Bài viết của một tiểu đệ tử ở Anh Quốc

[MINH HUỆ 08-09-2016] Kính chào Sư phụ tôn kính và các đồng tu!

Tôi là một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp 13 tuổi. Ở Pháp hội này, tôi muốn chia sẻ với các đồng tu những kinh nghiệm của mình khi hướng nội.

Hoàn toàn tín Sư tín Pháp

Khi chuẩn bị đi tắm, tôi bị trượt chân ngã và phía sau đầu bị đập xuống sàn nhà. Sau vài giây, tôi mở mắt ra và đầu óc tôi trống rỗng, đau tê.

Vì đã từng có một giấc mơ về việc bị ngã nên tôi cảm thấy mơ hồ. Tôi phân vân liệu mình đã bị ngã hay mới thức dậy khỏi giấc mơ. Tuy nhiên, tôi đã thực sự bị ngã và điều này khiến tôi lo sợ.

Sư phụ giảng:

“Chúng ta giảng rằng, tốt xấu xuất tự một niệm của người ta, sai biệt ở một niệm ấy đưa đến hậu quả khác nhau.” (Chuyển Pháp Luân)

Sau khi tắm xong, tôi vẫn cảm thấy lơ mơ, vì vậy tôi đã hướng nội. Tôi thấy rằng mình vẫn còn tâm hiển thị. Tôi bài trừ tâm chấp trước này và tự hỏi vì sao mình vẫn cảm thấy tê dại. Tôi nhận ra rằng mình đã có tâm sợ hãi vì tôi nhớ có một bài báo nói rằng nếu phần sau đầu bị chấn thương thì mắt sẽ bị ảnh hưởng và có thể dẫn đến mù lòa. Đó là nỗi sợ hãi của tôi.

Tôi đã rất lo lắng và không tự coi mình là người tu luyện được Sư phụ chăm sóc. Sau đó thị lực của tôi trở nên hơi mờ. Đây có phải là điều mà tôi chiêu mời không? Tôi vừa mới đọc một bài chia sẻ trên trang web Minh Huệ về việc phát chính niệm. Tôi chia sẻ vụ việc này với mẹ và bà đồng ý rằng sự tê bại là giả tướng mà cần phải bài trừ.

Đã đến lúc cần phải phát chính niệm. Tôi quyết định giải thể hết thảy tà ác và bài trừ giả tướng khi tôi đang thanh lý bản thân trong năm phút đầu. Đầu của tôi không còn cảm thấy tê bại nữa. Khi tôi bắt đầu phát chính niệm và phát thầm từ “diệt”, tôi cảm thấy rằng việc nhủ thầm từ đó có âm thanh rất lo lớn, nó giống như được miêu tả trong “thông báo của ban biên tập: tầm quan trọng của việc phát chính niệm và lên lịch cho việc phát chính niệm theo khung giờ toàn cầu (cập nhật lần hai)“. Chữ “diệt” này mạnh mẽ đến mức nó to bằng cả vũ trụ thiên thể hết thảy các không gian đều “vô sở bất bao, vô sở di lậu” (không gì không bao hàm, không gì bị bỏ sót).

Đây là bài học mà tôi phải nhớ. Tôi đã không loại bỏ được tâm sợ hãi hoặc tôi cũng đã không hoàn toàn tín Sư tín Pháp. Ban đầu tôi đã nhìn nhận vấn đề từ góc độ của một người thường. cựu thế lực đã lợi dụng sơ hở này.

“Một gậy cảnh tỉnh”

Tôi bắt đầu tu luyện với mẹ ngay khi chào đời. Khi tôi lên bảy tuổi thì mẹ đã bị đàn áp và bị cảnh sát bắt đi và tôi mất đi môi trường tu luyện. Tôi đã không thể cưỡng lại được những cám dỗ từ môi trường bại hoại của xã hội và sinh trưởng những tâm chấp trước của con người. Bản tính tiên thiên ngây thơ của tôi bị bao bọc bởi bản tính thiên sai và những chấp trước của mình. Sau khi đến Anh Quốc, tôi đã không còn tu luyện thực sự tinh tấn. Truy cầu an dật và vui thú đã làm tôi xa rời việc học Pháp và luyện công.

