện, trợ Sư chính Pháp, và cứu độ chúng sinh, tôi ngộ ra rằng xóa bỏ nhân tâm, đề cao tầng thứ, bước trên con đường tu luyện, và theo Sư phụ phản bổn quy chân mới thực sự là lý do đệ tử Đại Pháp đến thế giới này.

Khi chúng ta thực sự làm ba việc chiểu theo yêu cầu của Sư phụ, Sư phụ sẽ giúp chúng ta. Sư phụ giảng trong cuốn Chuyển Pháp Luân:

“Tu tại tự kỷ, công tại Sư phụ.”

Khi đối mặt với mâu thuẫn, nhân tâm của chúng ta sẽ nổi lên bề mặt. Tâm hiển thị, tật đố, oán hận, danh lợi, phán xét, tranh đấu, tự phụ, hoan hỷ, cố chấp, xao động, thiếu nhẫn nại… tất cả các tâm chấp trước đều cần phải xóa bỏ.

Ngoài ra, thân thể của chúng ta đều phản ứng ra đủ các loại cảm giác, như sợ lạnh, sợ nóng, sợ đau, sợ mệt… Đây đều là cảm giác của con người. Chúng ta cần coi nhẹ chúng, không nên quá chấp trước vào chúng.

Là một đệ tử Đại Pháp, con xin tạ ơn Sư phụ đã từ bi cứu độ. Con xin quyết tâm trừ bỏ nhân tâm, bước đi trên con đường tu luyện, dĩ Pháp vi Sư, tăng cường chính niệm, khẩn trương cứu độ chúng sinh, dốc lòng trợ Sư chính Pháp.

Con xin cảm ơn Sư phụ. Cảm ơn các bạn đồng tu.

(Bài chia sẻ tại Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp San Francisco 2016)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/10/26/336802.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/10/30/159749.html

Đăng ngày 28-2-2017; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share