Bài viết của Đường Tú Minh ở Anh quốc và Ngô Tư Tĩnh ở Đức

[MINH HUỆ 28-10-2016] Gần đây, các học viên Pháp Luân Công ở Luân Đôn đã kêu gọi sự công khai minh bạch cuộc Đối thoại Nhân quyền Anh-Trung thường niên.

Hôm thứ Năm vừa qua, các học viên đã tập trung ở trước Phủ Thủ tướng tại số 10 phố Downing, Bộ Ngoại giao và Khối Thịnh vượng chung, căng biểu ngữ và phát tài liệu thông tin nâng cao nhận thức công chúng về cuộc bức hại Pháp Luân Công kéo dài suốt 17 năm qua ở Trung Quốc.

2016-10-28-minghui-falun-gong-uk1--ss.jpg

2016-10-28-minghui-falun-gong-uk2--ss.jpg

2016-10-28-minghui-falun-gong-uk3--ss.jpg

Các học viên kháng nghị ở bên ngoài Bộ Ngoại giao và Khối thịnh vượng chung

Tiến sỹ Lưu Vỹ, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp ở Anh quốc, nói: “Chúng tôi thấy rằng Đối thoại Nhân quyền Anh-Trung được tiến hành dưới dạng những phiên họp kín. Chúng tôi không thể thấy bất kỳ một tác động tích cực nào từ cuộc đối thoại kín này tới cuộc bức hại Pháp Luân Công kéo dài suốt 17 năm qua ở Trung Quốc.”

“Chúng ta phải để cho toàn thế giới biết về cuộc bức hại tàn bạo không thể dung nhẫn nổi này. Ngày hôm nay, chúng tôi đến đây để kháng nghị và mong nhận được sự chú ý của quý vị. Chúng tôi hy vọng rằng các đại biểu của hai nước Trung và Anh tham dự đối thoại song phương này chú ý đến lời kêu gọi của chúng tôi.”

Các học viên Pháp Luân Công kêu gọi chính phủ Anh quốc vẫn duy trì cam kết tôn trọng nhân quyền và tự do tín ngưỡng, đồng thời lên tiếng về cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Các quan chức chính phủ Đức đã chỉ ra rằng vấn đề Pháp Luân Công sẽ được thảo luận trong Đối thoại Nhân quyền Trung-Âu.

Bà Baerbel Kofler của Bộ Ngoại giao Đức đã mời một số tổ chức nhân quyền đến tham dự một cuộc hội đàm về vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc hôm thứ Tư tuần trước.

Trong cuộc hội thảo này, hai thành viên Manyan Ng và Hubert Koerper của Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế nhấn mạnh tính nghiêm trọng của vấn nạn cưỡng bức thu hoạch tạng được nhà nước bảo hộ từ các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Hai nhà hoạt động đã gửi cho bà Kofler một bản thỉnh nguyện với 21.000 chữ ký của công dân Đức lên án tội ác cưỡng bức mổ cướp tạng. Họ cũng trình bày vắn tắt với ông Kofler về những báo điều tra mới nhất về tội ác này của các điều tra viên độc lập.

2016-10-24-minghui-kofler-koerper--ss.jpg

Bà Kofler (bên phải) nói với ông Hubert Koerper (bên trái) nói rằng vấn đề cưỡng bức mổ cướp tạng là “vô cùng, vô cùng nghiêm trọng.”

Bà Kofler hứa rằng: “Cho dù thế nào,” thì tội ác cưỡng bức mổ cướp tạng này cũng sẽ được nêu ra trong Đối thoại Nhân quyền Trung-Âu.

Hai ngày trước thềm diễn đàn, hai nhà lập pháp người Đức, Michael Brand và Martin Patzelt, đã mời các học viên cùng các nhà hoạt động khác tới tham dự một cuộc hội đàm về vấn nạn mổ cướp tạng cưỡng bức này.

Ông Patzelt chia sẻ trên trang web của ông rằng chính phủ Đức cần phải cân nhắc đến việc sửa đổi điều luật có liên quan đến cấy ghép tạng để ngăn chặn việc buôn bán tạng người một cách phi pháp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/10/28/336915.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/10/29/159738.html

Đăng ngày: 2-11-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share