Tôi thường suy nghĩ vẩn vơ khi học Pháp, luyện công và phát chính niệm. Thật là xấu hổ vì tôi hiếm khi là một người tốt hơn, thay vào đó, tôi trở thành một người thường. Tôi đã không tinh tấn, không tu luyện, hướng ngoại, và không làm tốt ba việc. Tôi hy vọng rằng trong tương lai mình có thể làm tốt hơn, nhưng sau một thời gian, tôi lại quên mất điều gì tốt nhất cho bản thân.

Năm nay tôi đã rất may mắn khi được tham dự Pháp Hội ở New York.

Sư phụ đã giảng:

“Đệ tử Đại Pháp là chư Thần hạ thế có trách nhiệm trợ Sư cứu chúng sinh, gánh vác trách nhiệm cứu độ chúng sinh ở hạ giới. Chư vị cảm thấy tu luyện cá nhân của mình không tốt cũng không sao, tựa như phương thức tu luyện trong lịch sử, cho nên có những người không tinh tấn lắm, lúc tu lúc không. Nhưng chư vị đã nghĩ tới chưa? Khi chư vị đến thế gian này đã ký [thệ] ước với tôi, chư vị phát thệ cần cứu độ những chúng sinh đó, chư vị mới có thể trở thành đệ tử Đại Pháp, chư vị mới có thể làm việc này, nhưng chư vị không có làm tròn [thệ ước]. Chư vị không có hoàn toàn làm tròn [thệ ước], trên lưng mà chư vị đang gánh vác vô lượng vô số chúng sinh được phân phối cho chư vị, một quần thể sinh mệnh rất lớn ấy, mà chư vị không cứu độ, thế thì sao đây?! Đó chỉ đơn giản là một vấn đề tu luyện không tinh tấn thôi sao? Đó là phạm tội cực đại cực đại! Tội lớn vô tỷ! Chư vị nói xem tới lúc đó chư vị gọi Sư phụ, rồi nói rằng con chưa tu được tốt thưa Sư phụ, và thế là xong việc sao? Ai có thể buông chư vị? Cựu thế lực có buông chư vị chăng? Chuyện này trọng đại nhường nào?!” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016)

Từ “gậy cảnh tỉnh” này tôi nhận ra rằng tôi cần phải tinh tấn, trừ bỏ những tâm chấp trước của người thường và đuổi kịp trên con đường tu luyện.

“Hướng nội là một Pháp bảo”

Sư phụ giảng:

“Đối với người tu luyện, hướng nội là một Pháp bảo.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009)

“Gặp phải mâu thuẫn, bất kể mình đúng hay sai, đều nghĩ về bản thân: Việc này mình có chỗ nào không đúng? Có phải mình thật sự xuất hiện cái gì không đúng? Đều là đang nghĩ như vậy, niệm đầu tiên nghĩ chính mình, nghĩ vấn đề, ai không như vậy thì chư vị không phải là một người tu luyện Đại Pháp chân chính. Đây là Pháp Bảo của tu luyện, đây là một đặc điểm của tu luyện của đệ tử Đại Pháp chúng ta. Bất cứ gặp phải chuyện gì, niệm đầu tiên trước hết xét về mình, cái này gọi là “hướng nội tìm”.” (Thế nào là đệ tử Đại Pháp)

Khi đối chiếu bản thân mình với tiêu chuẩn của Pháp, tôi cảm thấy rằng trạng thái tu luyện của tôi thật tệ.

Phản ứng đầu tiên của tôi phản ánh những tâm chấp trước của người thường như là có xu hướng tranh cãi, hướng ngoại để bảo vệ bản thân, bao biện và cảm thấy rằng mình không bao giờ sai. Tôi thường tranh cãi với người khác, thậm chí ngay cả khi tôi không đúng. Bất cứ khi nào mâu thuẫn làm tôi khó chịu là tôi cố gắng trốn tránh hơn là hướng nội, từ bỏ những tâm chấp trước và tìm những vấn đề căn bản. Qua việc học Pháp và hướng nội, tôi tìm thấy chấp trước của mình – cố gắng bảo vệ bản thân và giữ thể diện. Tôi không thích ai chỉ ra thiếu sót của mình.

