[MINH HUỆ 21-7-2016] Hai nghị sỹ Nghị viện Châu Âu (MEP) đã có thư gửi ông Tào Kiến Minh, thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao của Trung Quốc vào ngày 20 tháng 7 năm 2016. Bức thư kêu gọi ông Cao đưa thủ phạm phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công là Giang Trạch Dân – cựu độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ ) ra trước công lý. Ngày 20 tháng 7 năm 2016 là ngày đánh dấu 17 năm bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Bức thư được Tiến sĩ Cornelia Ernst – một Nghị sỹ MEP từ Đức và ông Stefan Eck – một Nghị sỹ của MEP khác từ Đức, đồng ký gửi. Đây là lá thư thứ hai yêu cầu truy tố công khai và ngay lập tức đối với Giang Trạch Dân vì cuộc bức hại Pháp Luân Công và nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc một cách có hệ thống và được nhà nước hậu thuẫn, vẫn đang diễn ra.

Cùng thời điểm này năm ngoái, Tiến sĩ Cornelia Ernst cũng đã gửi một bức và được đồng ký gửi bởi Giáo sư tiến sĩ Klaus Buchner – một Nghị sỹ MEP từ Đức và bà Merja Kyllonen – Nghị sỹ MEP từ Phần Lan.

edfd213973ca1e8c921ee3919302af65.jpg

Tiến sĩ Cornelia Ernst – Nghị sỹ Nghị viện Châu Âu

cf3878b76850f23cba68d6f97d3d3e56.jpg

Ông Stefan Eck – Nghị sỹ Nghị viện Châu Âu

Bức thư đã chỉ ra rằng vào tháng 7 năm 1999, ĐCSTQ đã phát động một cuộc bức hại sâu rộng, có hệ thống trên toàn quốc nhằm “nhổ tận gốc” môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

Bức thư cũng trích dẫn từ báo cáo thường niên năm 2016 của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) rằng hàng nghìn học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ hoặc bị đưa đến các trung tâm tẩy não, các trại cải tạo lao động, trại tạm giam, nhà tù hoặc các cơ sở giam giữ khác trong năm 2015. Ngoài ra, mặc dù thực tế là số lượng các học viên chiếm phần lớn trong các tù nhân nhưng họ lại là những người bị kết án lâu nhất và bị đối xử tồi tệ nhất.

Hai Nghị sỹ MEP nói rằng ĐCSTQ đã và đang nỗ lực mở rộng cuộc bức hại Pháp Luân Công ra nước ngoài thông qua các phương thức ngoại giao, chính trị và kinh tế bao gồm thúc đẩy và gây sức ép đối với chính quyền Hàn Quốc và Vương quốc Thái Lan trục xuất các học viên Pháp Luân Công trở lại Trung Quốc.

Một tuần trước khi gửi lá thư này, hơn một nửa Nghị sỹ của MEP đã đồng ký tên vào Bản Tuyên bố (số 2016/WD48) vào ngày 12 tháng 7 năm 2016. Bản tuyên bố yêu cầu Nghị viện Châu Âu có hành động ngăn chặn thông lệ thu hoạch nội tạng được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn.

Bức thư nói rằng một báo cáo điều tra mới mang tên Cập nhật về ‘Đại thảm sát’ và ‘Thu hoạch đẫm máu’ do luật sư nhân quyền David Matas, cựu Ngoại trưởng Canada khu vực châu Á-Thái Bình Dương David Kilgour, nhà báo và nhà nghiên cứu về Trung Quốc Ethan Gutmann thực hiện, cũng như một số báo cáo điều tra mới của Tổ chức thế giới điều tra về cuộc bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG) như: “Thu hoạch cuối cùng: Một điều tra toàn diện về thông lệ thu hoạch tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc,“ đã kết luận rằng hàng triệu học viên Pháp Luân Công đã bị ĐCSTQ giết hại có hệ thống để cướp tạng.

Cho đến nay, hơn 200.000 học viên Pháp Luân Công đã nộp đơn khiếu nại hình sự với tư cách cá nhân đối với cựu độc tài Giang Trạch Dân. Họ đã sử dụng tên thật và để lại thông tin liên lạc khi gửi những đơn khiếu nại này đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở Bắc Kinh.

7cb66e80442d90e47c90077bc5fcb129.jpg831bf1686eb08319eeaba0567e3f9144.jpg53b0a90a22d2557db72b82cbefe720ed.jpga2d8e5f077f1514ba5ce4878612e383b.jpg4f79b4d28dbd5e5e11f7807a7ceeaf1d.jpg

Bức thư kêu gọi Trung Quốc chấp nhận việc thực thi quyền tài phán của Tòa án Hình sự Quốc tế tại Hague theo Điều 12 III – Quy chế Rome của Tòa án Hình sự Quốc tế, và hợp tác với Tòa án mà không trì hoãn hoặc ngoại lệ, phù hợp với Quy chế Rome nhằm đưa Giang Trạch Dân ra trước công lý vì những tội ác nghiêm trọng của ông ta đối với các học viên Pháp Luân Công.

Bức thư được chuyển tiếp đến Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền, báo cáo viên của Liên Hợp Quốc về tra tấn và các hình thức bạo lực khác, đối xử vô nhân đạo hoặc trừng phạt, báo cáo viên của Liên Hợp Quốc về Tự do tôn giáo và tín ngưỡng, kiểm sát viên của Tòa án hình sự Quốc tế tại Hague, Hội đồng Liên minh châu Âu, Ủy ban châu Âu, các Phó Chủ tịch của Ủy ban / đại diện cấp cao của Liên minh Ngoại giao và Chính sách an ninh, và các đại diện đặc biệt của Liên minh châu Âu về nhân quyền.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/7/21/331693.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/7/27/157985.html

Đăng ngày 7-8-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share