Bài viết của Hứa Bùi Yến

[MINH HUỆ 12-8-2016] Kể từ khi còn bé, tôi đã luôn có một ý thức mạnh mẽ về sứ mệnh cứu người. Tôi thực sự không biết người mà mình cần phải cứu là ai hay mình cần phải làm những gì để cứu người, nhưng trong tôi có một thứ bản năng đã chỉ dẫn tôi làm những việc đó. Đó là lý do tại sao tôi đã chọn nghề giảng dạy – tôi tin rằng giáo dục có thể cứu người.

Năm 35 tuổi, tôi trở về Đài Loan sau khi nhận học vị tiến sĩ giáo dục của một trường đại học tại Mỹ. Đó là khoảng thời gian khi mà tôi cảm thấy quan tâm đến tâm linh. Tôi đã thử nhiều trường phái khác nhau, bao gồm cả Phật giáo, Đạo giáo, và thậm chí là một số môn tập hiện đại từ phương Tây. Nhưng dường như [chúng] đều không thể đáp ứng được yêu cầu của tôi. Tôi cần một pháp môn mà có thể cứu người.

Một ngày, trong khi đang truy cập Internet, tôi thấy một mẩu tin nhỏ với tiêu đề “Các học viên Pháp Luân Công vẫn tiếp tục ngồi thỉnh nguyện tại toà nhà 101 Đài Bắc”. Tò mò, tôi bắt đầu tìm hiểu nhóm người tu luyện này qua Internet. Tôi được dẫn tới trang web Minh Huệ, và từ đó tôi đã thay đổi – tôi biết rằng mình đã tìm thấy con đường chân chính.

“Trời ơi! Pháp Luân Công chính là một pháp môn cứu người!”

Tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy rằng bài viết của các học viên có thể khiến tôi xúc động nhiều như vậy. Ngay cả những bài viết của các học viên có trình độ văn hoá hữu hạn, và những bài viết nhờ tường thuật lại của những học viên thất học – chúng thực sự phát ra năng lượng thuần chính, mạnh mẽ và [khiến người ta] cảm động. Tôi thường không kiềm được nước mắt [mỗi khi đọc các bài viết ấy].

Cũng có nhiều bài viết trên Minh Huệ khiến tôi thấy thật hạnh phúc; nó giống như tôi đã tìm được một kho báu vậy. Tôi bắt đầu đọc những bài viết này một cách say sưa.

Tôi đã đọc hàng nghìn bài viết từ các học viên thuộc mọi tầng lớp trong xã hội. Tôi đọc về những khổ nạn cũng như những trải nghiệm thần kỳ [mà họ đã trải qua].

Tôi tự nghĩ: “Những người này thật sự quá tuyệt vời. Không một nhóm người nào khác có thể sánh được với họ.”

Những trải nghiệm cá nhân của họ là những ấn chứng của tu luyện thời kỳ Chính Pháp. Những ngôn từ có lẽ rất giản dị nhưng nội dung những câu chuyện được kể ấy thật kinh tâm động phách.

Tôi cũng rất ấn tượng khi người dân từ hơn 100 quốc gia [trên thế giới] cũng đang tu luyện Pháp Luân Công. Bất kể tuổi tác, trình độ văn hoá, quốc tịch hay địa vị xã hội, họ đều nghiêm túc tu luyện bản thân chiểu theo các tiêu chuẩn của Đại Pháp.

Hơn nữa, họ đang âm thầm cứu người bằng cách nói cho người Trung Quốc về cách mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lừa dối người dân khiến họ quay sang phỉ báng Phật Pháp. Họ cũng bảo mọi người chọn phía chính nghĩa để có thể tự giải thoát bản thân.

Điều trân quý hơn đó là họ đối đãi với khổ nạn như một phần của tu luyện, và coi chúng là hảo sự.

Hiểu được sự cao thượng của một người chân tu

Tôi đã rất ngạc nhiên khi các học viên Pháp Luân Công có thể vượt qua sinh tử để hoàn thành sứ mệnh cứu người này. Từ những gì mà tôi thấy được ở những trường phái tu luyện khác, không có người tu luyện nào [trong những trường phái đó] có thể làm được những việc giống như thế. Tôi đi đến kết luận rằng Pháp Luân Công và Sư phụ của pháp môn thật siêu thường.

Ngày qua ngày, tôi ngồi trước máy tính để đọc về các trải nghiệm của những học viên này và thường rớt nước mắt. Trong cuộc đời mình tôi chưa bao giờ khóc nhiều như vậy. Quá trình này đã tẩy tịnh tâm tôi và cho tôi thấy cảnh giới vô tư vô ngã thực sự là gì.

Tôi cũng có nhận thức sâu hơn về “Thiện” và những biểu hiện khác nhau của nó. Tôi nhận ra rằng bản thân mình có xu hướng chỉ trích người khác vì tâm tật đố, tranh đấu và hiển thị. Tôi đã học được cách không phán xét giá trị của một người dựa vào trình độ học vấn của họ.

Tôi đã từ bỏ tất cả các công pháp khác mà mình đã từng học trước đây. Minh Huệ đã chỉ cho tôi rằng tu luyện thực sự là gì – đó chính là [quá trình] đề cao tâm tính của một người bất chấp mọi khó khăn hay khổ nạn. Đó là trạng thái mà không thể đạt được bằng cách chỉ niệm kinh, cầu xin “Thần Phật” hay truy cầu thiên mục.

Trong một thời gian dài, tôi biết rằng ý nghĩa của một sinh mệnh không được quyết định bởi sự giàu nghèo vật chất, và rằng tất cả sinh mệnh đều có ý nghĩa. Cuối cùng tôi đã hiểu được rằng điều hình thành nên sự khác biệt của một người chính là đạo đức và khả năng hy sinh vì người khác, bởi vì đó là điều gần nhất với thiên tính mà một người có thể đạt được. Và đó cũng là sự kiêu hãnh và sứ mệnh thực sự của việc làm người.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2016/8/12/332481.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2016/8/30/158473.html

Đăng ngày 14-9-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share