[MINH HUỆ 28-11-2016] Trong báo cáo tổng kết các hoạt động của Pháp Luân Công trên thế giới này, chúng tôi tổng hợp tin tức về ba buổi công chiếu phim tài liệu về tội ác cưỡng bức thu hoạch tạng ở Trung Quốc, hai lễ diễu hành, hai hoạt động tại các trường đại học, các hoạt động thu thập chữ ký thỉnh nguyện và một buổi hướng dẫn luyện công miễn phí. Các hoạt động này diễn ra ở khắp nơi trên thế giới, từ New Zealand cho đến Đan Mạch, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Slovenia và Đài Loan.

Công chiếu phim tài liệu về tội ác cưỡng bức thu hoạch tạng ở Trung Quốc

Kể từ khi tội ác cưỡng bức thu hoạch tạng do chính quyền Trung Quốc bảo hộ, với nguồn tạng là các học viên Pháp Luân Công còn sống, bị phơi bày vào năm 2006, một số bộ phim tài liệu đã được ra đời để vạch trần tội ác vẫn đang tiếp diễn ở Trung Quốc hiện nay. Tuần trước, các tình nguyện viên tại New Zealand, Úc và Đan Mạch đã trình chiếu hai trong số những bộ phim tài liệu về tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng này.

Bộ phim Thu hoạch Nhân thể (Human Harvest), phim tài liệu đoạt giải thưởng danh giá Peabody, lần đầu tiên được trình chiếu ở New Zealand, tại nhà hát Rialto ở Auckland vào ngày 23 tháng 11. Bộ phim tài liệu này nói về cuộc điều tra nạn cưỡng bức thu hoạch tạng của chính quyền cộng sản Trung Quốc đối với từ các tù nhân lương tâm do hai nhà điều tra độc lập người Canada, ông David Kilgour, cựu Quốc vụ khanh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, và ông David Matas, luật sư nhân quyền nổi tiếng thực hiện.

Sau buổi chiếu phim, bà Cathy Casey, ủy viên Hội đồng Thành phố đã chủ trì một buổi tọa đàm với sự tham dự của ông David Kilgour để giải đáp các câu hỏi cho khán giả.

62565317056f1de50d0ca47fd62c93d0.jpg

Bà Cathy Casey, ông David Kilgour, bà Phillipa Jean Malpas, và ông Kerry Gore (từ trái sang phải) tại buổi tọa đàm sau khi trình chiếu bộ phim Thu hoạch Nhân thể.

Tiến sỹ Phillipa Jean Malpas đến từ trường Đại học Auckland và luật sư nhân quyền Kerry Gore cũng phát biểu tại buổi tọa đàm.

Tiến sỹ Malpas nghiên cứu về đạo đức y khoa. Khi được hỏi rằng liệu việc cưỡng bức thu hoạch tạng ở Trung Quốc này có phải là tội ác diệt chủng không, Tiến sỹ Malpas không chút do dự trả lời: “Có”. Bà kêu gọi mọi người không nên im lặng trước tội ác này.

Các câu hỏi của khán giả chủ yếu tập trung vào việc người dân New Zealand có thể làm gì trước nạn cưỡng bức thu hoạch tạng ở Trung Quốc, và vì sao các phương tiện thông tin đại chúng lại im tiếng trước vấn đề này. Một số khán giả còn đề xuất sẽ phổ biến thông tin qua các trang mạng xã hội như Facebook. Người chủ trì buổi tọa đàm, bà Cathy Casey, kiến nghị sẽ đưa vấn đề này ra trong các cuộc tranh cử toàn quốc sắp tới vào năm sau.

Cùng ngày trình chiếu phim ở New Zealand, bộ phim Thu hoạch Nhân thể cũng được công chiếu tại thủ đô Copenhagen của Đan Mạch.

Khán giả Đan Mạch, gồm người của nhiều giai tầng xã hội, còn có buổi thảo luận nôi sổi kéo dài một tiếng đồng hồ.

