Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Úc

[MINH HUỆ 26-8-2016] Bộ phim tài liệu giành nhiều giải thưởng Điều khó tin (Hard to Believe) xúc động nhân tâm khán giả đến xem buổi công chiếu tại Gold Coast (Bờ biển Vàng), ở Queensland, Úc.

243e4e688a0e7c8275e67a3ccb156d4d.jpg

Khán giả của bộ phim Điều khó tin

Điều khó tin tiết lộ tội ác sát hại tù nhân lương tâm để lấy tạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) được công chiếu lần đầu tiên ở Gold Coast hôm 12 tháng 8 năm 2016 tại Đại học Griffith. Một số quan khách có tầm ảnh hưởng trong giới chính trị, pháp luật, y tế, điện ảnh, và truyền thông đã tới tham dự buổi công chiếu.

Tiết lộ tội ác kinh hoàng

Sau khi nhà điều tra nhân quyền Ethan Gutmann công bố kết quả điều tra đầy thương tâm của mình, trong đó chỉ ra rằng có đến 100.000 ca ghép tạng đã được thực hiện ở Trung Quốc, với trung bình khoảng ba cơ quan tạng được trích lấy từ mỗi cá nhân – nạn nhân là các học viên Pháp Luân Công, người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, và những người Ki-tô giáo trong các hội thánh—nhiều khán giả thừa nhận rằng quả thực trước đó họ chưa từng biết đến nạn mổ cướp tạng hoặc không ý thức được mức độ nghiêm trọng của tội ác này.

4a9d559059098e51ee1d285c64ba4593.jpg

Ông Ehtan Gutmann

Ông Gutmann lưu ý rằng thực trạng có đôi chút biến chuyển kể từ khi cựu Quốc vụ khanh Canada David Kilgour và luật sư nhân quyền David Matas công bố cáo cáo đầu tiên của họ về những cáo buộc thu hoạch tạng cưỡng bức ở Trung Quốc năm 2006.

“Chúng tôi nhận thấy có chuyển biến, đặc biệt là từ khi Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua Nghị quyết 281. Chúng tôi thấy rằng Nghị quyết 343, vốn được Quốc hội nhanh chóng thông qua với sự bảo trợ của nhiều Nghị sỹ Hoa Kỳ, chính là sự kế thừa của Nghị quyết 281. Và rằng Nghị viện Châu Âu đã nối tiếp bằng việc thông qua một nghị quyết có tính chất tương tự. Chúng tôi đang quan sát những dấu hiệu tích cực đó, ở London, Đảng Bảo thủ Westminster cũng đang cân nhắc để thông qua một [văn bản] tương tự,” ông Gutmann chia sẻ với khán giả.

Chuyên gia y tế chỉ trích các đối tác Trung Quốc “rất vô lương tâm”

Tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa thận Thomas Titus của Bệnh viện Đại học Gold Coast, cho biết ông vẫn không thể nào chấp nhận được việc một bộ phận chuyên gia y tế Trung Quốc lại tham gia vào tội ác mổ cướp tạng cưỡng bức do nhà nước bảo hộ.

579816cc8dea4399ff8d0afdf702063f.jpg

Tiến sỹ, bác sỹ Thomas Titus

“Bác sỹ được kính trọng là bởi tính chính trực, từ bi, và có tâm săn sóc người bệnh. Họ dùng công nghệ và kỹ năng của mình để giúp người bệnh phục hồi sức khỏe. Tất nhiên, cũng có những trường hợp họ phá vỡ những thông lệ này, nhưng họ sẽ bị bắt hoặc chịu phạt. Nhưng qua những gì tôi thấy trong bộ phim và những gì tôi quan sát được, nó hoàn toàn khác biệt [ở Trung Quốc],” Tiến sỹ Titus nói.

“Hệt như Đức Quốc xã, tôi thấy toàn bộ các bác sỹ Trung Quốc đều rất vô lương tâm. Các bác sỹ phẫu thuật được đào tạo thành thục để cắt mở cơ thể người và lấy tặng nhằm duy trì sự sống cho họ, trong đó có mổ lấy thận, tim, và giác mạc. Một giác mạc là một bộ phận nhạy cảm với cái đau nhất trong cơ thể, và nó đang bị mổ lấy đi khi người ta còn đang sống và tỉnh táo.”

Ứng cử viên chính trị kêu gọi chấm dứt mổ cướp tạng

Bộ phim tài liệu này đã khiến ông Michael Kaff, ứng viên độc lập cho Thượng viện Hoa Kỳ của cuộc bầu cử 2016, kêu gọi chấm dứt ngay lập tức hành vi cưỡng bức thu hoạch tạng này.

“Không có lý do gì để bao biện hết, phải chấm dứt nó ngay lập tức! Sinh mệnh quan trọng hơn đồng tiền, đặc biệt là chỉ vì tiền mà người ta bị xem như hàng hóa và bị ngược đãi. Chúng ta cần truyền rộng thông tin này và có nhiều hành động hơn nữa,” ông Kaff nói.

“Không thể làm ngơ trước sự việc vô cùng nghiêm trọng và cấp bách như vậy được. Tôi hy vọng rằng nhiều người sẽ cảm thông và ủng hộ chính nghĩa…đặc biệt là các nghị sỹ quốc hội [đương nhiệm].”

