Bài viết của Ngô Tư Tĩnh, phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 17-6-2016] Thế hệ trẻ sinh ra ở Trung Quốc sau năm 1980 thường là con một và được gọi là thế hệ Millennials (chỉ thế hệ đầu tiên lớn lên cùng các phương tiện truyền thông xã hội), thường coi mình là “trung tâm của vũ trụ”. Vậy làm thế nào để thế hệ trẻ này có thể lĩnh hội được nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công? Cô Đường Vân Yến là một trong số họ, Vân Yến từ Trung Quốc Đại lục đến Ý hai năm trước để theo học đại học. Dưới đây là những trải nghiệm của cô khi tu luyện Pháp Luân Công và cuộc bức hại ở Trung Quốc.

Tu bỏ tâm tật đố

Khi nói về con đường tu luyện của bản thân trong suốt 20 năm qua, Vân Yến cười rạng rỡ nói: “Tôi là con một trong nhà. Hồi nhỏ, tôi luôn tật đố mạnh mẽ với người khác. Tôi ghen tỵ với các bạn trong lớp khi mẹ tôi đối xử tốt với họ.” Nhìn đôi mắt sáng và thuần khiết của cô cùng những tính cách mà cô bộc lộ, thật khó có thể nghĩ rằng cô từng là một cô gái có tâm tật đố mạnh mẽ đến như vậy.

2016-6-16-minghui-falun-gong-italy-tangyunyan--ss.jpg

Cô Đường Vân Yến tại lễ kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới tại New York hồi tháng 5 năm 2016

Cô Đường Vân Yến sinh ra và lớn lên ở Bắc Kinh. Cô bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công cùng cha mẹ từ khi học lớp sáu. Toàn thể gia đình cô sống rất hạnh phúc, luyện công vào buổi sáng và học Pháp vào buổi tối hàng ngày. “Cha mẹ tôi trước đó thường hay bất hòa. Nhưng kể từ khi họ bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, họ không còn mâu thuẫn với nhau như trước nữa. Tôi cảm thấy gia đình mình thật ấm áp. Đó là một cảm giác rất tuyệt vời. Mặc dù cuộc bức hại đã làm gia đình tôi ly tán, nhưng tôi luôn nhớ như in những khoảng thời gian tuyệt vời nhất của chúng tôi trước khi cuộc bức hại bắt đầu.”

“Khi tôi lớn hơn, tôi đã có lý giải sâu sắc hơn về Pháp. Tôi hiểu rằng tôi cần phải tống khứ tâm tật đố. Nếu tôi cảm thấy buồn lòng khi người khác làm tốt hơn tôi, tôi biết đó là do tâm tật đố của tôi đang nổi lên, và tôi phải diệt nó đi. Khi tôi liên tục làm như vậy, tâm tật đố của tôi ngày một suy yếu,” Vân Yến nói.

Chứng kiến thỉnh Cuộc nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4 và tuyên truyền phỉ báng của ĐCSTQ

Vân Yến và mẹ cùng 10.000 học viên Pháp Luân Công khác đã đến thỉnh nguyện tại Văn phòng Kháng cáo Trung ương vào ngày 25 tháng 4 năm 1999. Mặc dù Vân Yến còn quá nhỏ để hiểu về tầm quan trọng của việc thỉnh nguyện, nhưng cô nhớ rõ ràng rằng những học viên ở đó rất trật tự. Cô ấn tượng nhất với việc họ thu dọn sạch khu vực đó trước khi rời đi. Không ai bỏ rác lại đó.

Ba tháng sau, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động bức hại vào ngày 20 tháng 7 năm 1999. Đài truyền hình và phát thanh phát sóng tràn ngập các chương trình phỉ báng Pháp Luân Công. Vân Yến không hiểu lý do là gì, nhưng cô biết rõ rằng nội dung mà những tin tức kia đăng tải là sai. Cô nói: “Pháp Luân Công đã giúp tôi sống sót qua những quãng thời gian khó khăn nhất. Sau khi tôi lớn lên, tôi đã hiểu lý do tại sao ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công, và lý do tại sao tôi phải kiên định, và tu luyện chân chính là gì.”

Nói với các bạn cùng lớp rằng “Vụ tự thiêu” là giả mạo

ĐCSTQ đã dàn dựng cái gọi là “vụ tự thiêu” trên Quảng trường Thiên An Môn vào đầu năm 2001. Vân Yến lúc đó đang học trung học. Cô nghĩ: “Những người tu luện Pháp Luân Công mà tôi biết hoàn toàn không giống như vậy.”

Ngày hôm sau, cô bắt đầu nói với các bạn trong lớp cô về điều này. Cô nói: “Tối qua các bạn có xem ti-vi không? Những gì nó nói [về Pháp Luân Công] là không đúng sự thật!” Nghĩ lại lúc đó, Vân Yến mỉm cười nói: “Khi đó tôi còn quá nhỏ nên không biết sợ là gì. Tôi chỉ có tâm nguyện muốn giảng chân tướng cho các bạn cùng lớp rằng vụ tự thiêu là giả, dù họ sợ hãi khi biết điều đó. Họ quá sợ mà bỏ chạy, tôi đã khóc và đuổi theo họ để nói rằng ‘Nó là dối trá!’”