Tiến sỹ Geert, một bác sỹ ở địa phương, rất quan tâm tới nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc sau khi biết đến tội ác này cách đây ba năm. Ông đã cố gắng tham dự tất cả các sự kiện liên quan tới vấn đề này và lưu giữ tất cả các tư liệu thông tin. Ông thắc mắc vì sao giới truyền thông của Đan Mạch lại thụ động đến vậy trong việc đưa tin về tội ác này.

Bà Lisbet, một đồng nghiệp của tiến sỹ Geert, choáng váng trước sự thực mà bộ phim tài liệu này phơi bày, mặc dù trước đó bà đã được nghe tiến sỹ Geet kể về nó. Bà cảm ơn người chủ trì buổi thảo luận và các tình nguyện viên vì đã dũng cảm công chiếu bộ phim tài liệu này, cũng như những nỗ lực của họ nhằm nâng cao nhận thức cho công chúng về tội ác cưỡng bức thu hoạch tạng này.

Một bộ phim tài liệu khác có cùng chủ đề mang tên Điều khó tin (Hard to Believe) mới đây cũng được trình chiếu tại Trung tâm Chiếu phim Dendy ở thủ đô Canberra, Úc vào ngày 22 tháng 11, tại một buổi công chiếu đặc biệt dành cho các chuyên gia y tế, giới học giả, luật sư và chính trị gia của nước này.

99903ddff59e28bcd2bdbd39eee12b05.jpg

Thảo luận sau buổi công chiếu bộ phim Điều khó tin ở thủ đô Canberra.

d0342ba4f03eb8033126a99710634382.jpg

Mục sư Ken Perrin đã ký tên thỉnh nguyện kêu gọi chính phủ Úc có hành động nhằm chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Ông cũng cố gắng chia sẻ những thông tin này cho mọi người ở nhà thờ của mình.

Trong phiên thảo luận sau buổi chiếu phim, mục sư Ken Perrin cho biết ông hy vọng rằng các nhà lãnh đạo trên thế giới sẽ đọc báo cáo điều tra về nạn cưỡng bức thu hoạch tạng và không làm ngơ trước tội ác này, bởi vì ông cho rằng tội ác diệt chủng từng xảy ra trong lịch sử giờ lại đang tái diễn.

Diễu hành mừng ngày lễ lớn tại Úc và Hoa Kỳ

Ngày 26 tháng 11, đoàn nhạc Tian Guo tại Sydney, mà thành viên là các học viên Pháp Luân Công, một lần nữa đã được mời tới biểu diễn ở Lễ Diễu hành Mừng Giáng sinh ở thành phố Gosford. Lễ Diễu hành Mừng Giáng Sinh này là sự kiện cộng đồng truyền thống có lịch sử hơn 60 năm.

4a3ac2adfd9903e92ec8a3d95ac7ca5e.jpg

Đoàn nhạc Tian Guo ở Lễ Diễu hành Mừng Giáng sinh ở Gosford.

Ông Stephen Clarke, người phát ngôn chính thức của Hội đồng Thành phố Gosford rất vui khi được đón đoàn nhạc của Pháp Luân Công, đoàn nhạc Trung Quốc duy nhất trong lễ diễu hành này. Ông nói: “Trang phục của họ thật tuyệt. Chúng tôi đánh giá cao âm nhạc độc đáo của họ.”

c5a2651b0c64c980162dc5e209345190.jpg

Một cặp vợ chồng trẻ muốn tìm hiểu thêm về Pháp Luân Công sau khi xem màn trình diễn của đoàn nhạc Tian Guo.

Ở bên kia địa cầu, đoàn nhạc Tian Guo ở New York cũng trình diễn tại lễ diễu hành nhân dịp Lễ Tạ ơn ở thành phố Stamfork thuộc bang Connecticut.

