Bài viết của đệ tử Đại Pháp miền Tây Mỹ quốc

[MINH HUỆ 6-8-2016] Bài viết này muốn chia sẻ dựa trên Pháp lý và phân rõ tầm quan trọng giữa tu luyện Đại Pháp và tu luyện theo hình thức lánh đời của các pháp môn cũ trong quá khứ.

Gần đây khi chia sẻ với một vài đồng tu, chúng tôi đều nhắc tới trạng thái tu luyện của các Pháp môn cũ đã can nhiễu không ít tới việc tu luyện và chứng thực Pháp của đệ tử Đại Pháp hiện nay. Hiện nay trong tu luyện của đệ tử Đại Pháp đã xuất hiện rất nhiều những vấn đề nan giải cho việc cứu độ chúng sinh vì việc lánh đời và những việc đã làm khiến chúng sinh trong xã hội thậm chí là người nhà không thể lý giải, các hạng mục cũng thường có những xung đột với xã hội người thường nên không thể đứng vững. Cá nhân tôi nghe nói có vài trường hợp các đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi vì trạng thái cực đoan của cha mẹ (cũng là đồng tu) mà không muốn tu luyện nữa.

Sư phụ có một bài thơ trong đó nhắc tới:

“Cựu quan niệm đô thị trở ngại.” (Đối Thần đích thừa nặc yếu đoái hiện, Hồng Ngâm 3)

Tạm dịch:

“Quan niệm cũ đều đang ngăn trở (Cần làm tròn lời hứa đối với Thần, Hồng Ngâm 3)

Cá nhân tôi lý giải trong “quan niệm cũ” này ngoài quan niệm hậu thiên được hình thành trong xã hội người thường ra, còn có quan niệm cũ về nhận thức của chúng ta đối với bản thân việc tu luyện.

Trong kỳ văn minh này của chúng ta, đặc biệt là trong giới người Hoa, mọi người hễ nghĩ tới tu luyện, thông thường điều nghĩ tới đầu tiên là vào núi vào chùa và những trạng thái lánh đời. Đối với đệ tử Đại Pháp chúng ta mà nói, đây cũng là vấn đề phải phân biệt rõ, nếu không rất có thể về căn bản là chúng ta không làm theo yêu cầu của Đại Pháp. Hình thức tu luyện Đại Pháp từ trước tới nay vẫn không có tham chiếu, phương thức mà cựu thế lực hiểu được cũng là hình thức trong quá khứ của các pháp môn cũ, phương thức mới chúng viện cớ “không biết” mà phá hoại khá nhiều an bài của Sư phụ đồng thời vọng tưởng có thể chi phối việc tu luyện của đệ tử Đại Pháp. Nếu nhận thức của chúng ta về bản thân việc tu luyện vẫn chưa được sáng tỏ, thì không thể phá trừ an bài của cựu thế lực, cũng không thể phù hợp với tiêu chuẩn của Đại Pháp.

Nhiều năm trước, khi tôi ý thức được mình không nên chịu ảnh hưởng của những pháp môn cũ, tối hôm đó tôi nằm mơ thấy có một vị hòa thượng già tìm đến tôi, nói với tôi rằng hãy đi theo ta, làm thế này thế kia, như vậy con có thể viên mãn. Trong mơ tôi nghĩ, được, đi thì đi thôi. Nhưng khi vừa bước đi bước đầu tiên, tôi đột nhiên ý thức được rằng, ồ, đây chẳng phải là vấn đề bất nhị pháp môn hay sao? Tôi liền nói với lão hòa thượng rằng: Xin lỗi ông, tôi không đi với ông, bởi vì tôi phải đi theo Sư phụ của tôi. Lúc này cảnh tượng đã thay đổi, tôi đi theo sau Sư phụ. Nhưng trong cảnh tượng này, số đồng tu thực sự đi theo Sư phụ không hề nhiều, tôi vẫn còn nhớ có một vài em bé trong Thần Vận trong số đó. Còn cảnh tượng tiếp theo lại trở về với ngôi chùa trong núi của lão hòa thượng, cổng ngôi chùa này có một đội ngũ xếp hàng dài, trong mơ tôi nhìn thấy có khá nhiều học viên.

