Bài viết của một tiểu đệ tử Pháp Luân Đại Pháp

[MINH HUỆ 09-10-2016] Cháu là một tiểu đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở hải ngoại. Năm nay cháu 15 tuổi. Sau đây cháu xin chia sẻ một số kinh nghiệm tu luyện của bản thân.

Đề cao bản thân trong khi học Pháp nhóm

Khi học Pháp, cháu cố gắng giữ thế ngồi song bàn. Trước đây, mỗi khi chân đau cháu lại tháo chân ra rồi lại ngồi song bàn.

Sau khi tham gia học Pháp nhóm, cháu cố gắng kiên trì ngồi song bàn trong suốt quá trình đọc Pháp, thậm chí ngay cả khi chân không được thoải mái. Cháu thấy khi ngồi học Pháp với tư thế này, cháu có thể nhập tâm hơn.

Cháu ngộ được rằng chỉ khi cháu nghiêm túc và thực sự kính Sư kính Pháp, pháp lý mới triển hiện rõ ràng và Sư phụ mới để cháu minh bạch nội hàm của Đại Pháp. Khi chân cháu đau, cháu biết rằng nghiệp lực đang được tiêu trừ.

Sư phụ giảng:

“Nhọc cái gân cốt, khổ cái tâm chí” (Chuyển Pháp Luân)

Nhiều khi học Pháp nhóm, cháu bị mất tập trung và sao lãng. Cháu biết đó không phải là trạng thái học Pháp tốt, nhưng cháu không thể nhập tâm được cho đến khi cháu đọc được đoạn Pháp của Sư phụ:

“Có người trong lúc đọc «Chuyển Pháp Luân», thì tư tưởng không chuyên nhất, đang nghĩ điều khác, không thể tu luyện một cách chuyên chú. Như thế bằng như lãng phí thời gian, không chỉ là lãng phí thời gian, đáng lẽ là lúc nên phải đề cao, nhưng lại dùng tư tưởng để nghĩ những vấn đề và những việc không nên nghĩ, không chỉ là không đề cao, mà trái lại còn đang rớt xuống. Nếu học Pháp không tốt, thì rất nhiều việc sẽ làm không được tốt.” (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp)

Đọc đoạn Pháp trên, cháu cảm thấy như Sư phụ đang trực tiếp nói về mình. Nếu chỉ học Pháp một cách hình thức mà không dụng tâm thì cũng coi như là không học.

Bây giờ, nếu cháu bị mất tập trung hay cảm thấy mệt, cháu sẽ phát chính niệm ngay lập tức. Cháu cũng ngộ ra tầm quan trọng của việc phát chính niệm. Khi cháu làm tốt việc này, thì không gì có thể can nhiễu việc cháu học Pháp.

Học thuộc Pháp

Có dạo thời gian, cháu rất bận rộn với các hạng mục của Đại Pháp và buông lơi việc học Pháp. Vì vậy, khi học, đầu óc cháu đôi khi còn nghĩ đến những chuyện khác. Kết quả là, cháu dễ bị xao động, tức giận, và thường đổ lỗi cho người khác khi gặp vấn đề.

Sư phụ giảng:

“Tôi vẫn luôn giảng, tôi nói rằng tu luyện ấy, chư vị mà ly khai Pháp này, thì chư vị không là tu luyện nữa.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016)

Do vậy, từ cuối năm ngoái, cháu quyết định bắt đầu học thuộc Pháp. Điều này đã giúp cháu tự đo lường bản thân chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn được tốt hơn.

Trước đây, khi bố mẹ yêu cầu cháu làm gì, cháu thường nghĩ cho bản thân mình trước. Nhưng từ khi tăng cường học thuộc Pháp, cháu đã biết nghĩ cho người khác trước tiên.

Bây giờ, ngoài việc học thuộc Pháp hàng ngày, cháu còn đọc kinh văn mới của Sư phụ vào mỗi buổi tối. Cháu nhận ra rằng thời gian học Pháp là thời gian cháu thấy hạnh phúc nhất.

Thực tu bản thân và cứu độ chúng sinh

Sau khi đọc bài “Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016” của Sư phụ, cháu ngộ ra rằng là đệ tử Đại Pháp, chúng ta phải gánh trọng trách lớn trên vai.

Cháu quyết định đến một điểm du lịch để giảng chân tướng về cuộc bức hại ở Trung Quốc. Sư phụ thấy tâm nguyện của cháu nên đã an bài nhiều cơ hội giảng chân tướng cho cháu. Kỳ thực, Sư phụ đã an bài mọi thứ cho chúng ta, chỉ chờ chúng tâm xuất tâm đi làm mà thôi.

Sau mùa hè, số lượng du khách giảm một cách đáng kể, người tiếp nhận tài liệu giảng chân tướng cũng ít hơn. Cháu rất thất vọng và cảm thấy thật khó để tiếp cận công chúng. Cháu không biết làm cách nào thay đổi được tình hình.

Khi học Pháp, cháu đọc được đoạn Pháp sau:

“Chính niệm của chư vị nếu đầy đủ, Thần sẽ giúp chư vị. Chính niệm chư vị không đúng đắn, thì làm không ra sao cả.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016)

Cháu ngộ ra rằng mình cần có chính niệm mạnh mẽ hơn. Chỉ khi tu luyện bản thân được tốt, cháu mới có thể cứu người hiệu quả hơn.

Cuối cùng, để kết thúc bài chia sẻ của mình, cháu xin trích dẫn một đoạn Pháp của Sư phụ:

“Chư vị không thể ly khai Pháp, ly khai Pháp thì chư vị chính là người thường. Dù làm các việc của đệ tử Đại Pháp thì vẫn là người thường đang làm, cũng không phải đệ tử Đại Pháp đang làm, do đó chư vị ắt phải tu luyện. Chỉ có tu luyện, chư vị mới có thể có năng lực, có năng lượng mà có thể giải quyết vấn đề này.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016)

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/11/6/159839.html

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/10/9/336045.html

Đăng ngày 4-2-2016; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share