Việc hướng nội đã giúp tôi nhận ra rằng tôi nên học Pháp nhiều hơn, thanh lý bản thân, và bài trừ những ý niệm bất hảo.

Sư phụ giảng:

“Làm người tu luyện, thì hết thảy những khổ não gặp ở người thường đều là vượt quan; hết thảy tán dương gặp phải đều là khảo nghiệm.” (“Người tu tự ở trong ấy”, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Khi so với những yêu cầu của Pháp, tôi đã buông lơi và rớt lại đằng sau. Tôi cảm thấy đắc thắng khi được nịnh nọt. Tôi cảm thấy bất công và tức giận khi bị phê bình. Tôi đã không hành xử như một người tu luyện.

Tu luyện không phải là trò đùa con trẻ

Khi đứng xếp hàng tại căng tin ở trường thì hai chị lớp lớn đã chen hàng tôi. Tôi nghĩ tất cả mọi người đều đang đợi lấy đồ ăn và không ai có quyền chen hàng như thế. Rồi tôi lấy làm vui sướng vì họ đã mất đức. Tôi cảm thấy tức giận, muốn cãi cọ và đầu óc trở nên hẹp hòi. Tôi thực sự tức giận, đã không thiện, và không đặt lợi ích của người khác lên trước.

Một trong hai chị đó đã hỏi liệu tôi có ổn không, và tôi gật đầu đáp lại. Sau đó chị còn lại nói rằng tôi thật đáng yêu. Ngay lập tức tôi cảm thấy rất vui và nở nụ cười. Tôi không còn tức giận nữa.

Sự việc này làm tôi hướng nội tìm ra chấp trước của bản thân như là tâm tức giận, tâm tranh đấu, cảm thấy vui sướng trước sự đau khổ của người khác, ngạo mạn, tâm hiển thị và muốn được khen ngợi. Tôi đã không nghĩ rằng một sự việc dường như rất nhỏ mà có thể phản ánh quá nhiều chấp trước. Tu luyện đúng là không phải trò đùa con trẻ! Mỗi một chấp trước có thể kéo chúng ta xuống, ngăn cản chúng ta tiến bộ, và cản trở chúng ta làm tốt những nhiệm vụ của đệ tử Đại Pháp.

Can nhiễu của cựu thế lực

Các học viên ở Anh Quốc đã tổ chức một cuộc thỉnh nguyện ôn hòa vào tháng 8 trước cổng Đại sứ quán Trung Quốc để phản đối việc chính quyền Trung Quốc ngăn cản không cho Vương Trị Văn nhập cư vào Mỹ Quốc.

Mặc dù trời nóng, tôi vẫn giương biểu ngữ. Sau đó tôi cảm thấy lạnh và yếu dần. Mắt tôi trở nên mờ đi và tôi không thể nhìn rõ những biểu hiện trên nét mặt của các đồng tu. Một đồng tu đã khuyên tôi nên nghỉ một lát. Tôi vào nhà vệ sinh và nằm nghỉ trên một chiếc ghế băng. Một vài đồng tu đến động viên tôi.

“Có thể là cựu thế lực can nhiễu mình,” tôi nghĩ một lát, “và ngăn cản mình tham gia cuộc thỉnh nguyện ôn hòa này chăng? Có lẽ mình nên hướng nội!”

Những tâm chấp trước chính sẽ phải loại bỏ

Tâm hiển thị: Tâm hiển thị và ngạo mạn của tôi gần đây biểu lộ rõ rệt. Một bài chia sẻ về nghiệp bệnh đã chia sẻ về một đồng tu phải vào bệnh viện, tôi nghĩ rằng nếu là tôi thì tôi sẽ không đi bệnh viện. Vì thế nghiệp bệnh đã đến vì tôi chiêu mời nó. Rồi khi tôi cầm biểu ngữ, tôi mong rằng người chụp ảnh của chúng ta sẽ chụp tôi. Tôi đã không xem nó là một suy nghĩ sai lệch mà cảm thấy đặc biệt thích thú.