64714e46b1d797606fe90c25ce5879bc.jpg

7040bf70d905d58adc237d4a9d4502fc.jpg

Đoàn nhạc Tian Guo trong lễ diễu hành nhân dịp Lễ Tạ ơn của thành phố Stamford, bang Connecticut.

e309cb3cbd0cc9c6853e9132318bc2e6.jpg

Ông Alan Kalter, người dẫn chương trình của lễ diễu hành và là phát thanh viên truyền hình ở New York, phát biểu trước khán giả tham dự lễ hội rằng nguyên lý của Pháp Luân Công là Chân-Thiện-Nhẫn, và tên của đoàn nhạc là Tian Guo mang ý nghĩa là “Thiên Quốc” phản ánh phong thái và nguyên tắc hành xử của Pháp Luân Công.

Các sự kiện cộng đồng khác

Vào ngày 19 và 20 tháng 11, tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản, các học viên Pháp Luân Công đã tham gia vào Lễ hội Truyền thông của thành phố này. Họ trình diễn các bài công pháp của Pháp Luân Công và tổ chức một hội thảo miễn phí dành cho những người quan tâm tìm hiểu về môn tu luyện này.

0715050ef82c2d5d25368678bbcf290f.jpg

Biểu diễn luyện công tại một lễ hội ở thành phố Hiroshima, Nhật Bản.

819c5678c91d0ca2bc8b515f1dbc378c.jpg

Các học viên gấp những bông sen bằng giấy tại quầy thông tin của họ.

831f4fe67cec9a216e6f5d64501c95da.jpg

Hướng dẫn luyện công ở thành phố Hiroshima.

Cũng ở Nhật Bản, tại một điểm du lịch, các học viên ở thành phố Yokohama đã thu thập chữ ký thỉnh nguyện nhằm phản đối cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Nhiều du khách Trung Quốc đã ký tên thỉnh nguyện ủng hộ cuộc kháng nghị ôn hòa của các học viên Pháp Luân Công.

 

557e74054eced05e480d24190a6c625b.jpg

8b7874d8a9073c5e5af074d0cc990c77.jpg

Du khách Trung Quốc ký tên thỉnh nguyện ủng hộ các học viên Pháp Luân Công kiện Giang Trạch Dân, nguyên Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc vì tội phát động và chỉ đạo cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Vào tháng 10, tại Trung tâm Thanh niên ở thành phố Krško và Trung tâm Thể thao, Sức khỏe ở thành phố Mengeš, các học viên ở Slovenia đã tổ chức các khóa học hàng tuần miễn phí để hướng dẫn luyện công cho tất cả những người quan tâm.

eecc954d79f152e2f471e2465095ba3d.jpg

Buổi hướng dẫn luyện công của Pháp Luân Công tại Trung tâm Thể thao, Sức khỏe ở thành phố Mengeš, Slovenia.

6d0a4cb3f085c64e49554b1e87c5b606.jpg

Hướng dẫn luyện công ở Trung tâm Thanh niên ở thành phố Krško.

Sự kiện ở các trường đại học

Các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một số sự kiện tại các trường đại học để giới thiệu môn tu luyện Trung Quốc cổ xưa này cho giảng viên và sinh viên của các trường, đồng thời phơi bày cuộc đàn áp tàn bạo ở Trung Quốc.

Tại Đêm hội Quốc tế của Đại học bang Arizona hôm 17 tháng 11, và tại Hội chợ Sinh viên của Đại học Tsinghua ở Đài Loan hôm 16 tháng 11, các học viên Pháp Luân Công địa phương đã dựng các gian hàng tặng tài liệu và hướng dẫn luyện công miễn phí.

8db10509c5417e949645db1b3656acc8.jpg

Giới thiệu Pháp Luân Công cho sinh viên tại Đại học Bang Arizona.

9288d463d21b90c80d2ecfcac5f8ede2.jpg

Hướng dẫn luyện công tại Đại học Bang Arizona.

af2939ff712171a493e50de0d170d909.jpg

Quầy thông tin của các học viên Pháp Luân Công tại Đại học Tsinghua ở Đài Loan.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/11/28/338284.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/12/1/160170.html|

Đăng ngày 8-12-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share