Bài viết của đệ tử Đại Pháp Đại lục

[MINH HUỆ 19-9-2016] “Bất thức Lư Sơn chân diện mục, Chỉ duyên thân tại thử sơn trung.” (Không biết Lư Sơn hình dạng thực, Bởi thân chính ở trong núi này) Bài thơ này đã giảng ra một đạo lý rằng nếu muốn nhìn rõ một sự việc hay một thứ gì đó thì chỉ cần không ở trong đó thì mới có thể nhìn được rõ, nếu không sẽ rơi vào trong phiến diện hay một tình tiết nào đó, thậm chí khó có thể thoát ra được.

Người tu luyện xem xét vấn đề cần xem xét từ chỉnh thể, để mắt tới đại cục. Ví như chúng ta nhìn nhận một con người thì không thể nhìn vào biểu hiện nhất thời của họ, mà phải nhìn vào cả quá trình nhân sinh của họ, vậy thì người tu luyện có thể sẽ nhìn thấy lịch sử quá khứ của họ, thậm chí cội nguồn của sinh mệnh này. Bởi vì sinh mệnh ngày nay tuyệt đại đa số đều là tới để đắc Pháp, cho nên dẫu đời này sinh mệnh này có làm sai chuyện gì, hoặc có thiếu sót gì thì cũng không thể hoàn toàn phủ định sinh mệnh ấy, nếu đứng tại góc độ và cơ điểm như vậy mà xem xét con người thì sẽ không bị giới hạn bởi cặp mắt của con người, tấm lòng cũng sẽ rộng mở hơn, sẽ không bị luẩn quẩn trong những chuyện vụn vặt.

Người tu luyện không chấp trước vào sự an nhàn nhất thời, nếu nhìn nhận bản thân chúng ta thì cũng phải nhìn nhận trên nền tảng xa xưa và hồng đại. Trong lịch sử của vũ trụ chúng ta biết rằng đệ tử Đại Pháp đang ở vào bước ngoặt lịch sử vô cùng quan trọng, bản thân chúng ta cũng phải gánh vác sứ mệnh lịch sử cự đại: Chứng thực Pháp, cứu chúng sinh. Đây chính là vị trí mà đệ tử Đại Pháp hiện nay đang đứng và việc hiện nay cần làm.

Hơn nữa mọi thứ có thể có được cơ hội như thế này: Đệ tử Đại Pháp được tu luyện trong Đại Pháp, chúng sinh có được cơ hội đắc cứu là vì có một bối cảnh lớn nhất, lớn nhất, đó là vì Sư phụ đã lật ngược con sóng dữ, cứu vớt vũ trụ khỏi bị hủy diệt, trong bối cảnh lịch sử xa xưa như vậy nhờ sự gánh chịu cự đại của Sư phụ nên tất cả chúng sinh mới có được hy vọng đắc cứu, đắc độ. Dùng từ “Phật ân hạo đãng” cũng không thể hình dung hết sự từ bi của Sư phụ, chúng ta có dùng hết thảy ngôn ngữ cũng không thể diễn tả được, bởi vì tất cả ngôn ngữ của chúng ta đều là ngôn ngữ trong lịch sử quá khứ, mà trong lịch sử quá khứ không có sự việc như thế này, ngay cả Thần trên trời cũng chưa từng trải qua sự việc như thế này, cho nên không thể dùng ngôn ngữ để diễn tả được. Cho nên tất cả các sinh mệnh chỉ cần họ là sinh mệnh trong vũ trụ này thì đều cảm ơn Sư phụ, bởi vì tất cả sinh mệnh hiện nay vẫn có thể tồn tại là vì Sư phụ đã cấp cho chúng sinh cơ hội.

