Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh , Trung Quốc

[MINH HUỆ 3-9-2016] Có ít nhất 7 học viên Pháp Luân Công hiện đang bị giam giữ tại Nhà tù Khang Gia Sơn, thành phố Trầm Dương, tỉnh Liêu Ninh.

Nhà tù Khang Gia Sơn và Trại lao động cưỡng bức Ngân Gia chính thức trực thuộc hệ thống tư pháp của Cục Tư pháp thành phố Trầm Dương.

5a66960a3942b06a09979d35cb74ce26.jpg

Nhà tù Khang Gia Sơn ở Trầm Dương

Ngoài các học viên là ông Hán Xuân Long, ông Thích Ngọc Vũ, ông Vương Sóc Thần, ông Quảng Châu Húc, ông Triệu Thành Lâm, ông Liễu Tuấn Bác và ông Đỗ Trường Ngân, hàng tháng đều có thêm các học viên bị bắt giam.

Nhà tù Khang Gia Sơn có 4 khu giam giữ và một bệnh viện. Khu giam giữ số 1, số 2 và số 3 giam giữ khoảng 130 tù nhân. Khu số 4 dành cho các tù nhân lớn tuổi và tàn tật, và có tương đối ít lính canh. Có khoảng 400 đến 500 tù nhân với án tù từ 5 năm trở xuống.

Cưỡng chế và giám sát chặt chẽ

Khi một học viên Pháp Luân Công mới đến nhà tù, các tù nhân thường đưa học viên này tới một phòng không có camera giám sát để đe dọa buộc học viên phải từ bỏ đức tin của mình. Nếu học viên này cự tuyệt thì sẽ bị tra tấn.

Những hình thức tra tấn phổ biến nhất gồm:

– Sốc điện bằng nhiều dùi cui điện.

– Đánh đập dã man, đặc biệt trên các bộ phận cơ thể nhạy cảm bằng các chai nhựa chứa đầy cát.

– Kéo dạng chân

– Cấm ngủ hoặc bị bỏ đói

– Đứng úp mặt vào tường trong các tư thế hiểm

– Ngồi im trên một ghế đẩu nhỏ trong thời gian dài

9c45fe37b7b5a9efb1dde7286ac47b8f.jpg

Minh họa tra tấn: Kéo dạng chân

2822db2c26440759a45b50107fd4e69e.jpg

Tái hiện cảnh tra tấn: Đứng úp vào tường

Thông thường, mỗi học viên bị bốn tù nhân theo dõi cả ngày lẫn đêm. Họ luôn có các tù nhân theo sát ngay cả khi họ ngủ hoặc ăn. Họ không được phép nói chuyện với bất cứ ai hay gọi điện thoại cho gia đình.

Một tù nhân ở khu số 2 đã từng nói rằng một học viên đã bị tra tấn đến chết trong khu số 3 vì không từ bỏ Pháp Luân Công, nhưng nhà tù không phải chịu trách nhiệm gì.

Quy định chặt chẽ các đợt thăm viếng của gia đình

Nhà tù đưa ra những quy định khắt khe về viếng thăm của gia đình các học viên. Họ phải thông qua nhiều tầng phê duyệt trước khi được gặp học viên.

Sau khi gia đình của học viên đến nhà tù, bộ phận an ninh tại cổng phải thông báo cho các khu tù. Một lính canh yêu cầu gia đình điền vào một tờ khai đặc biệt dành cho các học viên Pháp Luân Công, gồm có các thông tin về tên của học viên, “tội danh” và kỳ hạn giam giữ. Tất cả thành viên gia đình cũng phải khai số chứng minh thư của họ và nêu rõ họ có tu luyện Pháp Luân Công hay không. Nếu họ cũng tu luyện Pháp Luân Công thì họ không được vào.

Sau khi gia đình học viên điền xong tờ khai, tờ khai được chuyển tới cho lính gác, sau đó tới văn phòng, và cuối cùng là tới các trưởng khu tù. Thậm chí sau khi cuộc viếng thăm đã được phê duyệt, các lính canh vẫn giám sát chặt chẽ toàn bộ cuộc thăm viếng.

Lao động cưỡng bức

Tất cả các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân khác tại Nhà tù Khang Gia Sơn đều phải lao động chân tay trong nhiều giờ mỗi ngày mà không được trả công. Khu tù số 1 và số 2 chủ yếu làm các túi mua sắm để xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Anh và Mexico. Khu tù số 3 làm bóng điện.

Các lính canh đánh đập hoặc sốc điện bất cứ ai không hoàn thành định mức trong ngày của mình. Nhiều tù nhân đã gặp các vấn đề sức khỏe kinh niên do kiệt sức.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2016/9/3/333907.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2016/9/15/158803.html

Đăng ngày 26-9-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share