Bài viết của một học viên tại Ấn Độ

Arunachal Pradesh còn được gọi là ‘vùng đất của những dãy núi thần quang’, là một kho báu thật sự của thiên nhiên và văn hóa, tọa lạc tại phía đầu Đông Bắc Ấn Độ và biên giới với ba bên Bhutan, Trung Quốc và Myanmar. Đây là bang lớn nhất tại Đông Bắc, với 80% bao phủ bởi rừng xanh và 26 bộ lạc cùng 100 tiểu bộ lạc thuộc chủng Ấn Độ- Mông Cổ, với các đặc trưng riêng giàu truyền thống văn hóa, nghệ thuật và thủ công.

Vùng đất này có dân số ít nhất tại Ấn Độ với chỉ 17 người /1km2. Phần lớn dân số ở đây là các bộ lạc có nguồn gốc truyền thống cổ xưa và phong tục, tín ngưỡng, tập quán bản địa.

Một số bộ tộc theo Phật giáo Mahayana, các Phật giáo Hinayana khác và một số vẫn theo tín ngưỡng truyền thống địa phương mình thờ mặt trời và mặt trăng, gọi là Donyi Pola. Một số vẫn lưu giữ tập tục thờ động vật, và một số các tín ngưỡng khác cũng vẫn được duy trì.

Thủ phủ của bang là Itanagar cũng được coi như “Ấn Độ thu nhỏ”, là cái nơi hội tụ văn hóa bởi có thể thấy người dân từ khắp nơi trên đất nước sống yên bình và hòa thuận tại đây.

Đối với một học viên tới từ bang Varanasi, người từng tới hai bang khác trong đầu năm nay, hành trình tới vùng Đông Bắc của Ấn Độ là chuyến đi thứ 3 và cuối cùng trong năm 2016 của cô.

Trong hai hành trình trước tới Đông Bắc, người học viên này có ít nhất một người liên hệ tại mỗi bang, nhưng chuyến đi lần này không có ai. Trong khi hai chuyến đi tàu lần đầu khá gian truân, thì chuyến tàu kéo dài 30 tiếng từ Varanasi tới Itanagar thuận lợi và không có chuyện gì xảy ra.

Lên kế hoạch cho vùng Đông Bắc lần nữa

Trong suốt chuyến thăm bang Arunachal Pradesh, có nhiều kỳ tích đã xuất hiện. Đầu tiên và quan trọng nhất là người học viên đã có thể hoàn thành chuyến đi khi ở thời điểm gần cuối chuyến đi thứ 2 tới Đông Bắc cô phải chịu đựng cơn đau đột ngột không thể giải thích được. Cơn đau mạnh dần lên thành khổ nạn nghiệp bệnh nghiêm trọng và thậm chí là khảo nghiệm sinh tử trong 6 tuần, trong thời gian này cô thậm chí không thể rời khỏi nhà.

Đối mặt với thử thách tại ga tàu Ấn Độ sau gần 6 tuần ở trong nhà, phải mang theo 2 vali rất nặng với nhiều tài liệu Pháp Luân Đại Pháp, dường như có một nỗi sợ không tưởng tượng được. Nhưng biết rõ đây là cơ hội cuối cùng trong năm để tới vùng Đông Bắc, người học viên cảm thấy mình cần phải mạo hiểm bước tiếp, không có lựa chọn lùi lại, đáng ngạc nhiên là mọi thứ diễn ra suôn sẻ và không có bất kỳ dấu hiệu nào của “ốm mệt”.

Kỳ tích thứ hai xuất hiện khi cô tới nơi. Cô tìm được một nơi ở phù hợp, sạch sẽ, an toàn và yên tĩnh, lại ở ngay trung tâm của thành phố với phương tiện giao thông thuận lợi, có mạng Internet, cửa hàng photo và các vật dụng tiện lợi sẵn có xung quanh. Đây là điều không dễ dàng tìm được ở các vùng hẻo lánh tại Ấn Độ.

Kỳ tích thứ ba tới vào ngày thứ 2 tại Itanagar, đó là một ngày Chủ nhật, khi người học viên tới gần một cái cổng và để ý thấy có chữ viết tên của một ngôi trường. Cô ngần ngại vì hôm đó là Chủ nhật và chỉ định đi bộ khám phá thị trấn. Vì thế cô hoàn toàn không có chuẩn bị và không có các tài liệu như ảnh, bài báo, những lá thư khen ngợi về Đại Pháp… Cô nghĩ “luôn có thể thử và không có gì để mất” và quyết định tiến vào.

