Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 14-8-2016] Tôi từng viết một bài chia sẻ và đề nghị một học viên khác giúp tôi sửa bài viết này. Học viên này nói rằng bài viết của tôi đã phản ánh văn hóa Đảng.

Cô ấy đề nghị tôi đọc Cửu Bình và cuốn Giải thể Văn hóa đảng

Tôi bật lại: “Sao cả hai chúng ta không hướng nội trước nhỉ?” Cô ấy dừng lại ngay tại đó.

Khi về đến nhà và tâm tĩnh lại, tôi nghĩ rằng mình nên chấp nhận đề nghị của học viên mà đọc hai cuốn sách đó. Hóa ra thực tế tâm tôi vẫn còn chứa đầy văn hóa Đảng.

Tôi thấy mình có tâm tranh đấu, ưa lén lút và nói dối. Tôi đã thực sự cảm kích với việc các học viên khác đưa ra những lời góp ý, nhưng tại sao tôi trả lời cô ấy cay nghiệt đến thế nhỉ?

Tôi nhận ra rằng bất cứ khi nào có ai đó chỉ ra thiếu sót của mình, tôi không hề thừa nhận các thiếu sót ấy, thay vào đó tôi lại bài bác những góp ý của họ.

Mặc dù tôi sẽ không khó chịu hay cố gắng tìm ra lý do để bảo vệ bản thân, tôi sẽ hỏi vặn lại người đó. Nó đã chạm vào chấp căn bản sâu xa là không muốn bị phê bình.

Tôi tự hỏi: “Tại sao tôi không muốn bị người khác phê bình? Có gì vấn đề gì đây?” Lý do các học viên khác đưa ra lời nhận xét là để tôi đề cao bản thân. Tu luyện chính là như vậy.

Nếu tôi thậm chí không thừa nhận thiếu sót đó, tôi có thể tu luyện như thế nào đây? Nếu tôi không tu luyện vững vàng và không muốn đối mặt với thiếu sót, điều đó chẳng phải có nghĩa là tôi từ chối đề cao bản thân và trở về nhà cùng với Sư phụ sao?

Nếu tôi không hướng nội và buông bỏ chấp trước, tầng của tôi sẽ không đề cao lên được và tôi sẽ bị lưu lại bởi chính những chủng quan niệm của mình.

Ngoài ra, chấp trước không muốn bị phê bình bắt nguồn từ đâu? Bản tính tiên thiên của một người là nhẫn và thiện. Trong tu luyện, người ta cần phải quay trở về với bản tính tiên thiên, phản bổn quy chân và hiển lộ đầy đủ các bản tính này.

Vì vậy, một người tu luyện cần có khả năng chịu đựng những lời phê bình. Chúng ta cần phải loại bỏ các quan niệm hậu thiên như tâm dễ bị tổn thương, không muốn bị phê bình, cố chấp và hướng ngoại.

Tu luyện Đại Pháp là trực chỉ nhân tâm. Khi người khác đã chỉ ra những thiếu sót của tôi trong khi chia sẻ, nó cũng có thể là điểm hóa từ Sư phụ. Nếu tôi không muốn chấp nhận điều đó, điều gì có thể xảy ra nữa đây? Hoặc nếu tôi không muốn tín Sư và buông bỏ các chấp trước của mình, rốt cuộc ai sẽ là người vui nhất chứ?

Cựu thế lực có thể lợi dụng sơ hở này như một cơ hội để khiến tôi càng ngày càng rời xa Pháp. Cựu thế lực chỉ muốn cải biến người khác, không muốn cải biến bản thân chúng. Nếu tôi không muốn cải biến bản thân thì sự khác biệt giữa tôi và cựu thế lực là gì đây?

Sư phụ đã giảng:

“Nhất định phải chú ý nhé, từ nay trở đi, ai lại không để người khác nói [phê bình] nữa, thì người đó là không tinh tấn; ai lại không để người ta nói [phê bình], thì người đó có biểu hiện ra không phải là trạng thái của người tu luyện; ít nhất là về điểm này. (vỗ tay ) Ai nếu vẫn không vượt qua được quan ải này — tôi nói với mọi người — thì đó đã là quá nguy hiểm rồi! Bởi vì đó là điều căn bản nhất của người tu luyện, cũng là thứ cần thiết phải bỏ đi nhất, cũng là nhất định phải được vứt bỏ; không bỏ thì chư vị không đến viên mãn được. Không nên trở thành người thường đang làm sự việc của đệ tử Đại Pháp. [Chư vị] cần viên mãn, chứ không phải là vì cần phúc báo”

“[Có người biểu hiện] giống như que diêm vậy, hễ quẹt là [phát hoả]. Cũng giống như quả mìn: hễ dẫm phải là nổ. ‘Bạn chớ nói gì về tôi, hễ nói về tôi là không chịu được’. Ý kiến nào cũng không chịu nghe; thiện ý hay ác ý, hữu ý hay vô ý, thảy đều không tiếp thu; càng không hướng nội mà tìm nữa, khá là nghiêm trọng rồi. Đây không phải là trách mọi người; chư vị từ nay trở đi đều phải chú ý vấn đề này; phải đạt đến độ là ai nói [chư vị] cũng được; nếu nói đúng thì sửa đi, còn nếu không thì cũng chú ý; chư vị có thể đối diện với phê bình và chỉ trích mà bất động tâm thì chính là chư vị đang đề cao.(vỗ tay)” (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles[2016])

Chấp trước không muốn bị phê bình có thể biểu hiện ở tất cả các hình thức khác nhau, chẳng hạn như: dễ dàng bị xung động, thách thức người khác bằng cách nói “Tốt hơn hết là bạn nên hướng nội đi ,” tìm lời bào chữa, bỏ qua những lời nhận xét của người khác.

Trong tu luyện, chúng ta cần phải loại bỏ những thói quen dễ bị xung động và thay vào đó là hướng nội sâu hơn.

Đôi khi, một câu nói ngây thơ có thể phơi bày những chấp trước và những chủng quan niệm còn ẩn sâu. Chúng ta phải hết sức nghiêm túc hướng nội vô điều kiện, tìm ra căn nguyên và giải quyết vấn đề từ căn bản. Chỉ bằng cách buông bỏ chấp trước một cách nghiêm túc, nó mới có thể được gỡ bỏ hoàn toàn.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2016/8/14/332808.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2016/8/31/158487.html

Đăng ngày 17-09-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share