Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 3-8-2016] Hôm trước, tôi cùng học Pháp với các đồng tu, khi có một đồng tu chỉ ra vấn đề cho một đồng tu lớn tuổi, đồng tu ấy vô cùng khó chịu. Tôi chỉ ra cho bà ấy rằng bà có tâm không chịu kém lời cùng với tâm ghét bỏ người khác, bà ấy liền hỏi: “Nếu lời của người khác rõ ràng là không đúng, thì còn phải nghe sao?” Tôi nói với bà: “Không phải là nhìn vào lời của người khác mà hành xử, chính là phải tu bỏ tâm chấp trước của chị phản ánh ra lúc ấy.”

Đồng tu lớn tuổi vẫn có vẻ mơ hồ, liền hỏi: “Đơn cử một ví dụ, hôm đó đồng tu A tại nhà tôi thao thao bất tuyệt những chuyện vô ích, đến tận trưa vẫn không rời đi, tôi cảm thấy rất phiền toái không làm được gì, vậy chị nói xem tôi bảo đồng tu đó rời đi thì có phải là mang tâm ghét bỏ anh ấy không?” Tôi nói: “Không phải nói rằng việc chị để anh ấy rời đi chứng tỏ chị có tâm ghét bỏ, cho dù không làm việc này thì chị cũng đã có tâm ghét bỏ rồi, chúng ta tu luyện thì cần tu bỏ chủng tâm này; mà cũng không phải là không cho chị làm việc nên làm, chị có thể biểu hiện thái độ với anh ấy mà không mang tâm ghét bỏ, việc gì nên làm thế nào thì cứ làm như vậy, chỉ là không mang theo tâm chấp trước khi làm việc.”

Về đến nhà, tôi suy nghĩ kỹ lưỡng về vấn đề này, cảm thấy bản thân mình cũng còn có chút khúc mắc giống với đồng tu ấy, trước đây tôi cũng từng bị vấn đề này vây hãm một thời gian rất dài, luôn cảm thấy nếu như mình làm thế này [hay thế khác], thì chẳng phải nói lên rằng mình có cái tâm nào đó hay sao? Kỳ thực, chính là vì bạn có chủng tâm này, rồi dẫn động bạn đi làm việc này, mà “làm việc” và “tâm chấp trước” không có mối liên hệ tất nhiên, nếu như bạn không làm gì cả, thì chủng tâm kia vẫn có ở đó, chỉ là trong quá trình làm các việc, thì có thể phản ánh xuất ra tâm chấp trước này.

Đơn cử ví dụ của bản thân tôi. Trước đây tôi luôn mang theo tâm ghét bỏ khi chỉ ra vấn đề cho đồng tu, biểu hiện ra ngoài khẩu khí bất thiện, chứa đầy cảm xúc. Tôi ý thức được như vậy không đúng, đồng tu cũng nhiều lần chỉ ra tâm ghét bỏ nặng nề của tôi, nhưng tôi không đặt công phu vào [loại bỏ] chủng tâm này, mà là đặt công phu ở hình thức, tôi bắt đầu ít nói chuyện trong giới đồng tu, ít quan tâm chuyện của người khác, ít chỉ ra vấn đề cho người khác. Một thời gian ngắn sau đó, mâu thuẫn xung đột ít đi, giả tướng bề mặt khiến cho tôi cảm thấy dường như cái tâm này nhẹ đi nhiều, kỳ thực căn bản là không tu bỏ nó, chỉ là trên hình thức mà khéo léo đưa đẩy bảo vệ nó, không kích động đến nó, nó cũng không phản ứng xuất lai.

Về sau tôi phát hiện bản thân trạng thái này là không ở trong Pháp, Sư phụ yêu cầu chúng ta minh bạch rõ ràng tu bỏ cái tâm này, mà tôi đây lại cẩn thận che chắn nuôi dưỡng nó. Nhận thức ra được rồi, thì việc gì nên làm thế nào sẽ làm thế ấy, chỉ là trong quá trình làm việc, tâm này vừa xuất ra là tóm lấy mà bài trừ nó, cố gắng hết sức không cho cái tâm này dẫn động trong lúc chỉ ra vấn đề cho đồng tu. [Làm được vậy thì] có thể thấy, khi chỉ xuất vấn đề [cho đồng tu] hiệu quả hơn không biết bao nhiêu lần so với trước đây.

Bởi vì “tu tâm” là những điều vô hình, chúng ta nếu như không an tĩnh được sẽ rất khó nắm bắt được nó, mà “làm việc” lại là những thứ hữu hình, thường thường chúng ta dễ dàng nắm bắt, có lẽ cái này chính là nguyên nhân có rất nhiều rất nhiều đồng tu dùng “làm việc” thay thế “tu tâm”.

Sư phụ giảng cho chúng ta:

“Pháp môn này của chúng tôi, [đối với] bộ phận tu luyện nơi người thường, yêu cầu là tu luyện tại xã hội người thường, [cần] duy trì đến mức độ tối đa sao cho giống với người thường; không để chư vị thật sự mất đi bất kể thứ gì nơi lợi ích vật chất. Chư vị làm quan chức to đến mấy cũng không ngại, chư vị có nhiều tiền tài đến mấy cũng không ngại; [điều] then chốt là ở chỗ chư vị có thể vứt bỏ cái tâm kia không.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Chúng ta mỗi ngày, ở trong các sự việc phức tạp, trong các quan hệ phức tạp giữa người với người, trong xã hội người thường ồn ào náo nhiệt, chúng ta làm sao có thể thực sự lĩnh ngộ nội hàm của đoạn Pháp này của Sư phụ, có thể từ trong đó mà nhảy xuất ra, xuyên thấu qua các sự vật hiện tượng phức tạp mà thấy rõ bản chất, không bị quan niệm hậu thiên của bản thân dẫn động, thực sự tu bỏ cái tâm đó của bản thân, đây mới chính là thực tu.

Xét đến thực chất, vẫn là chúng ta không thể từ căn bản mà lý giải thế nào là tu luyện, không nắm chắc Pháp bảo mà Sư phụ cấp cho tu luyện của chúng ta – hướng nội tìm, chúng ta vẫn thường lấy mâu thuẫn gặp phải mà nhìn vào đối phương, không nhìn bản thân, từ đó tạo thành việc không hướng nội tìm, không biết tìm đúng sai ở hành vi của bản thân mình, cũng không thể tìm được tâm chấp trước của bản thân, vẫn là không hướng nội tìm. Dùng lý của con người để cân nhắc đúng sai, lại không thể dùng Pháp lý tìm ra chấp trước, dùng tiêu chuẩn cảnh giới thấp dung túng chấp trước của bản thân, lại không thể theo tiêu chuẩn cảnh giới cao để dũng mãnh tinh tấn, còn không hướng nội tìm một cách chân chính.

Sư phụ muốn chúng ta tu vô lậu, [vậy mà] đến nay chúng ta có rất nhiều đồng tu vẫn không thể thực sự hướng nội tìm, đến khi Chính Pháp kết thúc, liệu có thể đạt tiêu chuẩn chăng? Thời gian còn lại thực sự không nhiều, chỉ có nắm chắc thực tu bản thân, thì mới không phụ Sư tôn từ bi khổ độ!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/8/3/332353.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/8/12/158228.html

Đăng ngày 20-8-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share