Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Bắc Kinh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 19-7-2016] Tôi luôn cảm thấy không thoải mái khi nói chuyện với những người lạ, và chỉ bắt đầu bước ra ngoài để giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại khoảng hai tháng nay.

Một học viên lớn tuổi đã dẫn tôi theo khi cô ấy ra ngoài giảng chân tướng. Tôi phát chính niệm và lắng nghe chăm chú các cuộc nói chuyện của cô ấy. Sau một tuần, tôi đã học được cách bắt đầu một cuộc trò chuyện như thế nào và cách nói với mọi người về cuộc bức hại ra sao. Tuy nhiên, tôi vẫn còn ngại ngùng trong việc tiếp cận với mọi người.

Tôi cầu xin Sư phụ giúp tôi loại bỏ những nhân tố đang ngăn cản tôi. Tôi tăng cường thời gian học Pháp và phát chính niệm.

Vài ngày sau, tôi và một học viên khác đến công viên. Cô ấy bắt đầu nói chuyện với mọi người, và tôi cũng vậy. Với sự gia trì của Sư phụ, có người đã đồng ý thoái Đoàn, một tổ chức liên đới của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐSCTQ). Lát sau, người học viên ấy đã khích lệ tôi và bảo rằng tôi đã nói rất tốt.

Tôi vẫn gặp vấn đề với việc tiếp cận mọi người, đặc biệt là ở chỗ đông người. Tôi biết rằng mình vẫn còn chấp trước sợ hãi. Tôi nói điều này với vợ tôi, cô ấy cũng là một học viên và đang làm rất tốt việc giảng chân tướng về cuộc bức hại.

Tôi nhận ra rằng tôi đã không tham gia vào bất kỳ nhóm học Pháp nào từ khi cuộc bức hại bắt đầu diễn ra cho đến nay, do vậy vợ tôi đã khuyến khích tôi nên tham gia vào một nhóm học Pháp ở gần nhà.

Tôi bắt đầu đi đến đó và lắng nghe những kinh nghiệm của các học viên khác. Tôi ghi nhận lại những điểm khác biệt trong cách giao tiếp giữa các học viên đó và chính mình. Lúc học Pháp, giọng nói của họ nhẹ nhàng và hòa ái, trong khi tôi thường đọc lướt nhanh và to. Tôi không tập trung vào nội dung của Pháp mà chỉ bận tâm vào việc phát âm sao cho đúng. Khi những người khác đọc, tôi chú trọng vào những lỗi của họ để có thể chỉnh sửa họ.

Tôi đã không học Pháp với tâm thuần tịnh mà còn có tâm hiển thị. Thậm chí tôi thường xuyên không biết mình vừa đọc những gì. Tôi bắt đầu đọc chậm lại và tập trung vào nội dung tôi đang đọc.

Bằng việc gia tăng thời gian học Pháp, loại bỏ các tâm chấp trước của mình và đọc những bài chia sẻ tâm đắc thể hội của các học viên trên trang web Minh Huệ, tôi đã tự tin hơn và có thể nói chuyện với mọi người tốt hơn.

Vì tôi phải đi làm vào buổi sáng, nên mỗi buổi chiều, tôi và một học viên khác ra ngoài để giảng chân tướng trong ba giờ đồng hồ. Chúng tôi đến các trung tâm thương mại, trạm xe buýt, ga xe lửa, công viên, và ngược xuôi trên phố. Thông qua việc nói chuyện trực tiếp với mọi người, các chấp trước của chúng tôi nhanh chóng bị phơi bày ra, và trên đường về, chúng tôi thường trao đổi với nhau về những trải nghiệm đó.

Trước khi bắt đầu giảng chân tướng trực diện như thế này, mỗi năm tôi chỉ có thể giúp hai hoặc ba người làm tam thoái. Bây giờ, mỗi tháng tôi giúp được nhiều người hơn. Tôi tin rằng con số này sẽ lớn hơn khi tôi đề cao trong tu luyện.

Những suy nghĩ của tôi về việc giảng chân tướng

Tôi tin rằng sẽ rất tốt nếu một học viên vừa mới bắt đầu giảng chân tướng trực diện cùng đi ra ngoài với một học viên có kinh nghiệm. Học viên này có thể bắt đầu bằng cách phát chính niệm hỗ trợ và lắng nghe học viên có kinh nghiệm nói chuyện.

Việc đọc các bài chia sẻ về chủ đề này cũng mang lại lợi ích. Tôi cũng nhận thấy rằng nếu ở những nơi yên tĩnh thì sẽ dễ bắt chuyện hơn.

Chúng tôi luôn luôn tuân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Nếu một vài người có ấn tượng không tốt về Đai Pháp, chúng ta không nên tranh luận với họ. Nếu người nào đó không tôn trọng Đại Pháp, chúng ta có thể giải thích Đại Pháp là gì, và Đại Pháp đã được phổ truyền trên thế giới ra sao.

Các học viên nên phối hợp tốt với nhau. Khi một học viên nói, những học viên khác có thể phát chính niệm. Khi học viên đầu tiên bị vấp khi nói, học viên khác có thể tiếp lời. Tuy nhiên chúng ta không nên ngắt lời của người khác. Hãy chú ý vào phản ứng của người nghe và xem anh ấy hoặc cô ấy có thể hiểu và chấp nhận được bao nhiêu. Chúng ta có thể chọn những đề tài và những cách tiếp cận khác nhau dựa trên nền tảng học vấn cũng như hoàn cảnh cuộc sống của người đó.

Việc phân bổ thời gian cho công việc của chúng ta, học Pháp, luyện công và những sinh hoạt đời sống hàng ngày rất quan trọng. Cảm giác mệt mỏi, trạng thái quá bận rộn, hoặc nỗi lo sợ ẩn sâu, tất cả đều là can nhiễu. Tu luyện bản thân tinh tấn và giữ chính niệm cường mạnh là chìa khóa để thực hiện công việc này tốt đẹp.

Các học viên tại Trung Quốc phải chú ý đến vấn đề an toàn và không nên ở lại một nơi nào đó quá lâu. Ví dụ, chúng tôi thường ở trung tâm thương mại một ngày, ngày hôm sau ở trạm xe buýt, ngày hôm sau nữa sẽ là ở công viên và cứ thay đổi như thế.

Chúng tôi có thể gặp người đã từng nghe nói đến hoặc đã đọc các thông tin về Pháp Luân Đại Pháp nhưng chưa biết về việc thoái ĐCSTQ. Những người này thường rất nhanh chóng đồng ý thoái ĐCSTQ.

Chúng tôi cũng gặp nhiều người rất thích nghe chúng tôi nói, nhưng chúng tôi không có cơ hội giúp họ thoái ĐCSTQ. Họ có thể sẽ quyết định thoái ĐCSTQ khi họ nói chuyện với các học viên khác.

Việc giảng chân tướng trực diện cho mọi người về cuộc bức hại không quá khó như bạn tưởng. Sư phụ sẽ an bài mọi việc. Tất cả những gì chúng ta cần làm thực sự chỉ là bước ra và thực hiện mà thôi. Chúng ta phải hoàn toàn tín Sư tín Pháp.

Trên đây là những thể ngộ của tôi. Xin hãy từ bi chỉ ra những điểm không phù hợp.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2016/6/25/走出来面对面讲真相的五十天-330490.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2016/7/19/157887.html

Đăng ngày 29-9-2016. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share