Tâm an dật: Tôi học Pháp và luyện công vào những thời điểm khác nhau. Vì thế tôi bị ma ngủ can nhiễu. Tôi phụ thuộc vào mẹ gọi dậy vào buổi sáng, nhưng thỉnh thoảng bà không làm được điều đó. Vì vậy tôi thường bỏ lỡ thời điểm phát chính niệm lúc sáng sớm.

Kính Sư kính Pháp: Khi học Pháp, tôi hỷ mũi, uống nước, ngồi gù lưng, và thỉnh thoảng vào nhà vệ sinh.

Thích xem Tivi: Hồi trước tôi thường xem Tivi để tăng kiến thức tiếng Anh. Thế rồi nó trở thành thói quen.

Sự cám dỗ của những đồ điện tử

Những đồ điện tử gây cám dỗ rất lớn đối với con người. Chúng làm tăng trưởng ma tính của con người và làm cho con người bị cuốn đi. Khi ở Trung Quốc, đặc biệt là trong suốt hai năm mà mẹ tôi bị bức hại, tôi bị nghiện chơi điện tử và xem tivi ngay khi làm xong bài tập về nhà.

Kể từ khi đến Anh Quốc, tôi cần phải tăng khả năng tiếng Anh và tìm hiểu về xã hội này nhiều hơn. Vì thế bố mẹ cho phép tôi xem những chương trình tivi bằng tiếng Anh. Ban đầu, tôi cảm thấy buồn chán và điều này đã chuyển thành một loại nghiện. Khi thức dậy là tôi bật tivi lên xem và những chương trình Tivi đã làm tôi phân tán khi đọc sách Đại Pháp, phát chính niệm và luyện công.

Sư phụ giảng:

“Tôi vừa giảng rồi, cái gì trên thế giới này cũng đang hấp dẫn chư vị, đều không để chư vị đắc Pháp. Không chỉ chư vị, trên thế giới này tất cả những bậc cha mẹ, chính phủ đều biết tình huống này, nhưng ai cũng bó tay! Không phải chỉ vấn đề người ta đắc Pháp, [mà còn] dẫn động người ta đến mức công tác cũng không làm được tốt, học tập cũng không học vào, lượng lớn thời gian dành cho máy tính, trò chơi điện tử, dụ dỗ chư vị tới xem tới chơi những thứ đó. Đã không còn là trạng thái con người nữa. Từ xưa đến nay con người đều không có trạng thái này. Đó là kỹ thuật của người hành tinh khác, ma đang lợi dụng chúng, dụ dỗ chư vị, khiến chư vị buông bỏ tất cả những gì của chư vị, dành hết [vào nó]. Lãng phí sinh mệnh của chư vị, chư vị còn không buông nó ra nổi! Từ góc độ làm người mà nhìn chư vị đã là không đúng, huống là tu luyện.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016”)

Hầu hết các chương trình tivi đều chứa các vật chất bại hoại, mặc dù trên bề mặt chúng có vẻ là tốt.

Sư phụ giảng:

“Tại nơi con người đây hình thức biểu hiện trực tiếp của nó là có liên quan đến hành vi bề mặt của những người trẻ tuổi hiện nay, như vô trách nhiệm, nhố nhăng, muốn làm gì liền làm nấy, kêu to hét lớn, phát nhạc nhảy nhót một cách quái dị, chơi trò chơi điện tử, trong đầu não đầy những cái gọi là những thứ “sinh hoạt hiện đại”.”(Giảng Pháp ở Pháp hội miền Đông Mỹ Quốc)

Bị kiểm soát bởi các chương trình tivi

Làm sao mà một học viên như tôi lại bị những thứ bại hoại như thế kiểm soát? Những suy nghĩ này đã nhắc nhở tôi, nhưng không đủ mạnh để ngăn tôi không bật tivi lên xem. Vì những chương trình đó dường như “vô hại”, tôi trở nên trì trệ và bắt đầu chú ý đến ngoại hình của mình.