Vậy thì hiện nay đệ tử Đại Pháp đang ở vào một giai đoạn như thế nào? Cá nhân tôi ngộ rằng đã tới giai đoạn cuối cùng của Chính Pháp, thậm chí đã bước đến giai đoạn cuối cùng của cuối cùng rồi, nhưng rất nhiều đồng tu lại bị tiêu trầm. Đây là một vấn đề nghiêm trọng. Lẽ ra nên phải giống như Sư phụ giảng:

“Càng về cuối càng không được buông lơi, càng về cuối càng phải học Pháp thật tốt, càng về cuối chính niệm phải càng đầy đủ.” (Gửi Pháp hội Canada [2007])

Hình thế Chính Pháp thay đổi đột biến, tà ác tại nhân gian lần lượt bị bắt hoặc bị ác báo theo những hình thức khác, nhưng có đệ tử Đại Pháp lại buông lơi, thậm chí quên cả sứ mệnh của mình, lẫn vào với người thường.

Cá nhân tôi ngộ ra rằng trong đó có vấn đề như thế này, tiêu trầm cũng là do cựu thế lực an bài, nhưng quan niệm trên bề mặt con người của đệ tử Đại Pháp cũng bị lợi dụng. Bởi vì tư tưởng của con người rất yếu nhược, rất hẹp hòi, dễ rơi vào ngõ cụt không thể thoát ra được.

Ví như có đồng tu sau khi “chuyển hóa” do bị cưỡng chế hoặc bị tra tấn đã mất đi lòng tin, thậm chí buông xuôi theo dòng, đó là mặt con người lý giải Pháp lý không sâu tạo nên, kỳ thực dù cho bạn có bị “chuyển hóa hay không chuyển hóa” thì nhất định đều phải nhìn về phía trước, tiếp thu bài học giáo huấn sau đó nỗ lực bước đi cho chính trên đoạn đường về sau. Chỉ cần bạn có thể nhớ tới Pháp hoặc có thể học Pháp thì bạn hãy học, cơ duyên khó đắc, không được để an bài của cựu thế lực dẫn động.

Còn có đồng tu do một chuyện gì đó đã làm không tốt mà rơi vào tự trách, thậm chí sa lầy vào đó suốt thời gian dài, đó cũng là phía mặt con người không vượt qua được, cảm thấy bản thân mình đã phạm phải sai lầm nào đó, trong tâm không vượt qua được. Kỳ thực, chỉ cần bạn biết mình đã sai, tìm xem nguyên nhân ở đâu, sau này làm tốt là được rồi, đừng lãng phí thời gian để tự trách bản thân. (Điều này khác với sự phản tỉnh chính diện)

Còn có một tình huống nữa, đây cũng là điều bản thân tôi gặp phải, tại một phương diện nào đó bản thân tôi vẫn luôn làm không tốt, không đạt được tiêu chuẩn mà Đại Pháp yêu cầu, ban đầu tôi cũng hối hận, buồn rầu, quyết tâm lần sau phải làm thật tốt, nhưng sau một thời gian tật cũ lại tái phát, tinh tấn được một thời gian nhưng sau đó lại tái phạm sai lầm, lỗi cũ phạm lại, khiến bản thân tôi không còn có lòng tin, tôi hoài nghi bản thân mình liệu có phải là một khối nguyên liệu hay không? Lúc này tôi hơi tiêu cực và bị tiêu trầm, rốt cuộc là chuyện gì đây? Rõ ràng là mình luôn muốn làm tốt, nhưng sao tới lúc then chốt lại không được nữa? Bản thân tôi vẫn luôn suy ngẫm nhưng cũng không nghĩ ra được là vì sao, nhưng may mà tôi nghĩ không thấu thì thôi không nghĩ nữa mà vẫn tiếp tục làm ba việc, có lẽ sau này tự nhiên bản thân sẽ minh bạch ra, quan trọng là không được nằm tại đó không đứng dậy. Tôi đã vấp ngã hết lần này tới lần khác, tôi cũng đứng dậy hết lần này tới lần khác, quyết không từ bỏ, cố hết sức mình làm theo những điều Sư phụ giảng.