Với trạng thái này nếu vẫn còn chấp trước vào thời gian kết thúc Chính Pháp, sẽ xuất hiện vấn đề ở bước tiếp theo: Có đồng tu lo lắng sẽ không kịp, trong tâm vô cùng sốt sắng và hoảng sợ. Nhưng “sợ” bản thân nó cũng là chấp trước. “Hoảng sợ” không thể khiến một người có thể làm người tốt, tu luyện và đề cao cảnh giới, mà làm người tốt, tu luyện nên là việc vô điều kiện phát xuất tự nội tâm. Ví như nói rằng: Học sinh sợ không kịp, không còn tâm trí mà học tập, sẽ khiến người khác hiểu sai về Đại Pháp; hạng mục truyền thông vốn là nên đứng vững trong người thường, nhưng do bản thân một lượng lớn học viên đã thoát ly khỏi xã hội người thường, mà những học viên này lại là những thành viên quan trọng tổ hợp nên các hãng truyền thông, vậy thì để hãng truyền thông có thể đứng vững trong xã hội người thường lại càng gian nan hơn. Lánh đời suốt thời gian dài dễ làm việc như theo kiểu võ đoán, chỉ xuất phát từ góc độ của bản thân, bởi vì không tiếp xúc hoặc ít tiếp xúc với con người nên sẽ dễ sống trong thế giới của mình, hơn nữa cũng sẽ lý giải rất ít về trạng thái tư duy của chúng sinh nơi thế gian, lại sợ ảnh hưởng tới tu luyện mà không dám tìm hiểu, từ đó những việc làm ra không thể khiến con người thế gian lý giải được, có thể còn phản tác dụng.

Nếu chúng ta coi việc “Vứt bỏ được bao nhiêu hình thức của vạn vật tại thế gian” làm tiêu chuẩn tu luyện, thì chúng ta sẽ không quan tâm tới tương lai, cũng không thể học tập một cách thiết thực, cũng không thể làm thành vòng tuần hoàn lành tính một cách đảm bảo, khiến trạng thái và năng lực cứu độ chúng sinh của chúng ta không thể đề cao, cũng rất khó lưu cấp lại hình thức gì cho tương lai. Vấn đề tôi nhắc tới tại đây không bao gồm cựu thế lực, cuộc bức hại của tà đảng gây ra những vấn đề của cuộc sống, hơn nữa có rất nhiều học viên bản thân họ chịu ảnh hưởng của nhận thức trong các pháp môn cũ mà tạo nên vấn đề, những sơ hở này cũng sẽ tạo môi trường lý tưởng cho tà ác can nhiễu.

Tôi cảm thấy tốt nhất chúng ta vẫn nên quay đầu nhìn lại, có phải trong khi học Pháp chúng ta đã xuất hiện những vấn đề về việc lý giải Pháp không đúng mới tạo thành những khổ nạn này không. Hai hôm trước trong khi học Pháp tôi nhìn thấy hai chữ “Trọng đức” rõ mồn một hiện ra trước mắt, tôi ngộ ra rằng khi viết bài chia sẻ này tôi cần phải ghi lại nội dung “Trọng đức” mà Sư phụ giảng, bởi vì từ trước tới nay tôi vẫn luôn lý giải rằng đây là một vấn đề rất quan trọng trong tu luyện Đại Pháp, đồng thời cũng không còn xuất hiện nhiều trong những cuộc chia sẻ của các đồng tu hiện nay. Tôi lý giải rằng đây chính là công cơ bản trong tu luyện.

