Bài viết của Tử Vân, một học viên ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc

[MINH HUỆ 14-11-2016] Tôi là một giáo viên lâu năm nhưng đã bị nhà trường và Phòng giáo dục địa phương buộc phải nghỉ dạy vì không chịu từ bỏ đức tin của mình vào Pháp Luân Đại Pháp.

Hàng tháng, họ trả cho tôi chưa tới 200 tệ (khoảng 25 đô la) tiền trợ cấp sinh hoạt. Khi đó, tôi đang phải nuôi hai con ăn học, một cháu đang học trung học và một cháu đang học đại học. Chồng tôi lương tháng chỉ được 400 tệ. Kết quả là, chúng tôi rơi vào tình trạng khó khăn trầm trọng về tài chính.

Năm 2001, với sự giúp đỡ của một đồng nghiệp, tôi xin được một chân giảng dạy tại một trường cấp hai tư thục. Trước khi bắt đầu công việc mới, người đồng nghiệp liên tục nhắc tôi không được tiết lộ tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, nếu không tôi sẽ lại bị sa thải. Tôi nghĩ, miễn là tôi tuân theo các nguyên tắc của Pháp Luân Đại Pháp, thì họ sẽ dần dần chấp nhận tôi.

Trường học đó không có nhiều học sinh, và hầu hết các giáo viên ở đây đều là làm thêm giờ. Họ thường rời khỏi trường ngay sau khi kết thúc tiết dạy và không có ai dọn dẹp lớp học cả.

Là một học viên thì phải biết quan tâm tới người khác trước. Tôi thường đi sớm về muộn, làm việc chăm chỉ và đối xử tốt với các giáo viên và học sinh. Tôi thường quét dọn lớp học và đôi khi còn quét dọn cả phòng ăn.

Vợ của người chủ ngôi trường nói với người đồng nghiệp mà đã giúp đỡ tôi xin vào dạy rằng: “Cô giáo mà chị giới thiệu cho chúng tôi mới tốt làm sao! Côn ấy là một cô giáo dễ thương và cũng là một giáo viên xuất sắc.”

Khi người chủ ngôi trường và hiệu trưởng phát hiện ra tôi là một học viên Pháp Luân Công, tôi bắt đầu giảng chân tướng Pháp Luân Công cho họ. Họ đều chấp nhận những gì tôi nói. Họ đã tin tưởng tôi và chỉ định tôi là tổ trưởng tổ giáo viên.

Tôi tiếp tục giảng chân tướng Pháp Luân Công cho những giáo viên và học sinh và hầu hết họ đều bày tỏ thái độ ủng hộ.

Người chủ ngôi trường nói “Pháp Luân Công thật tốt. Chị có biết giáo viên nào bị sa thải vì tu luyện Pháp Luân Công nữa không? Tôi muốn thuê hết họ để về đây giảng dạy.”

Ngày mùng 5 tháng 3 năm 2002, một nhóm học viên Pháp Luân Công đã chèn sóng vào Đài truyền hình thành phố Trường Xuân và phát đi hai đoạn video: “Tự thiêu hay trò lừa bịp?” và “Pháp Luân Đại Pháp trên thế giới.” (xem thêm tại https://vn.minghui.org/news/67377-ky-niem-14-nam-ngay-chen-song-truyen-hinh-nha-nuoc-de-phat-su-that-ve-phap-luan-cong-tuong-nho-mot-hanh-dong-dung-cam.html.)

Trường Xuân là thủ phủ của tỉnh Cát Lâm và Đảng Cộng sản Trung Quốc lo sợ rằng người dân sẽ biết được sự thật nên đã huy động một lực lượng lớn cảnh sát địa phương mở chiến dịch đàn áp quy mô lớn nhằm vào các học viên Pháp Luân Công.

Người hiệu trưởng nói: “Chị cứ yên tâm tiếp tục làm việc tại đây. Tôi sẽ không để ai tới quấy rối chị.”

Vợ người chủ ngôi trường và cậu em trai thường ca ngợi tôi là một giáo viên và là học viên Pháp Luân Công tốt. Người em gái làm ở nhà ăn của trường cũng thường nói tôi là một tấm gương tốt để cho người khác học tập.

Năm 2003, tôi bị bắt và bị giam giữ tại trại cưỡng bức lao động. Khi tôi được thả khỏi trại thì ngôi trường đã bị đóng cửa.