Hiệu trưởng ngôi trường chưa bao giờ nghe nói đến Pháp Luân Đại Pháp và chỉ nhận được một tờ rơi giới thiệu lúc đó, ngay lập tức đã đồng ý tổ chức một buổi thuyết trình tại trường của ông. Vì thế, ngôi trường của ông đã được ghi vào danh sách là ngôi trường đầu tiên tại Arunachal Pradesh đón chào Pháp Luân Đại Pháp.

57b0a7bc4336ed0b13ce2c518e1310f1.jpg

Các em học sinh và thầy cô tại một ngôi trường ở Đông Bắc Ấn Độ đang học các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp trong buổi thuyết trình giới thiệu về môn tu luyện

6900fee04e33cb4b99def4a2a36cd9ae.jpg

Các em học sinh tiểu học cùng thầy cô học các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp

6e5ea461bc58838ff23d7a43acbb857e.jpg

Các em học sinh tập các bài công pháp

88bf91f6fd81d89ceba8d2d655a0f04a.jpg

Các em học sinh học bài công pháp thứ nhất

feb9cba7dff1abcf2aafdbd3c74a4bc5.jpg

Em học sinh đang luyện bài công pháp thứ năm của Pháp Luân Đại Pháp

7f3db0039a603141b4b13062d8072707.jpg

Một bé gái luyện tĩnh công tọa thiền một khoảng thời gian dài, trong khi các bạn của bé đang chờ đợi buổi thuyết trình về Pháp Luân Đại Pháp được bắt đầu tại ngôi trường của mình ở Arunachal Pradesh, Ấn Độ

Thầy hiệu trưởng sau đó đã viết một lá thư cảm ơn: “Chúng tôi đặc biệt nhận được rất nhiều phản hồi từ các em học sinh. Các giáo viên và những người có mặt đều rất thích thú và quan tâm tới môn tu luyện.”

Sự kiện nối tiếp sự kiện

Ngay sau hai buổi trình bày tại ngôi trường, mỗi buổi kéo dài vài tiếng, thầy hiệu trưởng đã đích thân lái xe đưa người học viên tới ngôi trường khác để sắp xếp buổi giới thiệu khác. Thầy hiệu trưởng đó lại giới thiệu cho người học viên một thầy hiệu trưởng khác có trung tâm thiếu niên để tổ chức buổi giới thiệu nữa. Tiếp tục giám đốc của trung tâm đó lại giới thiệu cho cô người có chức vị của một ngôi trường khác và đã có buổi giới thiệu cả ngày được diễn ra tại đây.

Người học viên đã tới thăm ngôi trường cho trẻ em khiếm thị, khiếm thính, tại đó cô đã dạy các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp trong ba ngày. Các em học sinh vô cùng tuyệt vời. Các em khiếm thị lắng nghe âm nhạc chăm chú và những người khác giúp đỡ các em những động tác của bài tập; các em khiếm thính vô cùng tập trung vào bài tập.

94b87a6453326943576d8985eda0f100.jpg

Các học sinh tại trường khiếm thị và khiếm thính ở Đông Bắc Ấn Độ đang tập bài “Pháp Luân Trang Pháp”

0400961ffda6c827a5ed5fbf976a0332.jpg

Các em đang luyện bài công pháp thiền định của Pháp Luân Đại Pháp

Hiệu trưởng của trường đã viết bức thư cảm kích: “Các em học sinh đã nhận được lợi ích tuyệt vời từ tu luyện Chân-Thiện-Nhẫn và nâng cao nhận thức về tâm linh, đạo đức và sự tự tin.”

Trong chuyến thăm lần thứ hai, nhà trường đã tổ chức chương trình văn nghệ với sự tham gia của một số học sinh khiếm thị chơi nhạc cụ và hát; ba bé gái khiếm thính nhảy. Trong chuyến thăm lần thứ ba, ba em trai khiếm thị nghe liên tục bài hát “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và rất thích thú học bài hát.

Một điều trùng hợp tuyệt vời trong suốt chuyến đi là nhiều hiệu trưởng/giám đốc đã chủ động cung cấp thông tin liên lạc của những hiệu trưởng/giám đốc khác để người học viên có thể sắp xếp gặp mặt. Ba trong số họ liên tục chia sẻ thêm các mối liên hệ.

Bốn người đã mời người học viên ở lại trường của học hoặc ở trung tâm để không mất chi phí thuê chỗ ở và chi trả cho đi lại.

Những người này tới từ các vùng khác nhau tại Ấn Độ trong đó có Arunachal Pradesh, các bang khác tại Đông Bắc đất nước và thậm chí những nơi xa xôi như Kerala, Tamil Nadu, Bengal, Bihar và Uttar Pradesh. Tương tự, các giáo viên khác cũng như các bác sỹ, nhân viên thư viện, các luật sư luôn sẵn sàng giúp đỡ và thường mời học viên quay trở lại trường mình.

