Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 24-8-2016] Năm 2000, tôi phát sinh mâu thuẫn với một học viên 80 tuổi khi tôi đang ở nhà bà làm tài liệu giảng chân tướng. Tôi đã tùy tiện vứt bỏ một số thứ của bà mà tôi cảm thấy không nên giữ lại và di chuyển mọi thứ mà không có ý kiến của bà. Một vài lần bà đã không thể tìm được thứ mà bà cần.

Thời điểm đó tôi thiếu chín chắn và gây tổn thương cho học viên này ở nhiều phương diện.

Sau đó tôi lại quay về nhà học viên này và sản xuất tài liệu. Tôi hy vọng có thể giải quyết được mâu thuẫn giữa chúng tôi. Lần này, tôi đảm bảo không đụng đến đồ đạc của bà; tôi nghĩ ra một vài cách thức đơn giản để bà có thể hỗ trợ hạng mục và tôi có thể nấu ăn cho bà. Nhưng dù cho tôi làm gì, bà vẫn có ác cảm với tôi.

Tôi hướng nội và nhớ lại rằng có một lần khi tôi ở nhà bà và chiếc máy in bị hỏng. Tôi quyết định mang nó đến trung tâm sửa chữa. Học viên này cố gắng đi cùng và tôi nói: “Bà đi làm gì? Điều đó có nghĩa là khi cháu đang vác chiếc máy in này thì cháu cũng phải chú ý đến bà. Bà không thể đi được.”

Tôi đã rất ích kỷ và làm bà tổn thương bởi những lời lẽ của mình. Tôi không nhận ra rằng bà đang cố gắng giúp đỡ và đóng góp một phần công việc trong hạng mục giảng chân tướng.

Tôi thầm xin lỗi bà trong tâm mình: “Cháu đã sai. Cháu xin lỗi vì đã làm bà tổn thương. Cháu sẽ thay đổi.” Nhưng mọi thứ giữa chúng tôi vẫn rất căng thẳng. Tôi tiếp tục hướng nội.

Một hôm, một học viên khác nói với tôi: “Học viên mà là chủ nhà của tôi phàn nàn rằng bạn đã làm đảo lộn chiếc máy tính của bà ấy.”

Tôi cảm thấy hơi buồn khi nghe điều này. Tôi đang dùng máy tính của bà để làm tài liệu giảng chân tướng. Tại sao bà lại than phiền về tôi?

Sau đó tôi nhớ lại đoạn Pháp của Sư phụ:

“Tu luyện nhân

Tự trảo quá

Các chủng nhân tâm khứ đích đa

Đại quan tiểu quan biệt tưởng lạc

Đối đích thị tha thác đích thị ngã

Tranh thậm ma.”

(Thùy thị thùy phi, Hồng Ngâm III)

Tạm dịch:

“Người tu luyện

Tự tìm lỗi

Các loại nhân tâm phải bỏ nhiều

Quan ải lớn nhỏ chớ rớt lại

Cái đúng là họ, cái sai là mình

Còn tranh gì nữa.”

(Ai thị ai phi (ai đúng ai sai), Hồng Ngâm III)

Trong khi nhẩm Pháp của Sư phụ, tôi ngộ ra rằng mục đích của tôi khi sử dụng máy tính của bà ấy là vô tư, đáng lẽ tôi nên tôn trọng bà vì bà là người sở hữu chiếc máy vi tính, và đáng lẽ tôi nên hỏi bà trước khi thay đổi mọi thứ.

Tôi nói với vị học viên cao niên: “Cháu đã sai khi có những hành vi tùy tiện. Cháu đã khiến bà tổn thương. Cháu đã không đặt mình vào vị trí của bà. Từ bây giờ cháu sẽ thay đổi và cẩn thận hơn.”

Mối quan hệ của chúng tôi đã được cải thiện. Tuy nhiên, bà dường như vẫn có điều gì đó không ưa tôi. Tôi lại tiếp tục hướng nội. Một lần, bà nói với một học viên khác rằng tôi không cho phép bà ra ngoài và phát tài liệu. Trên thực tế, tôi đã do dự để bà phân phát tài liệu vì nhà bà là điểm sản xuất tài liệu chính, và tôi lo lắng về sự an toàn của điểm sản xuất. Ngoài ra, tôi cảm thấy rằng vì tuổi tác nên bà chỉ có thể đi được một đoạn đường ngắn mỗi ngày, và số lượng chúng sinh mà bà đối diện cũng sẽ hạn chế.

Đột nhiên tôi nhận ra rằng tôi đang dùng điểm sản xuất tài liệu là cái cớ để che đậy chấp trước sợ hãi của mình. Tôi e ngại rằng bà sẽ gặp rắc rối hay bị bắt, và mang nguy hiểm đến cho tôi. Tôi nhận ra đây là kết quả của việc không hoàn toàn tín Sư tín Pháp.

Sư phụ giảng:

“Nếu như sự việc này tuyệt đối không có quan hệ gì với chư vị, không có tâm mà chư vị nên bỏ, vậy thì sự việc này cũng sẽ rất hiếm phát sinh trên thân chư vị. Nếu như chư vị không có cái tâm này, thì sẽ không dẫn khởi mâu thuẫn, phải chịu trách nhiệm đối với tu luyện của chư vị mà.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Châu Âu)

Tôi xin lỗi vị học viên đó và giải thích: “Cháu đã sợ rằng bà sẽ mang đến nguy hiểm cho cháu. Cháu đã sai. Cứu người là sứ mệnh và trách nhiệm của từng đệ tử Đại Pháp. Học viên đó mỉm cười. Cuối cùng mâu thuẫn giữa chúng tôi đã được giải quyết.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/8/24/-333438.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/9/10/158627.html

Đăng ngày 22-10-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share