Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 5-1-2017] Được bao quanh bởi một cái ao và cảnh quan nhiều màu sắc, Trung tâm Giáo dục Pháp luật thành phố Trường Sa nhìn giống như một trang trại hay một trại điều dưỡng. Trên thực tế nó là một tòa nhà kinh hoàng.

Thuộc thẩm quyền của Phòng 610 thành phố Trường Sa, nơi đây được chỉ định là một trung tâm tẩy não dưới vỏ bọc là trung tâm giáo dục pháp luật, nơi mà chính quyền địa phương đang cố gắng “chuyển hóa” các học viên Pháp Luân Công. Từ khi nó được thành lập vào năm 2002, hàng trăm học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ phi pháp và bị tra tấn ở đây.

Phiên tẩy não gần đây nhất diễn ra vào ngày 10 tháng 8 năm 2016 và kéo dài trong một tháng. Hơn 5 học viên vô tội bị biệt giam, bị giám sát nghiêm ngặt, bị tẩy não và bị ngược đãi với các hình thức khác nhau. Sau khi được thả các học viên có biểu hiện của triệu chứng rối loạn tâm thần.

Bắt giữ phi pháp

Trước một phiên tẩy não, các viên chức Phòng 610 thành phố Trường Sa ra lệnh cho các cơ quan chính phủ khác sách nhiễu và bắt giữ học viên.

Từ đầu tháng 7 năm 2016, rất nhiều học viên bị sách nhiễu ở nhà và nơi làm việc. Một số học viên đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân bị thẩm vấn và được ra lệnh phải ký vào ba biên bản. Một số học viên phải bỏ trốn để tránh bị bắt giữ.

Nhiều học viên bị bắt giữ, hầu hết các vụ bắt giữ là phi pháp và không có lệnh bắt.

Bức hại tại Trung tâm Giáo dục Pháp luật thành phố Trường Sa

Nhiệm vụ chính của trung tâm giáo dục pháp luật là phá vỡ niềm tin vào “Chân-Thiện-Nhẫn” của học viên và ép học viên phỉ báng Sư phụ Lý – nhà sáng lập pháp môn Pháp Luân Công

Khi đến trung tâm tẩy não, các học viên bị biệt giam và bị giám sát cả ngày lẫn đêm. Họ thường rơi vào trạng thái trầm cảm vì bị cô lập và không biết ngày ra. Khi được tại ngoại, tất cả các học viên đều trong trạng thái tinh thần mất định hướng.

Các học viên bị cấm luyện các bài công pháp Pháp Luân Công và bị cấm nói chuyện với các học viên khác. Họ chỉ được phép di chuyển quanh khu vực được chỉ định sẵn ở tầng ba. Họ bị ép buộc xem những video vu khống Pháp Luân Công, nghe các khóa học của cộng tác viên và lính canh tổ chức và đọc các tài liệu hạ thấp phẩm giá của Pháp Luân Công.

Lựa chọn chi tiết về bức hại

Ngày 10 tháng 8, học viên Pháp Luân Công, bà Dương Thiên Hữu bị các viên chức cảnh sát sách nhiễu và đưa tới nhà tù. Trong quá trình bắt giữ phi pháp, các viên chức làm tổn thương cánh tay và chân của bà Dương và sau đó bà bị đưa tới trung tâm tẩy não.

Sau ngày 10 tháng 8, học viên Lý Chí Hồng đã mất tích, trước đó bà Lý đã bị cảnh sát sách nhiễu. Không ai biết bà Lý ở đâu cho đến khi bà được thả sau một tháng bị giam.

Một giáo viên ở tuổi 50 bị bắt và bị đưa tới Trung tâm Giáo dục Pháp luật thành phố Trường Sa trước thềm Thế Vận hội 2008. Sau một tháng bị giam tinh thần của bà trở nên mất ổn định.

Tháng 10 năm 2012, học viên Tương Mỹ Lan ở thành phố Vĩnh Châu bị tra tấn đến chết. Một vài học viên tử vong vì bị tra tấn.

Ngày 26 tháng 8 năm 2015, học viên Yến Đông Liên ở thành phố Lưu Dương bị bắt. Sau gần 20 ngày bị giam giữ, huyết áp của bà Yến cao đến ngưỡng nguy hiểm. Bà Yến đã được đưa đi điều trị.

Những người tham gia bức hại

Hồ Á Quân (胡亚军): Giám đốc Phòng 610 thành phố Trường Sa, +86-731-88667548, +86- 13787151617(di động)

Lôi Tùng Bình ( 雷松平): Giám đốc Trung tâm Giáo dục Pháp luật thành phố Trường Sa, +86-731-88675725

Dương Lộ (杨路): Phó giám đốc Trung tâm Giáo dục Pháp luật thành phố Trường Sa, +86-13975805222.(di động)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/1/5/340404.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/1/14/161134.html

Đăng ngày 11-2-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share