Các bài viết trên báo

Một hiệp hội phúc lợi mở các trường học, trại trẻ mồ côi và đường dây trợ giúp phụ nữ (WHL) và các tổ chức khác đã đăng hai bài báo với tiêu đề “Pháp Luân Đại Pháp cho một thế giới hòa bình” và “WHL giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho các nạn nhân bạo lực”. Học viên đã tới thăm ngôi trường và trại trẻ mồ côi 2 lần, tại đây các em học sinh đến từ những vùng xa xôi hẻo lánh và có điều kiện khó khăn. Cuối chuyến đi thứ hai, gần 150 em, một con số lớn nhất từng thấy, đã xem biểu diễn của Thiên Quốc Nhạc Đoàn trên máy tính bảng nhỏ. Chúng say mê, vỗ tay hân hoan và rất thích học bài hát “Pháp Luân Đại Pháp hảo”.

13e5bff15e9fdd6412d1caaad5f95390.jpg

Các em học sinh học bài công pháp thứ năm

324f220a9f90ffdaa269ad5593a365fe.jpg

Các bé gái tại trại trẻ mồ côi ở Arunachal Pradesh tập luyện bài tĩnh công tọa thiền

5ae71c53222766be36cd537343a44ef1.jpg

Tại một ngôi trường và trại trẻ mồ côi của hiệp hôi phúc lợi, gần 150 em học sinh xem biểu diễn của Thiên Quốc Nhạc Đoàn trên một máy tính bảng nhỏ

Hầu hết các em học sinh, giáo viên và nhiều người đều rất cảm động và quan tâm tới cuộc bức hại môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc. Họ bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với người học viên đã tới vùng quê xa xôi và đặt rất nhiều câu hỏi.

Từ khi bắt đầu và trong suốt quãng thời gian ở tại đây, những người từ các vùng khác nhau của Arunachai đã mời người học viên tới thăm khu vực của mình, đề nghị giúp đỡ tổ chức sự kiện và cung cấp thông tin liên lạc cũng như các hình thức hỗ trợ khác. Họ còn hỏi xin thêm các tài liệu chân tướng Pháp Luân Đại Pháp để phân phát tại quê nhà ở địa phương mình.

Nhiều bài viết đã được đăng lên các báo địa phương. Một tờ báo đã đăng một bài viết rất dài về Pháp Luân Đại Pháp và một bức ảnh màu một học viên tại Ấn Độ.

Khi người học viên từ thị trấn bên cạnh quay về, một người đàn ông đã cho cô đi nhờ về tới Itanagar. Ông đã xin lỗi vì cần dừng lại một ngôi trường trên đường về để gặp con của một người thân. Đương nhiên, đây không thực sự là ‘tình cờ’. Người học viên đã gặp hiệu trưởng và giám đốc ngôi trường, cả hai đều đồng ý tổ chức một chương trình với thời gian kéo dài cả ngày tại trường vào ngày hôm sau.

Nhiều kỳ tích khác đã xuất hiện trong những năm gần đây, đặc biệt khi các học viên tới các khu vực mới lần đầu tiên. Điều khác biệt duy nhất lần này là kỳ tích xuất hiện liên tục và dường như không ngừng.

Đây chỉ là một vài ví dụ, nhưng còn có rất nhiều các kỳ tích khác có thể kể tới.

Nhiều tài liệu chân tướng về Đại Pháp như sách, tạp chí, DVD đã được tặng cho 3 thư viện cũng như các bác sỹ, luật sư, nhà chính trị và nhiều người khác. Họ đều vui vẻ nhận và bày tỏ sự quan tâm sâu sắc về cuộc bức hại, đặc biệt về tội ác mổ cướp nội tạng các tù nhân lương tâm tại Trung Quốc của chính quyền Trung Quốc.

Họ kinh ngạc khi chưa từng nghe tới Pháp Luân Đại Pháp và vấn nạn vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đang diễn ra tại Trung Quốc. Phần lớn họ đều lấy thêm tài liệu để đưa cho những người quen biết của mình. Họ còn đề nghị giúp đỡ tổ chức các sự kiện Pháp Luân Đại Pháp trong tương lai.

Dĩ nhiên, các tờ rơi, kẹp sách, tài liệu in… đều tặng cho hiệu trưởng, giáo viên cũng như các em học sinh.

Gần như mọi người đều được xem đoạn phim 5 phút “Trung Quốc ngày 20 tháng 7 năm 1999”, video này do các học viên tại Bangalore, Ấn Độ làm cách đây 4 năm và vẫn khiến các khán giả xúc động. Thực sự, đoạn phim ngắn, dưới dạng một bài hát, đã có sức mạnh hơn nghìn lời nói.