Mẹ tôi bị bắt giữ ba lần

Mẹ của Vân Yến đã bị bắt giữ và cầm tù ba lần, với thời gian giam giữ lần lượt là 18 tháng, hai năm, và hai năm rưỡi. Cũng giống như nhiều học viên Pháp Luân Công khác, bà đã dũng cảm thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công tại Quảng trường Thiên An Môn ngay khi cuộc bức hại xảy ra. Cảnh sát ghi lại tên và địa chỉ của họ và chiểu theo danh sách này bắt giữ các học viên vào những ngày được cho là nhạy cảm.

Nét mặt Vân Yến trùng xuống. Cô nói: “Mẹ tôi đã phải rời khỏi nhà để tránh bị bức hại thêm nữa. Chúng tôi đã mất liên lạc với mẹ trong thời gian dài. Thời gian đó tôi rất đau buồn. Tôi lo lắng cho bà từng ngày, tự hỏi không rõ bà còn sống hay không. Cuối cùng chúng tôi nhận được thông báo rằng bà đã bị tống vào một trại lao động. Chúng tôi không nghĩ rằng tình huống này lại xảy ra. Sau này bà bảo với chúng tôi rằng bà đã bị bắt giữ trong khi đang đợi xe buýt ở gần Quảng trường Thiên An Môn.”

Đại Pháp ban trí huệ

Sau khi cuộc bức hại diễn ra, Vân Yến không có được một ngày yên bình. Thời gian đầu khi cảnh sát cầm tù phi pháp mẹ cô, họ cũng thường xuyên đến sách nhiễu gia đình cô, lục soát nhà cửa, và tịch thu tài sản của họ, trong khi cô đang vô cùng lo lắng về mẹ mình. Tuy nhiên, thành tích học tập ở trường của cô rất tốt. Pháp Luân Đại Pháp đã ban cho cô trí huệ.

Vân Yến nói: “Thành tích học tập của tôi trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp rất tệ. Mặc dù tôi học tập rất siêng năng, nhưng đơn giản là vì tôi không lĩnh hội được. Pháp Luân Đại Pháp đã khai mở trí huệ cho tôi. Sau khi tu luyện Đại Pháp, trong thời gian ngắn tôi có thể học [lượng bài vở] khá lớn. Tôi đã được nhận vào một trường trung học trọng điểm.”

Phòng 610 sách nhiễu cô ở trường, nhưng các giáo viên của Vân Yến gắng hết sức bảo vệ cô. Một trong những lý do để họ làm vậy là vì cô là một học sinh xuất sắc.

Cảm động khi nhận lời xin lỗi qua điện thoại

Vân Yến đến Rome học đại học cách đây hai năm. Cô tham gia luyện công tập thể với các học viên Pháp Luân Công địa phương và giảng chân tướng về cuộc bức hại cho người dân Trung Quốc.

Một hôm, một nam thanh niên Trung Quốc đã để lại một tin nhắn thoại cho liên lạc viên Pháp Luân Công địa phương. Vì người liên lạc viên đó không biết tiếng Trung, nên Vân Yến đã thay người liên lạc viên đó gọi điện thoại lại cho người đàn ông kia. Ban đầu, Vân Yến có chút lo lắng, không rõ người đàn ông đó muốn gì. Nhưng cô ngạc nhiên, khi người thanh niên đó nói lời xin lỗi qua điện thoại. Anh ấy nói: “Tôi đã hiểu sai về Pháp Luân Công. Tôi tưởng các bạn giống như những gì mà ĐCSTQ tuyên truyền. Sau khi biết chân tướng Pháp Luân Công, tôi vô cùng hối hận. Tôi phát hiện ra ĐCSTQ đang lừa dối chúng tôi! Gia đình tôi ở Trung Quốc không hay biết điều này. Tôi phải nói với họ!” Vân Yến đã rất cảm động trước lời xin lỗi của anh ấy và thôi thúc muốn giúp truyền rộng chân tướng.

Năm này qua năm khác, Vân Yến cùng các học viên khác ghé vào các cửa hàng ở khu phố Tàu để nói với mọi người về việc thoái xuất khỏi các tổ chức cộng sản. Hầu hết mọi người đều im lặng lắng nghe họ. Một số người vừa ra nước ngoài, ngay khi biết đến chân tướng họ liền thoái. Vân Yến nói: “Họ đưa ra quyết định thoái tự đáy lòng mình.”

Vì cuộc sống nên Vân Yến đến Ý, nhưng trái tim cô vẫn luôn hướng về quê nhà. Cô muốn một ngày nào đó sẽ trở về quê hương, và có thể tự do luyện công ở công viên và học Pháp cùng cha mẹ mình. Cô tin rằng ngày đó không còn xa.


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2016/6/17/330142.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/6/19/157479.html

Đăng ngày 23-7-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share