Bài viết của Lan Linh, phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 14-2-2017] “Hiện nay, do không có các cuộc điều tra độc lập và miễn phí nên không có bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc đã thực sự chấm dứt nạn cưỡng bức thu hoạch tạng phi pháp và tàn bạo, đặc biệt là từ các học viên Pháp Luân Công, tín đồ Cơ đốc giáo và những tù nhân lương tâm khác”, Thượng Nghị sỹ Ý Maurizio Romani, Phó Chủ tịch Ủy ban Y tế phát biểu tại buổi họp báo ngày 7 tháng 2.

Cuộc họp báo do Viện hàn lâm giáo hoàng về khoa học của Vatican (PAS) tổ chức trong thời gian diễn ra Hội nghị chống buôn bán và cấy ghép tạng du lịch vào hai ngày 7 và 8 tháng 2.

“Trung Quốc đang tìm cách sử dụng Vatican để che đậy tội ác”

Cuộc họp được tổ chức nhằm phản hồi về Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc Hoàng Khiết Phu và chuyên gia phân phối tạng Vương Hải Ba đã được mời tới phát biểu tại hội nghị. Ông Hoàng đã tham gia vào việc Trung Quốc lấy các tù nhân lương tâm làm một ngân hàng tạng sống, đặc biệt là hệ thống giết tù nhân theo yêu cầu nhằm cung cấp tạng cho các ca phẫu thuật cấy ghép.

9beb1623cf925bbde184bbbd1d69389e.jpg

Thượng nghị sỹ Ý Maurizio Romani, Phó Chủ tịch Ủy ban Y tế, tại buổi họp báo ngày 7 tháng 2 năm 2017

Thượng nghị sỹ Romani cho biết ông Hoàng Khiết Phu đã cố gắng để che đậy nạn thu hoạch tạng cưỡng bức tràn lan ở Trung Quốc sau khi nhiều cuộc điều tra đã chứng minh được tội ác này tồn tại. Ông đã phát biểu tại cuộc họp báo: “Phủ nhận tội tác này chẳng khác nào nói rằng chủ nghĩa phát xít không tồn tại vậy”. Là một bác sỹ phẫu thuật và là thành viên của Hiệp hội các Bác sỹ chống Thu hoạch Nội tạng (DAFOH), ông đã đồng bảo trợ cho Luật (Số 2937) cấm buôn bán nội tạng. Luật này đã được nhất trí thông qua vào tháng 11 năm 2016. Ông cho biết Ý không phải là quốc gia đầu tiên thông qua đạo luật tương tự như vậy. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng vẫn cần phải có nhiều nỗ lực hơn nữa nhằm chấm dứt tội ác thu hoạch tạng tàn bạo này tại Trung Quốc.

“Trung Quốc đang tìm cách sử dụng Vatican để che đậy tội ác cưỡng bức thu hoạch tạng” – tờ la Repubblic, một tờ báo lớn của Ý, đưa tin. Tờ báo này trích dẫn một tuyên bố của DAFOH, cho biết không có bằng chứng nào cho thấy nạn thu hoạch tạng ở Trung Quốc đã chấm dứt trong khi việc mời đại diện của Trung Quốc tới hội nghị “lại khiến của chính hội nghị mất khả năng loại bỏ hình thức “nô lệ hiện đại” này”.

Phản ứng của cộng đồng quốc tế

Việc mời ông Hoàng và ông Vương tới hội nghị cũng bị các chuyên gia y tế và những người ủng hộ nhân quyền ở các quốc gia khác chỉ trích. Tiến sỹ Jacob Lavee, chủ tịch Hiệp hội cấy ghép của Israel khẳng định rằng: Cần phải có “một cơ quan quốc tế thích hợp và có quyền lực” để tiến hành các cuộc điều tra đột xuất và phỏng vấn người thân của những người hiến tạng tại Trung Quốc. Khi không có ai đứng ra chịu trách nhiệm cho những gì đã xảy ra thì sẽ không thể đảm bảo được việc cải tổ y đức” – báo cáo của tờ Christian Times, trích dẫn lời của Tiến sĩ Lavee về tình hình tại Trung Quốc đưa tin.

bf48d0a7ee052e96ad41d7c594b3b69a.jpg

Ông Martin Patzelt, nghị sỹ Nghị viện người Đức kiêm ủy viên Ủy ban Nhân quyền cho biết ông và các quan chức Đức khác sẽ tiếp tục làm việc nhằm giải quyết các vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc, đặc biệt là nạn cưỡng bức thu hoạch tạng.