1. Sư phụ giảng:

“Có khí công sư giảng: ‘Không coi trọng đức thì khi xuất hiện công năng dễ làm việc xấu’. Tôi nói rằng đó là câu nói sai lầm, hoàn toàn không có chuyện ấy. [Nếu] chư vị không coi trọng đức, không tu tâm tính, thì hoàn toàn không xuất hiện công năng.” (Chuyển Pháp Luân)

2. Sư phụ giảng:

“Có bao nhiêu người mang cách nghĩ đúng đắn đến luyện công? Luyện công đòi hỏi [coi] trọng đức, làm việc tốt, hành Thiện; ở đâu làm gì đều tự yêu cầu bản thân như vậy.”
“Tại công viên luyện cũng vậy, ở nhà luyện cũng vậy, hỏi có mấy người suy nghĩ như thế? Có những người mà thật không hiểu nổi họ luyện là công gì, khi đang luyện, khi đang chuyển động, thì miệng họ chẳng dứt: ‘A! Mấy cô con dâu nhà này chẳng có hiếu với tôi; mẹ chồng của tôi sao mà quá tệ!’ Có người bình luận từ chuyện đơn vị cho đến quốc gia đại sự, không gì là họ không nói đến; điều gì không phù hợp với quan niệm cá nhân của họ là [họ] bực bội khó chịu. Chư vị gọi đó là tu luyện được không?”
“Nói nghiêm trọng một chút: họ đang luyện tà pháp!” (Chuyển Pháp Luân)

3. Sư phụ giảng:

“Luyện công cần [coi] trọng đức; khi chúng ta luyện công, chư vị không nghĩ việc tốt, thì cũng không thể nghĩ việc xấu; tốt nhất là đừng nghĩ gì hết.” (Chuyển Pháp Luân)

4. Sư phụ giảng:

“Nếu chư vị bảo rằng họ luyện tà pháp, họ có thể không ưng ý: ‘Tôi là có khí công đại sư này nọ dạy tôi kia đấy’. Tuy nhiên khí công đại sư ấy bảo chư vị [coi] trọng đức, chư vị có [coi] trọng không?” (Chuyển Pháp Luân)

5. Sư phụ giảng:

“[Nếu] không [coi] trọng đức thì bệnh cũng chẳng khỏi; không thể nói rằng luyện công sẽ không mắc bệnh gì nữa.” (Chuyển Pháp Luân)

6. Sư phụ giảng:

“Chư vị có luyện tốt đến mấy, thời gian có dài đến mấy, nếu chư vị không làm theo tiêu chuẩn tâm tính mà chúng tôi yêu cầu, không nghiêm khắc yêu cầu bản thân mình, không trọng đức, không học Pháp, thì không có gì cả, thứ gì cũng không thể hình thành.” (Chuyển Pháp Luân Pháp giải • Trả lời câu hỏi tại buổi giảng Pháp tại Quảng Châu)

7. Sư phụ giảng:

“Người không trọng đức, thì thiên hạ đại loạn bất trị.” (Tu nội mà an ngoại, Tinh tấn yếu chỉ)

Khi tôi đọc lại những Pháp lý về “Trọng đức’, tôi lý giải rằng, nếu chúng ta không thể trọng đức và tu luyện tâm tính theo yêu cầu của Đại Pháp, vậy thì chúng ta cũng sẽ không thể hình thành công nào hết, cũng không có công năng gì, như vậy cũng chính là nói, đơn thuần vứt bỏ hình thức vật chất nào đó mà không trọng đức đề cao tâm tính thì không hề xuất hiện công, chỉ là đổi một phương thức sống mà thôi, vậy thì năng lực cứu độ chúng sinh và thanh lý tà ác của chúng ta căn bản không đủ, lại chạy sang cực đoan và còn mang tới ảnh hưởng phụ diện cho Đại Pháp, gây gián cách và khó khăn lớn hơn cho việc cứu người.

Trong “Chuyển Pháp Luân” Sư phụ cũng nhắc tới tu luyện Đại Pháp:

“Mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: ‘Việc này đối với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có phương hại gì không’; như vậy sẽ không xuất hiện vấn đề gì.” (Chuyển Pháp Luân).

