Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở Melbourne, Úc

[MINH HUỆ 6-9-2016] Học viên Pháp Luân Công trên khắp nước Úc đã tập trung về trung tâm Melbourne để tổ chức một buổi mít-tinh vào hôm mùng 2 tháng 9 năm 2016, trước ngày diễn ra Pháp hội Giao lưu Tâm đắc Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp thường niên. Khách mời tại buổi mít-tinh phía trước Tòa nhà Quốc hội gồm các quan chức chính phủ, luật sư nhân quyền, và một vị chủ tịch cộng đồng người Việt.

Họ khen ngợi các học viên Pháp Luân Công dù ở trong bối cảnh cuộc bức hại tàn bạo vẫn kiên định thực hành nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, và hối thúc chính quyền Cộng sản Trung Quốc ngay lập tức chấm dứt cuộc bức hại, đặc biệt là việc giết hại các học viên để lấy tạng. Các diễn giả cũng kêu gọi đưa những thủ phạm ra trước công lý.

2016-9-2-melbourne-support-01--ss.jpg

Buổi mít-tinh ở Melbourne hôm 2 tháng 9 năm 2016 kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại

Nghị sỹ: Vô luận là quá khứ, hiện tại hay tương lai, tôi đều luôn sát cánh cùng các học viên Pháp Luân Công

2016-9-2-melbourne-support-02--ss.jpg

Nghị sỹ Bernie Finn phát biểu trong buổi mít-tinh

Nghị sỹ Bernie Finn của Đảng Tự do, Nghị sỹ Quốc hội tiểu bang Victoria của khu vực đô thị phía Tây, và Thư ký Quốc hội Shadow, phát biểu: “Bất luận là quá khứ, hiện tại hay tương lai, tôi đều luôn sát cánh cùng các học viên Pháp Luân Công.” Ông nói rằng đấu tranh vì tự do và sinh mệnh là một việc làm chính đáng, khiến cho người ta phải tự hào, và là việc mà ai ai cũng nên nỗ lực hết mình.

Ông Finn tin rằng Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull sẽ đưa vấn đề Pháp Luân Công ra thảo luận với chính phủ Trung Quốc trong chuyến công du của ông tới Trung Quốc. Nghị sỹ Finn hy vọng rằng tất cả các nhà lãnh đạo của 20 quốc giam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Trung Quốc sẽ truyền tải một thông điệp: Nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc không tôn trọng nhân quyền của người dân Trung Quốc thì sẽ phải rút lui khỏi vũ đài quốc tế.

Bộ trưởng Bộ Ngân khố Liên bang: Phần trình diễn của các bạn tại Noble Virtues đã thể hiện điều tốt đẹp nhất của nhân loại chúng ta

2016-9-2-melbourne-support-03--ss.jpg

Gerard Flood, Bộ trưởng Bộ Ngân khố Liên bang của Đảng Lao động Dân chủ, phát biểu tại buổi lễ mít-tinh

Ông Gerard Flood, Bộ trưởng Ngân khố Liên bang của Đảng Lao động Dân chủ, cảm ơn các học viên Pháp Luân Công bởi “họ là minh chứng sống và là ví dụ điển hình cho phong thái đạo đức và phẩm hạnh Chân, Thiện và Nhẫn, những điều thiết yếu cho sự ổn định, phồn vinh, hòa bình và hạnh phúc của thế giới này.”

Ông nhấn mạnh rằng: “Thông qua tu Chân, các bạn bảo vệ chân lý, các bạn đã chỉ ra đâu là con đường đúng đắn và công bằng; thông qua tu Nhẫn, các bạn đã mang đến sức mạnh, đó là điều cần thiết cho bất kỳ cuộc đấu tranh nào; và thông qua tu Thiện, các bạn đối với cộng đồng dân cư biểu hiện ra lòng khoan dung bác ái. Các bạn thông qua ngôn hành mà triển hiện xuất ra những phẩm đức cao quý, các bạn là điển hình cho những giá trị phổ quát của nhân loại.”