Tôi phân vân liệu tâm chấp trước này có khiến tôi tự nguyện nhảy vào vũng bùn? Cần phải dừng lại, nhưng thay vì đặt tâm vào việc học Pháp, tôi bị các chương trinh tivi cuốn đi và ngày càng xem nhiều hơn. Tôi cảm thấy bản thân rất đáng thất vọng.

Một hôm tôi mơ thấy mình bị một nhân vật trong một chương trình tivi lừa dối và trí óc tôi nói với bản thân rằng mình phải từ bỏ thói quen này. Tuy nhiên, tôi đã bị nó nắm chắc trong tay. Thậm chí tôi còn bật hết chương trình nói tiếng Anh lại sang chương trình nói tiếng Trung.

Mục đích của con ma này là ngăn cản tôi hòa tan vào trong Pháp. Tôi biết rằng mình cần phải học Pháp và luyện công nhiều hơn nữa. Nếu tôi có thể tu luyện tốt thì sẽ ít bị can nhiễu.

Tivi chẳng là gì cả ngoài việc tốn thời gian. Thời gian là vô cùng quý báu, và Sư phụ đang cố gắng kéo dài thời gian ra cho chúng ta để chúng ta có thể hoàn thành được những thệ ước của mình. Tôi tu luyện không tốt và xem tivi quá nhiều. Tôi bị nghiệp tư tưởng can nhiễu và không thể tĩnh tâm khi phát chính niệm và luyện công. Làm thế nào mà tôi có thể cứu các chúng sinh được tốt đây?

Sư phụ giảng:

“Khi chúng ta đã trải qua giai đoạn lịch sử này, quay đầu lại thì mỗi đệ tử Đại Pháp đều có thể nói rằng ‘tôi đã làm những gì tôi cần phải làm’, (vỗ tay) điều đó mới thật xuất sắc. (vỗ tay hồi lâu) Nhưng cũng có nhiều học viên đã không phải với [lòng] mình, đã không làm tròn những gì họ cần phải làm, [và] những gì lịch sử giao phó cho họ. Nhưng không sao, cuộc bức hại này chưa hoàn toàn kết thúc, vẫn còn có cơ hội. Còn nói về [việc] bù đắp thế nào, phải làm thế nào, thì tuỳ bản thân chư vị.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Washington DC năm 2003)

Lường biếng là ma tính

Sư phụ giảng:

“Phật tính của con người là Thiện, biểu hiện từ bi, làm các việc thì trước tiên nghĩ cho người khác, có thể nhẫn chịu thống khổ. Ma tính của con người là ác, biểu hiện sát sinh, trộm cướp, tự tư, tà niệm, khuấy đảo thị phi, phiến động đồn đại, tật đố, độc ác, phát cuồng, lười biếng, loạn luân, v.v.” (“Phật tính và Ma tính”, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Sự lười biếng là một phần của ma tính. Trước kia tôi không để ý đến phần giảng Pháp này. Trong khi tận hưởng những chuyến nghỉ hè, ma ngủ đã đến tìm tôi và hàng sáng tôi ngủ đến tận tám giờ. Chỉ có vài lần là tôi dậy được lúc năm giờ sáng để phát chính niệm, và hiếm khi luyện công. Mặc dù mẹ cố gắng gọi tôi dậy nhưng hiếm khi bà làm được. Thế nhưng tôi trở nên ghen tị khi bà kể rằng bà đã luyện xong năm bài công pháp. May là tôi còn sớm nhận ra tâm lười biếng của mình và bài trừ nó.

Khi hướng nội, tôi thấy rằng lười nhác là kết quả của tâm an dật và không muốn chịu khổ. Toàn bộ thời gian này tôi không hề phát hiện ra can nhiễu của sự lười nhác, và nó ngăn cản tôi làm tốt ba việc.

Sau khi phát chính niệm thì con ma ngủ liên tục bảo tôi đi ngủ với muôn vàn lý do. Đây là lúc khảo nghiệm xem chủ ý thức của tôi có đủ mạnh không.