Khi chịu khổ lúc ngồi đả tọa và đứng trạm trang, Sư phụ giảng:

“Pháp môn chúng ta chủ yếu không theo cách ấy, mặc dù một phần cũng có tác dụng theo phương diện này. Chúng ta phần lớn là trong khi xung đột tâm tính giữa người với người mà chuyển hoá nghiệp lực; thông thường nó thể hiện tại đây.”(Chuyển Pháp Luân)

Tôi ngộ ra từ những pháp lý này một điểm vô cùng trọng yếu trong tu luyện Đại Pháp, chính là tại các giai tầng của mỗi người làm thế nào mới có thể làm một người tốt, biết lo nghĩ cho người khác như thế nào, tiên tha hậu ngã, hướng nội tìm trong mâu thuẫn như thế nào, đề cao cảnh giới đạo đức của bản thân. Dưới sự chỉ đạo của Đại Pháp, bắt đầu từ làm một người tốt mà không ngừng thăng hoa, cuối cùng giác ngộ đạt tới cảnh giới của Thần Phật, điều này có gì mâu thuẫn với việc sinh sống và công tác bình thường trong xã hội? Không những không có mâu thuẫn, ngược lại còn cần làm tốt hơn phải vậy không? Cho nên nói khi chúng ta xuất hiện vấn đề trong tu luyện, có phải là do chúng ta không trọng đức? Không làm một người có phẩm chất cao thượng, biết lo nghĩ cho người khác?

Những pháp môn cũ trong quá khứ vứt bỏ tất cả vào núi tu luyện là vì họ tu luyện phó nguyên thần, không để chủ nguyên thần khởi tác dụng một cách tối đa nên mới làm như vậy, kỳ thực phó nguyên thần đã đi thực tu tại không gian khác. Còn tu luyện Đại Pháp của chúng ta là tu luyện chủ nguyên thần, không phải là pháp tu lánh đời. Vứt bỏ chấp trước không phải là vứt bỏ hình thức sinh sống của người thường. Mọi thứ trên thế gian này đều đến vì Pháp, từng lĩnh vực công tác, phương thức sinh hoạt gia đình đều đại diện cho một thể hệ trong vũ trụ, cũng là Đại Pháp khai sáng trạng thái tại không gian người thường, những điều này đều có thể khiến chúng ta tu luyện, thăng hoa, trải nghiệm sự ảo diệu của tu luyện Đại Pháp và triển hiện những thần tích. Tất cả những điều này cũng đều tới vì Pháp, trong lịch sử ngày nay những thứ mà lẽ ra nên được đệ tử Đại Pháp chọn dùng để cứu độ chúng sinh, chứng thực Pháp nếu chúng ta luôn một mực bài trừ, điều này chẳng phải tương đương với việc những sinh mệnh, hình thức thể hệ và chúng sinh tới vì Pháp này đã tới đây một cách vô ích hay sao? Hơn nữa những việc đã làm giống như lướt ngang qua xã hội người thường.

Vậy thì nói tới việc làm một người tốt chân chính, bản thân tôi ngộ rằng điểm này đã đột phá chấp trước của tôi về thời gian. Sinh mệnh và thời gian hiện tại của chúng ta đều là Sư phụ kéo dài cho chúng ta. Mà sự kéo dài và tu luyện này, xét từ góc độ tu luyện Đại Pháp, kỳ thực vốn dĩ tất cả những điều này đều phải giải thể hết, nhưng hiện nay chúng ta chưa giải thể, là vì tu luyện nên đã được kéo dài sinh mệnh và đang “khai sáng cho tương lai”. Vậy kỳ thực là khởi đầu hoàn toàn mới, chứ không phải là kết thúc. Điều sắp kết thúc là lịch sử của vũ trụ cũ, cho nên chúng ta chấp trước vào thời gian đó để làm gì?