Nghị sỹ nghị viện Đức Martin Palzelt làm việc tại Ủy ban Nhân quyền cho biết hội thảo tại Vatican là cơ hội cho giới lãnh đạo thế giới hối thúc Trung Quốc chấm dứt tội ác phi đạo đức của nước này. Ông cho biết Nghị viện Châu Âu đã thông qua Nghị quyết năm 2013 kêu gọi chấm dứt nạn cưỡng bức thu hoạch tạng. Hơn nửa số thành viên của Nghị viện Châu Âu (MEP) đã đồng ký bản Tuyên bố (2016/WD48) vào tháng 7 năm 2016 hy vọng chấm dứt tội ác do Chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn này.

Ông Nicholas Bequelin, giám đốc khu vực Đông Á của Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết các chuyên gia nghi ngờ tuyên bố của ông Hoàng về việc Trung Quốc cấm lấy tạng từ các tử tù, chủ yếu là vì nước này vẫn chưa xây dựng được một hệ thống tự nguyện hiến tạng quốc gia hiệu quả. Trong cuộc phỏng vấn với tờ The Guardian, ông Bequelin cho biết Trung Quốc không tuân thủ các khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới về biện pháp giúp các bác sỹ xác định được một người chết có hợp pháp hay không. Ông nói tiếp: “Người ta xử tử người này vào ngày này, giờ này bởi vì đó là khi bệnh nhân cần ghép tạng. Nhu cầu ghép tạng còn vượt xa số tạng có được”.

Thu hồi nghiên cứu từ Trung Quốc

Một số tạp chí y khoa đã xuất bản các bài báo về nạn thu hoạch tạng tại Trung Quốc. Trong một bài xã luận đăng trên Tạp chí Y khoa Anh ngày 7 tháng 2, Giáo sư về đạo đức lâm sàng tại Đại học Macquarie tại Sydney cho biết Trung Quốc chưa thông qua luật hay quy định mới nào để cấm việc thu hoạch tạng từ tù nhân, mà cũng chưa hủy bỏ quy định hiện hành nào về việc sử dụng tạng của các tù nhân. Các tù nhân vẫn là nguồn tạng hợp pháp nếu họ được coi như đã đồng ý trước khi tiến hành xử tử, do vậy việc này cho phép tiếp tục lấy tạng từ các tù nhân bị xử tử theo hoặc không theo đúng thủ tục”.

Sau một nghiên cứu từ Trung Quốc được đăng trên tờ Liver International vào năm ngoái, tạp chí chính thức của Hiệp hội Quốc tế về Nghiên cứu Gan, các chuyên gia y tế đã nghi ngại về nguồn tạng của 564 ca cấy ghép gan được thực hiện liên tiếp tại Đại học Zhejiang. Sau khi tác giả không cung cấp được bằng chứng chứng minh nguồn tạng này là từ những người hiến tạng tự nguyện, tạp chí này đã quyết định thu hồi lại nghiên cứu này.

Một báo cáo từ DAFOH ngày 6 tháng 2 cho biết: “Sự thiếu minh bạch của các nguồn tạng tại Trung Quốc là cái vỏ bọc lừa dối. Chưa thể xác định được đầy đủ mức độ của tội ác cưỡng bức thu hoạch tạng từ các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc. Vatican không nên bị lừa gạt bởi những cam kết xuông về việc cải cách của một chính phủ vô thần đã bức hại những người dân trọng đạo nhất của chính mình”.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/2/14/343083.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/2/16/162206.html

Đăng ngày 22-2-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share