10384930f49d198fda1faa74113b23c1.jpg

Học viên Pháp Luân Công cùng anh Daniel Kwon (bên phải)

Sau khi xem bộ phim, Daniel Kwon, ứng viên Đảng Xanh trong cuộc chạy đua vào Hạ Viện 2016, rất hào hứng mặc chiếc áo phông Điều khó tin và chụp hình rồi sau đó đăng tải tấm hình đó lên mạng xã hội với bình luận: “Tổng thể chúng ta sẽ [có sức mạnh] hơn là từng cá nhân riêng rẽ. Thu hoạch đang thực sự đang xảy ra. Hãy nói không với ‘ngược đãi’ nhân quyền.”

“Thật đáng xấu hổ khi mà trong xã hội đương đại này, trong năm 2016 này, lại có thể xảy ra những điều như vậy,” ông Kwon nói.

Nghị sỹ Meaghan Scanlon, một ứng viên Đảng Lao động Úc cho cuộc chạy đua vào Hạ Viện năm 2016, khẳng định rằng bà sẽ tiếp tục ủng hộ Pháp Luân Công để chấm dứt vấn nạn mổ cướp tạng “vô nhân đạo” này.

Nhân vật nổi tiếng bày tỏ ủng hộ Pháp Luân Công

Cô Aldwyun Altuney, dẫn chương trình cho kênh Truth Xpose TV, nói rằng cô rất kinh khiếp với những gì mà bộ phim tài liệu này tiết lộ và nó giúp cô “mở rộng tầm mắt”. Cô hỏi ông Gutmann rằng người dân Úc có thể làm gì để giúp chấm dứt tội ác mổ cướp tạng cưỡng bức này, và cá nhân mỗi người có làm làm được gì, và rằng việc nghiên cứu tế bào gốc có thể giúp triệt tiêu động cơ mổ cướp tạng.

Ông Gutmann đề nghị chính phủ Úc nên cấm công dân của mình du lịch sang Trung Quốc để ghép tạng, vì có sự hồ nghi rằng các cơ sở y tế của Trung Quốc này đang có hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động cấy ghép tạng và để giúp chấm dứt vấn nạn mổ cướp tạng. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng động cơ kinh tế không phải là nhân tố chính phía sau thúc đẩy hành vi mổ cướp tạng của ĐCSTQ.

“Lần đầu khi chúng tôi vạch trần tội ác này ra trước công chúng, chúng tôi tuyên bố rằng giá trị của lượng tạng bị mổ cướp được mua bán trên thị trường đen ước tính khoảng từ 8-9 tỷ đô la Mỹ–con số này không hề lớn, và tôi không nghĩ rằng đó là động cơ chính thúc đẩy ĐCSTQ thực hiện loại hành vi này. Tôi cho rằng ĐCSTQ mổ cướp tạng là để che đậy một tội ác [phản nhân loại] và để áp đặt các quy định nhằm ép người dân ngừng học Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Cách thức mà những người theo Chủ nghĩa Marx dùng để che đậy tội ác chính là giết tất cả những ai có liên quan,” ông nói.

a046148d2e97872e367bf18d25f6a6e7.jpg

Ban bội thẩm bộ phim Điều khó tin

Một khán giả đã đặt câu hỏi rằng liệu ai đó đang điều tra bằng cách lần theo dấu vết của dòng tiền thanh toán cho số tạng phi pháp hay không. Ông Gutmann nói rằng rất khó để làm theo hướng này, bởi tiền thường xuyên được giao dịch trao tay mà không hề có bản lưu trữ điện tử.

Mổ cướp tạng ở Trung Quốc gợi nhớ đến Đức quốc xã

Một nữ khán giả, vốn sinh ra ở Đức, nói rằng cưỡng bức mổ cướp tạng từ các học viên Pháp Luân Đại Pháp khiến bà nhớ đến tội ác diệt chủng (Holocaust) ở quê hương bà, gia đình bà đã chứng kiến cuộc đại thảm sát này trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2 của Đức Quốc xã.

Sau đó, bà kể lại rằng cũng tương tự như ĐCSTQ, Đức Quốc xã cũng phủ nhận mọi việc làm sai trái của nó; người dân Đức cũng vì quá sợ hãi mà không dám lên tiếng, bởi họ biết rằng người Do Thái đã bị tuyệt diệt và không muốn cùng chung số phận với họ. Bà cho rằng tình huống ở Trung Quốc có thể được giải quyết thông qua việc gây sức ép từ phía cộng đồng quốc tế lên ĐCSTQ, đồng thời khích lệ người dân ở Trung Quốc Đại lục có hành động lên án tội ác này trên khía cạnh luân lý đạo đức và sự cảm thông.

“Tôi đã thấy rằng khi thái độ của người dân Đức cải biến, thì hoàn cảnh ở Đức cũng thay đổi và tôi tin chắc rằng ở Trung Quốc cũng sẽ có thể có được sự cải biến thái độ tương tự như thế,” bà nhận định.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/8/26/158431.html

Đăng ngày 17-9-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share