Ông nói rằng người dân Úc nhất định phải yêu cầu ngài thủ tướng cần phải có hành động “để chấm dứt các tội ác này và trừng phạt những kẻ phạm tội, đồng thời bảo vệ danh dự của quốc gia và con cháu đời sau không phải chịu trách nhiệm cho những hành vi của chúng ta hôm nay và ngày mai, hãy kiên định chính nghĩa, cho đến khi cuộc bức hại này kết thúc.”

Chủ tịch Cộng đồng người Việt: “Thế giới đều biết rằng Pháp Luân Đại Pháp là một đoàn thể ôn hòa”

2016-9-2-melbourne-support-04--ss.jpg

Ông Nguyễn Bổn, chủ tịch cộng đồng người Việt, phát biểu tại buổi mít-tinh

Ông Nguyễn Bổn, chủ tịch cộng đồng người Việt, nói rằng các học viên Pháp Luân Công rất ôn hòa và rằng ĐCSTQ và thế giới đều biết điều đó. Ông nói thêm rằng chính quyền Trung Quốc mổ cướp tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống chính là hành vi mưu sát.

Ông kêu gọi công chúng góp phần vào nỗ lực chấm dứt tội ác cưỡng bức mổ cướp tạng và bày tỏ quan ngại với các nghị sỹ quốc hội của họ, và tẩy chay các giao dịch kinh doanh với chính quyền Trung Quốc.

Luật sư nhân quyền: Chấm dứt cưỡng bức mổ cướp tạng phi nhân đạo

2016-9-2-melbourne-support-05--ss.jpg

Tiến sỹ Katrina Haller, luật sư nhân quyền phát biểu trong buổi mít-tinh

Tiến sỹ Katrina Haller, một luật sư nhân quyền kỳ cựu, kêu gọi chính phủ Úc “thông qua đạo luật quy định rằng việc người dân Úc đến Trung Quốc cấy ghép tạng là phạm pháp.”

Bà nói rằng học viên Pháp Luân Công, những người tin vào Chân-Thiện-Nhẫn đang bị bức hại vì quyền sinh tồn, một quyền tối căn bản được ghi trong Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát.

Bà kêu gọi Thủ tướng Úc đưa vấn đề nhân quyền Pháp Luân Công ra thảo luận với chính phủ Trung Quốc và lên án chính quyền này bức hại Pháp Luân Công, đặc biệt là việc cưỡng bức mổ cướp và buôn bán tạng.

Tiến sỹ Haller cũng kêu gọi công chúng gửi thư hoặc kêu gọi văn phòng Thủ tướng, liên hệ với các nghị sỹ quốc hội liên bang hoặc tỉnh, hoặc ký tên thỉnh nguyện giúp chấm dứt tội ác cưỡng bức thu hoạch tạng phi nhân tính này.

Học viên Pháp Luân Công: Chấm dứt mổ cướp tạng sống và đưa thủ phạm ra công lý

Ông Phàn Huệ Cường, Chủ tịch Phân hội Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Úc ở Victoria

Ông Phàn Tuệ Cường, chủ tịch phân hội Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Úc ở Victoria, nói rằng báo cáo mới nhất về tội ác mổ cướp tạng cưỡng bức của chính quyền Trung Quốc ước tính rằng có từ 60.000 đến 100.000 tạng được cấy ghép mỗi năm ở các bệnh viện Trung Quốc.

“Tôi phải nói thật rằng những gì điều tra được cho đến thời điểm này có thể cũng chỉ là phần nổi của tảng băng trôi, và khi toàn bộ sự thật được đưa ra ánh sáng, thì có khả năng số lượng học viên Pháp Luân Công bị thiệt mạng còn lớn hơn gấp bội” ông Phạm nói.

Jenny Zeng, một trong số những thành viên tham gia hành trình xe hơi gần đây mới xuất phát từ Sydney, cho biết rằng họ đã nhận được sự ủng hộ của người dân và các kênh truyền thông địa phương. Nhiều người đã ký tên thỉnh nguyện và gửi các tấm bưu thiếp với hy vọng rằng chính quyền Trung Quốc sẽ lắng nghe lời ngài Thủ tướng, giúp chấm dứt tội ác tàn bạo đang diễn ra, và đưa thủ phạm chính ra trước công lý.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/9/3/333938.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/9/6/158574.html

Đăng ngày 15-9-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share