Một hôm tình cờ tôi gặp lại người chủ ngôi trường. “Tôi sẽ lại thuê chị nếu tôi mở một ngôi trường mới trong tương lai,” ông nói.

Cả gia đình ông đã thoái xuất khỏi các tổ chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Những người thân của ông mà tôi đã từng tiếp xúc đều đã thoái đảng.

Thông qua kinh nghiệm này, tôi càng nhận thức được tầm quan trọng của việc chân chính tu luyện và nghiêm khắc tuân thủ nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn.”

Dưới đây là vài kinh nghiệm tương tự.

Một thanh niên trẻ hô: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!”

Vào một buổi chiều mùa đông năm 2013, khi những cơn gió Bắc lạnh thấu xương tràn về mang theo những đợt tuyết rơi trắng xóa , tôi ra ngoài để nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công. Vì trời lạnh có ít người ra ngoài, nên tôi quyết định đi đến một siêu thị ngầm để gặp được nhiều người hơn.

Tôi đã thuyết phục thành công vài người thoái xuất khỏi các tổ chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Khi đó, tôi nhìn thấy một thanh niên trẻ đang chơi điện tử trên điện thoại di động. Nhìn cậu ta trạc độ 20 tuổi và chỉ mặc một chiếc áo sơ mi kẻ caro và một chiếc áo khoác mỏng bên ngoài. Tôi cố bắt chuyện với cậu ấy: “Cháu mặc phong phanh thế mà không sợ lạnh à, cháu trẻ quá.”

Giữ vẻ mặt không biểu lộ cảm xúc, cậu trả lời tôi: “Cháu không lạnh.”

Tôi bắt đầu giảng chân tướng Pháp Luân Công cho cậu ấy, nhưng cậu ấy bảo cậu không có thời gian để nghe tôi nói.

Tôi chuyển chủ đề. “Này cậu, cậu đang có tâm sự gì à?”

“Cháu còn chưa được ăn cơm trưa đây,” cậu ấy đáp.

“Sao giờ này mà cháu vẫn chưa ăn cơm thế?” Tôi hỏi và cậu ấy nói cậu không có tiền.

Tôi nhìn đồng hồ và thấy lúc đó đã vào khoảng 3 giờ chiều.

Tôi nghĩ tới những lời Sư phụ giảng. Là một học viên, tôi phải đối xử tốt và từ bi với người khác.

Kiểm tra ví và thấy chỉ còn có 10 tệ, tôi đưa cho cậu ấy và nói: “Cầm lấy tiền và đi mua cái gì ăn cho đỡ đói đi cháu.”

Cậu ấy từ chối nhận tiền. Tôi nghĩ có lẽ cậu ấy cảm thấy xấu hổ, nên tôi nói cậu hãy chờ ở đây để tôi đi mua ít đồ ăn mang về cho cậu.

Tôi mua vài cái bánh bao, một chai nước khoáng và quay trở lại. Cậu ấy đang đợi tôi ở chỗ thang máy. Tôi đưa đồ ăn cho cậu. Cậu ấy đã nhận lấy và ăn ngon lành.

Chúng tôi trò chuyện trong khi cậu ấy ăn. Cậu kể tên cậu là Lý Tiểu Quang, người tỉnh Hắc Long Giang. Cậu làm việc trong một quán ăn ở đây nhưng đã bị sa thải.

Cậu đang tìm một công việc mới và không có tiền để mua thức ăn và thuê phòng trọ. Bạn cậu đã đến nhà người quen ở gần đây để được giúp đỡ nhưng cũng không chắc là cậu ta có mượn tiền được hay không. Họ đang định tá túc qua đêm ở một bệnh viện gần đó.

Cậu tiếp tục nói với tôi. “Dì à, dì tốt quá. Cháu may mắn mới được gặp dì, nếu không, hôm nay cháu phải nhịn đói rồi.”

Khi về đến nhà, tôi vẫn nghĩ về cậu thanh niên đó và lo lắng cho cậu. Cậu ấy chỉ mặc có một cái áo mỏng và vẫn chưa biết đêm nay sẽ ngủ ở đâu. Tôi lấy từ trong tủ ra vài cái áo khoác bông, một chiếc áo len dày và quyết định đưa cả cho người thanh niên nọ.