Ví như chạy ma-ra-tông, có vận động viên không biết mình đang ở vị trí nào (giống như tu trong mê) mình đang dẫn đầu hay tụt lại phía sau? Nhưng anh ấy cứ liên tục vấp ngã, tốc độ chạy cũng không nhanh lắm (bản thân anh cảm thấy không nhanh lắm). Trong trạng thái này có người cảm thấy bản thân mình phải chăng không được nữa rồi, có chạy tiếp thì cũng chẳng có tên tuổi gì, dần dần sẽ bị tiêu trầm, cũng không chạy hết mình, thậm chí là đi bộ, trong tâm nghĩ dẫu sao cũng đã vậy rồi, có người thậm chí còn bỏ cuộc.

Kỳ thực dù cho bạn cảm thấy mình làm tệ thế nào thì bạn cũng không được bị dẫn động bởi vì cơ hội được tham gia “chạy ma-ra-tông” xưa nay chưa từng có này rất khó có được, sau này không bao giờ có nữa, vậy hãy dốc hết sức mà chạy thôi, chạy không được thì đi, đợi tới khi có sức rồi lại chạy tiếp, cứ kiên trì như thế.

Điều tôi muốn nói chính là phải dốc hết sức mà làm, đừng cho rằng một chuyện hay chuyện nào đó mình chưa làm tốt mà đã bị tiêu trầm, chúng ta đang ở trong bối cảnh hồng đại, xa xưa, vô cùng đặc biệt, chúng ta ở vị trí mà tiền nhân không gặp cổ nhân không thấy, bạn chỉ cần là một thành viên trong hạng mục chạy “ma-ra-tông” này thì bạn đã rất giỏi rồi, dù cho bạn có vấp ngã bao nhiêu lần, dù cho bạn cảm thấy mình không được như thế nào đi chăng nữa, dù cho bạn cảm thấy khó như thế nào thì bạn cũng đều phải kiên trì tới cùng, dốc sức mà làm. Không được bị ảnh hưởng bởi những chi tiết vụn vặt như vậy, dù cho bạn ở trong hoàn cảnh nào, điều kiện như thế nào, bạn cũng đều phải cố gắng hết sức mình làm tốt ba việc, vĩnh viễn không được tiêu trầm.

Giảng chân tướng, cứu người là vị trí số một. Cảm nhận, cảm giác của cá nhân đều không quan trọng, vậy thì cũng đừng sa vào trong đó, hãy buông bỏ được mất, thành bại, cảm nhận, cảm giác của cá nhân mình, dốc hết sức tu tốt bản thân, chứng thực Pháp, cứu độ chúng sinh, đây cũng chính là đang thực hành làm “Bậc chính giác tiên tha hậu ngã” (Phật tính vô lậu, Tinh tấn yếu chỉ).

Có thể những việc khiến bạn tiêu trầm là an bài của cựu thế lực, nếu bạn thực sự tiêu trầm đi mất, thì đúng là đã trúng bẫy của cựu thế lực, cho nên không được xét “danh tính”, không cầu báo đáp, càng không được sa lầy vào chuyện nhất thời nào đó mà phải bước ra, hãy để mắt tới đại cục, phải vượt thoát khỏi tất cả cái lý tại nhân gian, vượt thoát khỏi tất cả an bài của cựu thế lực, tu xuất ra một ý chí vượt lên tất cả, dù cho luôn trượt ngã thì mãi mãi cũng không được chán nản, vĩnh viễn không được tiêu trầm. Bởi vì Pháp khó đắc! Bởi vì cơ duyên đắc độ này đáng để chúng ta mãi mãi trân quý! Bởi vì sự từ bi của Đại Pháp siêu việt tất cả mọi thứ! Bởi vì hồng ân của Sư phụ đủ để chúng ta mãi luôn tràn trề niềm tin vào tương lai.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2016/9/19/335125.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/10/8/159457.html

Đăng ngày 19-10-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share