Bài viết của Chương Vận, phóng viên Minh Huệ Net

[MINH HUỆ 25-8-2016] Trại hè Minh Huệ ở Toronto từ ngày 4 tháng 7 đến 19 tháng 8, 2016 là một trải nghiệm hữu ích cho các em học sinh, giáo viên và các bậc cha mẹ.

Dave, 13 tuổi, nói rằng trong suốt chương trình kéo dài bảy tuần, điều khiến cậu ấn tượng nhất đó chính là lòng tốt của các bạn khác. “Các bạn đều đối xử tốt với nhau và tin tưởng lẫn nhau. Không ai bàn tán về các bạn khác. Là trẻ con, chúng cháu rất thích chơi đùa. Nhưng khi ai đó phạm lỗi, các bạn ấy thường xin lỗi ngay lập tức.”

Thời gian quan trọng trong cuộc đời

Nhóm học sinh lớn đều trong độ tuổi thanh thiếu niên. “Các em đang ở giai đoạn tâm lý giữa một người trưởng thành và một đứa trẻ”, Jane, một giáo viên giải thích. “Một mặt, các em muốn có suy nghĩ riêng và độc lập, mặt khác, suy nghĩ của các em thể hiện rằng chúng vẫn là những đứa trẻ.” Bởi vì rất nhiều trẻ em ở tuổi này mê chơi trò chơi điện tử và miễn cưỡng nghe theo lời cha mẹ, đây là quãng thời gian quan trọng trong cuộc đời của các em.

3e6a2fcbf3485c2c3576e1e935d64a95.jpg

Học sinh thiền định tại công viên Queens Park

a26b3ffc7d3389ca644a852094384133.jpg

Nhóm học sinh lớn và giáo viên tình nguyện Jane (đầu tiên bên phải)

Để hướng dẫn thực hành tập luyện và tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp, giáo viên đã bật các phim tài liệu về sự kiên định niềm tin của các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc, bất chấp cuộc đàn áp bạo lực. Các em có cơ hội trò truyện cùng các học viên, như Zeon, về chuyến đi của anh đến Trung Quốc năm 2001 để nói với chính quyền Trung Quốc về chân tướng của Pháp Luân Đại Pháp trong nỗ lực chấm dứt cuộc đàn áp.

Các học sinh cũng trò chuyện cùng các học viên lâu năm về việc tu luyện và đề cao bản thân của họ ở Trung Quốc và làm thế nào để gọi điện về Trung Quốc để vạch trần những vu khống tuyên truyền hận thù của chính phủ Trung Quốc.

Với những thông tin cơ bản này, các em học sinh học được cách nói với người khác về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc đàn áp ở Trung Quốc. Một số đã viết thư đến chính phủ Canada thúc giục họ giúp đỡ ngăn chặn cuộc đàn áp ở Trung Quốc.

85bfeca06475bc3eed144f43f5a24f4b.jpg

Họa sĩ Iraj đến từ Vancouver (phải) đã rất hạnh phúc khi nhìn thấy các em học sinh đang thiền định.

Giáo viên: Một trải nghiệm đáng quý

Jeffrey Lu, 18 tuổi, là cựu học sinh của trường Minh Huệ và đã tham gia làm giáo viên tình nguyện được vài năm. Cậu nói rằng mình đã học hỏi được rất nhiều từ các tiểu đệ tử. “Chúng tôi học các sách Pháp Luân Đại Pháp và luyện công hàng ngày. Các em học sinh cũng thường xuyên hướng nội để tìm ra thiếu sót của mình, để phù hợp với các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp và xin lỗi nhau khi gặp mâu thuẫn. Nếu không phải là những học viên có lẽ họ sẽ không làm như vậy.”

Một thách thức khác mà Jeffrey trải qua với các học sinh là các em đã từng đối xử với cậu như một đứa trẻ. Vì vậy, các em chơi với cậu thay vì nghe lời cậu. Sau khi đặt ra tiêu chuẩn cao hơn cho bản thân và làm các việc một cách nghiêm túc và kiên nhẫn hơn, cậu thấy các em học sinh đã sẵn sàng lắng nghe cậu hơn và mọi chuyện trở nên ổn thỏa.

“Lúc đầu, có một em nhỏ không làm theo hướng dẫn và tôi không biết phải làm thế nào”, Jeffrey nhớ lại. Từ các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp, cậu được học là phải suy nghĩ cho người khác trước. “Nghĩ rằng em học sinh làm vậy là để thu hút sự chú ý, tôi đã nói chuyện với cậu để tìm xem cậu đang nghĩ gì và làm thế nào tôi có thể giúp cậu. Cuối cùng, cậu ấy đã cải thiện rất nhiều và thậm chí còn giúp tôi tổ chức các hoạt động trại hè.”

Làm điều đúng đắn

Dave là người nhập cư từ Trung Quốc đến Canada hai năm trước và nói rằng cậu từng nghe rất nhiều tuyên truyền của chính phủ Trung Quốc về Pháp Luân Đại Pháp. “Sau khi đến đây, tôi nhận ra rằng đó đều là những lừa dối từ chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc để công kích Pháp Luân Đại Pháp. Vậy nên tôi không còn tin nó nữa và sau đó bắt đầu tập luyện [Đại Pháp]”. Cha mẹ của cậu cũng rất hạnh phúc vì sự thay đổi này. Họ nói rằng Dave đã trở nên cởi mở hơn, tập trung hơn trong lớp học và thích nói chuyện với mọi người về Đại Pháp.

8051432b28581e4169492ae74cdf26f1.jpg

Học sinh xin chứ ký phản đối cuộc đàn áp bạo lực đối với Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

Tommy, 11 tuổi, tham gia vào nỗ lực xin chữ ký một ngày trước khi trại hè kết thúc. “Lúc đầu, cháu cảm thấy khá tệ khi ai đó từ chối không muốn ký tên thỉnh nguyện nâng cao nhận thức về cuộc bức hại”, cậu nhớ lại. Sau đó, cậu hướng nội và cố gắng để làm tốt hơn. Khi tư tưởng của cậu thuần tịnh hơn, cậu có thể giải thích tốt hơn và nhận ra có nhiều người sẵn sàng ký vào bản kiến nghị.

“Trời rất nóng và cháu cảm thấy rất khó chịu. Sau một lúc, mọi thứ tốt hơn khi cháu nhận ra rằng điều mà chúng ta đang làm rất quan trọng. Thực tế cháu thực sự mừng cho những người đã ký tên, bởi vì họ đã làm điều đúng đắn.”

eb796c9c952f2715ac11f71a9b66ae50.jpg

Dave bắt đầu thực hành Pháp Luân Đại Pháp sau khi nhập cư từ Trung Quốc


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/8/26/158429.html
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/8/25/青少年在明慧学校里受益-333494.html
Đăng ngày 10-11-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share