Tôi cũng chuẩn bị sẵn 20 tệ để cho cậu và bạn cậu có tiền mua thức ăn cho ngày hôm sau.

Khi tới được siêu thị thì trời đã tối và bạn của Lý Tiểu Quang cũng đã trở lại. Cậu ấy đã rất mừng và xúc động khi nhìn thấy số quần áo mà tôi mang tới. Cậu xúc động nói: “Dì, dì tốt với cháu quá.”

Lý giới thiệu với tôi, bạn cậu tên là Tiểu Mã, người vùng Hà Nam. Họ đã mặc quần áo vào và trông đã ấm áp hơn nhiều.

Tôi hỏi Tiểu Mã có mượn được tiền của người thân không. Cậu nói: “Cháu không mượn được.”

Tôi đưa tiền của tôi cho họ, nhưng Lý đã từ chối và nói: “Dì đã cho tiền cháu rồi, cháu không thể nhận thêm tiền của dì được nữa.”

Tôi cố thuyết phục họ nhận tiền và nói: “Các cậu bé, dì cho các cháu tiền để mai ăn sáng rồi còn có sức mà đi tìm việc mới.”

Lý nói với Tiểu Mã: “Dì đây là một học viên Pháp Luân Công. Pháp Luân Công không giống như những gì được nói trên Tivi đâu. Pháp Luân Công là tốt. Cứ nhìn dì đây thì biết, dì ấy mới tốt bụng làm sao!”

Sau đó, tôi thuyết phục Tiểu Mã thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ, Lý cũng giúp tôi khuyên Tiểu Mã. Cuối cùng, Tiểu Mã đồng ý thoái xuất khỏi các tổ chức Đoàn, Đội.

Họ cứ không ngừng cảm ơn tôi. Tôi nói họ hãy ghi nhớ câu “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân – Thiện – Nhẫn hảo.”

Lý Tiểu Quang giơ hai tay lên trời và hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Pháp Luân Đại Pháp hảo!”

Sau khi chúng tôi tạm biệt nhau ở cửa siêu thị, một người đàn bà trung niên đang đứng gần đó hỏi tôi: “Chị à, chị có phải là học viên Pháp Luân Công không?”

“Vâng.” Tôi đáp.

Cô ấy đã tình cờ nghe được câu chuyện của tôi với hai cậu thanh niên kia. Cô ấy thở dài và nói: “Ngày nay, những người tốt như chị hiếm lắm.”

Tôi đã tận dụng cơ hội này để nói với cô ấy về Pháp Luân Công: “Thật ra, các học viên Pháp Luân Công đều là người tốt cả. Sư phụ chúng tôi dạy chúng tôi phải đối xử tốt và từ bi với mọi người, phải biết quan tâm tới người khác trước.”

Bây giờ, cô ấy đã biết được sự thật về Pháp Luân Công và đã đồng ý thoái xuất khỏi Đoàn Thanh niên. Cô nói: “Trước đây do bị lừa dối bởi những lời tuyên truyền trên Tivi và nghĩ rằng Pháp Luân Công không tốt, nên khi có người thuyết phục tôi thoái xuất khỏi Đoàn Thanh niên tôi đã không đồng ý. Hôm nay tôi đã được tận mắt chứng kiến học viên Pháp Luân Công là như thế nào. Pháp Luân Công là tốt, những gì trên Tivi đều là giả dối.”

Vài ngày trước, một học viên kể cho tôi nghe một chuyện. Một hôm, cô ấy gặp một thanh niên trẻ và giảng chân tướng Pháp Luân Công cho cậu ta. Cậu thanh niên đó nói rằng cậu đã biết rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt và đã kể cho người học viên đó nghe một câu chuyện. Một lần khi cậu đang bị thất nghiệp và không có một đồng xu dính túi, trên người chỉ mặc một tấm áo sơ mi mỏng, vừa lạnh vừa đói. Có một dì tập Pháp Luân Công đã mua thức ăn và mang quần áo ấm tới cho cậu mặc.

Khi mọi người đều biết được chân tướng Pháp Luân Công, thì những lời tuyên truyền dối trá đều bị lật tẩy và không thể còn tiếp tục lừa dối được ai nữa.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/11/14/337602.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/11/29/160130.html
Đăng ngày 9-1-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share