Sư phụ giảng:

“Chư vị đã từng nghĩ chưa, tu luyện chính là sự nghỉ ngơi tốt nhất. Loại nghỉ ngơi mà có thể đạt đến [trạng thái] mà chư vị ngủ cũng không đạt được, không có ai nói rằng tôi luyện công mệt quá, hôm nay không làm được gì cả. Chỉ có thể nói tôi luyện công đến mức khắp người nhẹ nhõm, một đêm không ngủ tôi cũng không cảm thấy buồn ngủ, khắp người có [sức] lực. Cả ngày làm việc dường như không có chuyện gì cả, có phải vậy không? Cho nên, nói không có thời gian hoặc những cớ khác mà không ra ngoài luyện công, tôi nói đó đều là lý giải Pháp không sâu, [cái] tâm tinh tấn không đủ. (Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu năm 1998)

Lòng khoan dung dạy chúng ta nhìn thấy điểm mạnh của người khác

Tôi đọc một bài chia sẻ, trong đó một đồng tu lớn tuổi được hỏi rằng: “Tâm tính của các học viên ở khu vực chị như thế nào?” Học viên lớn tuổi đó trả lời rằng: “Tôi nghĩ mỗi một người trong số họ thì giống như một kho báu, vô cùng quý giá!”

Câu trả lời này đã làm tôi xúc động sâu sắc. Vị học viên đó đã rất bao dung và nhìn thấy những điểm mạnh của người khác, trong khi đó tôi luôn nhìn thấy điểm yếu của mọi người. Tôi rất tiêu cực và chỉ nhìn thấy mặt xấu của người khác.

Một cô bạn cùng lớp của tôi thường xuyên chửi thề. Tôi không thiện với bạn ấy và đã không hướng nội mà lại bắt đầu ghét bạn ấy và nghĩ làm sao mà cô ý lại như thế nhỉ. Tôi không tu khẩu và phàn nàn về bạn ấy với một bạn khác. Phản ứng của bạn này đã không như tôi nghĩ. Bạn này đã nói rằng tôi quá tiêu cực. Thực ra, cô ấy nghĩ bạn gái đó thật là tuyệt vời và đã không để ý đến những gì tôi nói. Tôi cảm thấy xấu hổ vì một người thường thật độ lượng trong khi đó tôi lại không.

Tôi nên nhìn vào điểm mạnh của người khác, học Pháp nhiều hơn, đồng hóa với nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, tu luyện tinh tấn và nghĩ cho người khác trước.

Làm tốt ba việc.

Học Pháp

Sư phụ giảng:

“Đệ tử Đại Pháp đảm bảo được việc tu luyện hàng ngày là điều tất yếu, giảng chân tướng và cứu người là sứ mệnh của đệ tử Đại Pháp. Trên con đường tiến đến viên mãn, thiếu đi một trong hai [việc] đều không thể được. Làm được ra sao chính là [phản ánh] trạng thái tu luyện tinh tấn hay không.” (“Lời nhắc nhở”)

Khi đối chiếu bản thân mình với Pháp, tôi nhận ra rằng mình đã không tu tốt. Ba ngày tôi mới luyện công xong 5 bài công pháp và rồi nghỉ ngơi hai ngày. Đây là do sự lười nhác và tâm an dật của tôi.

Mặc dù có tiến bộ nhưng tôi vẫn không luyện công đều đặn. Thỉnh thoảng tôi không luyện công vì tôi bận làm những việc người thường. Tôi có thể tập trung khá tốt khi tự học Pháp, nhưng đủ các kiểu nghiệp tư tưởng can nhiễu tôi khi học Pháp nhóm. Sau khi bài trừ một niệm đầu thì một cái khác lại nổi lên, và đơn giản là trí óc tôi không thể thanh tỉnh và thuần tịnh. Vì thế tôi không thể lĩnh hội được Pháp mặc dù tôi đang đọc. Tôi vẫn chưa đọc hết tất cả các bài giảng Pháp của Sư phụ. Mục tiêu của tôi là phải sớm đọc hết tất cả các bài giảng của Sư phụ.