Tôi ngộ ra rằng chúng ta nên nghĩ tới trạng thái “vĩnh hằng”: Sự vĩnh hằng khi mãi mãi làm theo Đại Pháp Chân-Thiện-Nhẫn, cũng tức là, tuân theo yêu cầu Chân-Thiện-Nhẫn nên là trạng thái vĩnh hằng, chứ không phải nói rằng thời gian sắp kết thúc rồi nên chúng ta phải làm cho tốt, chúng ta là vì thời gian mà nghĩ cách làm “tốt”, kỳ thực là bảo vệ bản thân mình, vậy sau khi thời gian kết thúc chúng ta lại dự tính làm thế nào? Phải chăng lúc đó chúng ta có thể xả hơi? Đâu có chuyện làm người tốt tạm thời làm một lúc đây? Muốn làm thì hãy làm người tốt vĩnh hằng! Tu luyện là vô điều kiện, dù cho tầng thứ của chúng ta ở đâu, chẳng phải đều phải chiểu theo Đại Pháp mà làm hay sao?

Chúng ta không phải tới để kết thúc tất cả những điều này, chúng ta là khiến tất cả được kéo dài, chúng ta đến vì để chúng sinh cùng chúng ta được kéo dài và trở nên tốt hơn, hơn nữa chúng ta còn giống như người làm cha làm mẹ, tương lai chúng ta còn cần có trách nhiệm chăm sóc cho chúng sinh trong vũ trụ thế giới của chúng ta, đây là sự bắt đầu hoàn toàn mới, vĩnh hằng, chứ không phải là kết thúc. Như vậy, chúng ta phải chăng đã có thể học thứ gì đó một cách thiết thực rồi? Đã có thể kết thiện duyên rộng rãi một cách thiết thực? Đã có thể đưa ra những kế hoạch lâu dài thiết thực sau này cho những hạng mục thành lập công ty?

Sư phụ làm Thần Vận chẳng phải là một hình mẫu rất tốt cho chúng ta sao? Vì sao chúng ta vẫn còn chịu nhận sự can nhiễu của các pháp môn cũ và chấp trước vào thời gian mà không thể học cách Sư phụ làm việc? Thần Vận khi mới bắt đầu chính là từ việc huấn luyện một nhóm các đồng tu không chuyên trở thành những nghệ thuật gia, vũ đạo gia chuyên nghiệp, đồng thời những em nhỏ còn phải học văn hóa, tham gia thi cử. Vậy thì chiểu theo pháp môn cũ và chấp trước thời gian, nếu hạng mục này không phải là Sư phụ làm, mà giống như một số hạng mục khác, chẳng phải sẽ có rất nhiều người cho rằng tiêu tốn thời gian huấn luyện vũ đạo là chấp trước, học văn hóa là chấp trước mà không làm sao? Vậy thì cũng không cách nào có được nhiều đoàn nghệ thuật Thần Vận có trình độ quốc tế như ngày nay, còn lúc này quay ngược lại xem các hạng mục của chúng ta, hầu như trình độ chuyên nghiệp không tiến bộ nhiều.

Khi chúng ta nghĩ tới những kế hoạch lâu dài, không có sự can nhiễu của pháp môn cũ và việc lánh đời, không chấp trước vào thời gian, chúng ta sẽ càng cảm thấy có quá nhiều chúng sinh mà chúng ta chưa tiếp xúc được. Hơn nữa vì làm việc có kế hoạch, chúng ta sẽ càng cảm thấy kỹ năng và tính chuyên nghiệp của chúng ta cần phải được đề cao hơn nhiều, chúng ta cũng sẽ cảm thấy có thể cứu được những chúng sinh mà chúng ta muốn cứu theo như phân loại, theo giai tầng xã hội, chúng ta sẽ càng cảm thấy thực sự hy vọng Chính Pháp không kết thúc nhanh như vậy.

Trên đây là thể ngộ tại tầng thứ cá nhân của tôi, những chỗ thiếu sót, mong đồng tu chỉ giúp. Ngoài ra bài viết này là hy vọng có thể khám phá hình thức tu luyện Đại Pháp dựa theo lý tính, chứ không phải nói rằng chúng ta vì vậy mà lại chạy sang cực đoan, lại hoàn toàn kinh doanh công việc của chúng ta, sống cuộc sống của chúng ta, đi làm người tốt nơi người thường. Xin cảm ơn mọi người!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/8/6/332520.html

Đăng ngày 13-8-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share