Thông thường tại các trường phần giới thiệu ngắn về Pháp Luân Đại Pháp sẽ được trình bày đầu tiên, tiếp theo sẽ tới phần hướng dẫn luyện 5 bài công pháp. Cuối mỗi buổi, các em học sinh sẽ học câu “Chân-Thiện-Nhẫn hảo” và “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Các em cũng được xem những bức hình mô tả cuộc bức hại tại Trung Quốc.

783461547f3d90d6aaf95f107782d388.jpg

Qua các bản in và tranh vẽ của Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân-Thiện-Nhẫn, các học sinh tại Arunachal Pradesh mới biết các học viên Pháp Luân Đại Pháp và thậm chí những đứa con của họ đang bị bức hại ra sao tại Trung Quốc ngày nay

d48decbbb1c2150343f5f16f98f681cc.jpg

Các em học sinh xem những bức tranh của Triển lãm nghệ thuật quốc tế Chân Thiện Nhẫn tên “Tại sao?”, “Cha hãy trở về”, “Không nhà” và “ Kiên định”

Tuy nhiên, việc giới thiệu Đại Pháp chưa được thường xuyên cố định tại các trường. Buổi thuyết trình phụ thuộc vào thời gian được cho phép, sự quan tâm của học sinh và nhiều yếu tố khác. Các học viên cần luôn ghi nhớ và đặt tâm vào việc đưa Pháp Luân Đại Pháp tới khắp nơi, hiểu rõ đây là cơ hội hiếm có và thời khắc được tiếp xúc với các giáo viên và học sinh rất đáng trân quý, và có thể chỉ là lần duy nhất trong đời của họ.

Một lá thư cảm ơn khác có viết: “Trong một thế giới bị xâu xé bởi đấu tranh quyền lực, sự thù hận, [tên của người học viên] và Pháp Luân Đại Pháp là những thiên thần của Hòa bình và Tình yêu. Thông điệp của Pháp Luân Đại Pháp giúp mang những điều tốt đẹp nhất tới từng đứa trẻ. Qua thông điệp tới giới trẻ về nạn vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc, các em tham gia buổi thuyết trình đã trân trọng hơn tự do và các quy tắc dân chủ quy định trong xã hội Ấn Độ.”

Trở về nhà

Trong khi đang đợi tại ga tầu duy nhất của Arunachal Pradesh vào buổi tối cuối cùng, vẫn có nhiều việc bất ngờ xảy đến.

Đầu tiên đó là một người đang đợi ở đó nhận một tờ giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp, ông cho biết đã từng đọc một bài báo về Pháp Luân Đại Pháp và rất quan tâm đến pháp môn, ông vui mừng khi gặp được người học viên.

Người học viên còn gặp một người phụ nữ trẻ, cô đã từng viết hai bài báo về sự kiện tại WHL. Người phóng viên rất bất ngờ khi gặp lại học viên này. Lần này, có rất nhiều người thân đi cùng để tiễn cô, và tất cả họ được giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp.

Có vị khách tham gia lễ hội âm nhạc đã nhận ra người học viên khi mới gặp và bày tỏ sự quan tâm muốn học các bài công pháp. Anh đã rất sốc khi nghe tới nạn mổ cướp nội tạng khủng khiếp tại Trung Quốc.

Chuyến về kéo dài hơn 50 tiếng vì tàu bị trễ vài tiếng khi tới nơi. Đây là chuyến tàu dài nhất trong 26 năm tại Ấn Độ của học viên này nhưng cũng là chuyến đi kỳ tích nhất.

Khi nghĩ và hồi tưởng lại về Arunachal Pradesh, người học viên rất biết ơn trước sự chăm sóc, bảo hộ thường xuyên và an bài của Sư phụ, để cô có thể tới đó hoàn thành thệ ước của mình bất chấp các trở ngại, khó khăn và ngăn trở.

Người học viên cũng mong muốn bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới những người giúp đỡ và hy vọng trong tương lai Pháp Luân Đại Pháp sẽ phát triển, nở rộ những bông hoa tươi đẹp tại khu vực này và các bang ở Đông Bắc Ấn Độ.

9ba6f20e62289c7b0754c0042ec76b54.jpg

Sáu em học sinh ở trường khiếm thị và khiếm thính xem và nghe bản thu âm bài “Pháp Luân Đại Pháp hảo” do Thiên Quốc Nhạc Đoàn biểu diễn


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/11/11/159898.html

Đăng ngày 12-1-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share