Phát chính niệm

Đầu óc tôi không thanh tỉnh khi phát chính niệm. Tôi cũng bị bở lỡ việc phát chính niệm bốn giờ toàn cầu. Điều này vô cùng nghiêm trọng vì đây là một trong ba việc Sư phụ bảo đệ tử làm.

Trong một thời gian dài, trạng thái tu luyện của tôi không được cải thiện. Tôi phải bài trừ những can nhiễu của nghiệp tư tưởng, đặc biệt là khi nó ảnh hưởng đến việc học Pháp, luyện công và phát chính niệm của tôi. Tôi cần phải là một người chân tu. Chính Pháp vẫn chưa kết thúc, tôi vẫn còn có cơ hội. Tôi quyết tâm chạy đuổi kịp tiến trình chính Pháp.

Nói cho mọi người sự thật về Đại Pháp

Tôi đến bảo tàng Anh Quốc để giảng chân tướng về Đại Pháp. Trong suốt mùa du lịch, có rất nhiều người từ khắp nơi trên thế giới đến đó. Tuy nhiên, tôi không thể nói chuyện lâu với người dân Trung Quốc đại lục.

Tiếng mẹ đẻ của tôi là tiếng Trung, vì thế tôi không có vấn đề về rào cản ngôn ngữ. Lý do chính ở đây là tôi sợ bị chửi mắng và nhạo báng, cũng như là sợ bị mất thể diện. Tôi bỏ đi khi nhìn thấy những vị khách du lịch Trung Quốc đại lục. Tôi nhận thức rất rõ về tầm quan trọng và cấp bách của việc cứu người. Tôi cũng hiểu rằng mình phải vượt qua quan này. Cuối cùng, tôi có được dũng khí nhưng trí óc tôi trống trơn, và không biết phải làm thế nào để đi nói chuyện với những người này.

Mỗi lần đưa tài liệu Đại Pháp, bao gồm cả những tờ báo, cho các sinh viên Trung Quốc đại lục, tôi cảm thấy buồn khi thấy biểu hiện lạnh lùng, thờ ơ, sợ hãi và châm chọc của họ.

Trái tim tôi tràn đầy sự biết ơn đối với Sư phụ khi tôi nhìn thấy những người này. Không có Đại Pháp, tôi cũng sẽ giống như họ. Tôi biết mình may mắn nhường nào. Thậm chí tôi còn cảm thấy thương những sinh mệnh đó. Tôi nghĩ nếu tôi cứu những người dân Trung Quốc, thì họ sẽ không bị chôn vùi cùng với tà đảng khi nó bị tiêu hủy. Mỗi khi nghĩ đến điều này, tôi lại tràn đầy lòng thương cảm, và tôi lại phát tài liệu Đại Pháp. Sau khi có lại được niệm đầu đúng đắn, hiệu quả của việc giảng chân tướng là rất tốt.

Sư phụ giảng:

“Hiện nay từng phút từng giây đều rất quan trọng; bỏ lỡ mất đoạn thời gian này rồi, là sẽ bỏ lỡ mất tất cả. Lịch sử sẽ không lặp lại nữa; lịch sử của vũ trụ, lịch sử của tam giới đã trải qua bao nhiêu như thế, niên đại lâu dài như thế; chúng sinh đều đang đợi gì đây? Đều đang sống ở nơi này vì điều gì vậy? Đều đang đợi [để đến] mấy năm nay mà thôi! Thế mà có học viên mấy năm nay đã hoang phí sinh mệnh, không biết tranh thủ [thời gian]; vậy mà chư vị đang gánh vác trách nhiệm to lớn nhường ấy với chúng sinh và lịch sử đó!” (Giảng Pháp tại Pháp hội Atlanta năm 2003)

Xin cảm ơn Sư phụ và các đồng tu!

(Phát biểu tại hội thảo chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp Anh Quốc năm 2016)


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/9/10/158635.html

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/9/8/334143.html

Đăng ngày 25-10-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share