[MINH HUỆ 31-10-2016] Nhiều loại can nhiễu khác nhau có thể xuất hiện trên hành trình tu luyện của chúng ta. Chúng ta phải luôn ở trong Pháp và giữ cho mình thanh tỉnh.

Thái độ đối với Đại Pháp

Gần đây một học viên cao tuổi đã bị mất trí nhớ và thỉnh thoảng không thể tìm được đường về nhà. Sau khi học Pháp cùng bà, tôi để ý thấy những vết bẩn nhỏ màu đen trên các trang của cuốn Chuyển Pháp Luân. Khi nhìn gần, tôi thấy nhiều hơn những vết bẩn và những chất khác trên cuốn sách. Hình như bà ấy không để tâm đến việc này.

Việc này đã khiến tôi nhớ đến một giấc mơ của mình trước đó, trong giấc mơ học viên này đang dùng nước bẩn lấy từ cống để nấu ăn. Thời điểm đó tôi không hiểu giấc mơ này, nhưng bây giờ tôi nhận ra nó là một điểm hóa về trạng thái của bà ấy. Thực tế, bà ấy để các sách Đại Pháp khác lộn xộn ở trên bàn, một vài cuốn bị nước hay thức ăn thừa làm bẩn. Bà ấy cũng để một số sách Đại Pháp ở dưới gối của mình.

Học viên này đi ra ngoài để phân phát tài liệu Pháp Luân Đại Pháp. Bà đã gập một số cuốn tài liệu làm đôi, làm chúng thiếu sức thu hút và khó khăn hơn cho mọi người đọc. Sau khi tôi nêu ra vấn đề này cho bà, bà đã cố gắng ép phẳng lại nhưng nó không dễ bởi chúng đã bị gập trong một thời gian dài.

Trên bàn bà cũng có những cuốn tài liệu nhỏ không phải lấy nguồn từ Minh Huệ. Một cuốn tài liệu có những câu chuyện về các thầy tu và tôi đã đề nghị bà bỏ nó đi. Bà do dự và nói rằng bà định chuyển chúng cho những học viên khác đọc.

Ở trong Pháp

Tình trạng của học viên này làm tôi lo lắng. Tại sao một học viên sau 20 năm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp lại trở nên rất bất kính với các sách Đại Pháp và không nghiêm túc trong tu luyện như vậy?

Tôi nhớ một vài năm trước, khi đến một thành phố khác, những học viên ở đó đã giới thiệu cho tôi một bài viết của một người tên Tạ. Tôi nhìn qua và thấy mục đầu tiên của bài viết có tựa đề “Pháp là gì?” Tôi dừng lại ngay ở đó và nói với các học viên rằng mình không thể đọc cuốn sách đó. Tôi nói rằng: “Chỉ có Sư phụ biết Pháp là gì – không ai khác có thể biết được.”

Sau khi về nhà, tôi nhập tên người này vào một công cụ tìm kiếm và tìm thấy những bài viết và những trang nhật ký điện tử cá nhân liên quan đến anh ta, một trong số đó có chứa “các video bài giảng.” Tôi liên lạc với những học viên đó và bảo họ về điều này. Họ dừng không đọc những bài viết đó nữa.

Chấp trước căn bản

Lý do đằng sau những vấn đề này là gì? Xem xét vấn đề này chi tiết hơn, tôi nhận ra nhiều quan niệm người thường trong các học viên, trong đó có tâm truy cầu điều mới lạ, chấp trước hiển thị, chấp trước lấy học viên khác làm hình mẫu thay vì chiểu theo Pháp, không minh bạch vấn đề “bất nhị pháp môn” và chấp trước nhìn thấy những thứ ở không gian khác.

Một số học viên rất thích nói chuyện phiếm về chính trị và một số thì thích xem bói để tìm ngày lành cho lễ cưới của con cái họ. Đây là những hành vi không phù hợp đối với các học viên và có thể dễ dàng khiến chúng ta sao nhãng làm ba việc.

Tình

Tôi từng thích xem những video trẻ con đang chơi và dành nhiều thời gian cho con của mình. Tôi biết đây là một biểu hiện của chấp trước vào tình.

Sư phụ giảng:

“Tu luyện cần phải tu luyện trong ma nạn, [để] xem [đối với] thất tình lục dục chư vị có thể dứt bỏ hay không, có thể coi nhẹ hay không. Chư vị chấp trước chính vào những thứ ấy, thì chư vị không tu xuất lai được. Bất kể sự việc gì cũng có quan hệ nhân duyên; vì sao người ta có thể làm người? Chính là vì người ta có ‘tình’; người ta vì cái ‘tình’ này mà sống; tình cảm thân quyến, tình cảm nam nữ, tình cảm với cha mẹ, cảm tình, tình bè bạn, thực thi công việc cũng có tình, ở đâu cũng không tách khỏi cái ‘tình’ ấy; muốn làm hay không, cao hứng hay không, yêu và ghét, hết thảy mọi thứ trong toàn bộ xã hội nhân loại đều từ cái ‘tình’ ấy mà ra. Nếu ‘tình’ kia chẳng đoạn, thì chư vị không thể tu luyện được. Người ta nếu nhảy ra khỏi cái ‘tình’ này, thì không ai động đến chư vị được, tâm người thường không động đến chư vị được; thay vào đó là ‘từ bi’, vốn là điều cao thượng hơn. Tất nhiên đoạn dứt điều ấy ngay lập tức không dễ dàng gì; tu luyện là quá trình lâu dài, là quá trình lần lần vứt bỏ các tâm chấp trước của bản thân; nhưng chư vị cần phải tự mình đặt yêu cầu nghiêm khắc cho mình.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Nếu không muốn buông bỏ tình, chúng ta sẽ không thể buông bỏ những quan niệm người thường và sẽ khó khăn cho chúng ta hành xử như những học viên chân chính.

Một học viên mà tôi biết nói rằng cô ấy học Pháp, phát chính niệm và hướng nội, nhưng không hiểu sao bản thân vẫn gặp quá nhiều can nhiễu. Thể ngộ của tôi là chúng ta cần bảo trì tâm thuần tịnh đối với Sư phụ, với Pháp và với tu luyện của chúng ta.

Tôi muốn kết thúc bài chia sẻ của mình với hai câu ở Bài giảng thứ sáu trong Chuyển Pháp Luân:

“Kỳ thực bất kể chúng tôi [đối xử] với ai thế nào đi nữa, cũng chỉ có một Pháp này; chỉ cần tuân theo Pháp này mà làm, đó mới là tiêu chuẩn chân chính.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/10/31/336921.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/12/18/160372.html

Đăng ngày 27-1-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share