Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Bắc Kinh

[MINH HUỆ 2-7-2016] Học viên Tôn Phúc Nghĩa, người Bắc Kinh bị bắt giữ hồi đầu năm nay vì nói với mọi người về cuộc bức hại Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần đang bị bức hại ở Trung Quốc.

Tại thời điểm viết báo cáo này, 278 người trong thôn ông ở đã ký tên thỉnh nguyện yêu cầu ngay lập tức trả tự do cho ông, họ khẳng định rằng ông không làm gì sai trái. Nhiều người còn viết thư gửi tới các nhà chức trách khẳng định rằng ông là một người tốt, và nêu rõ lý do cần phải trả tự do cho ông.

2016-6-30-minghui-beijing-sunfuyi-1--ss.jpg

Học viên Pháp Luân Công ông Tôn Phúc Nghĩa

2016-6-30-minghui-beijing-sunfuyi-2--ss.jpg

Đơn thỉnh nguyện đã được người dân trong thôn ông Tôn ký tên và điểm chỉ yêu cầu trả tự do cho ông Tôn đang bị giam giữ phi pháp

Ngày 11 tháng 2 năm 2016, khi ông Tôn cùng vợ đang nói với người dân trong một khu chợ về cuộc bức hại Pháp Luân Công, thì ai đó bởi thụ nhận tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc mà hiểu sai về pháp môn đã gọi điện báo cho cảnh sát, và cảnh đã đến và bắt giữ ông Tôn. Vợ ông đã trốn thoát.

Nguyện vọng của bà con trong thôn: Trả tự do cho người đàn ông tốt bụng này

Sau khi ông Tôn bị bắt, gia đình và bạn bè ông đã tiến hành một đợt xin chữ ký thỉnh nguyện kêu gọi trả tự do cho ông. Chưa đầy hai giờ họ đã thu thập được hơn 100 chữ ký.

Ông Tôn nổi tiếng trong thôn là một người thiện lương, chưa từng lời qua tiếng lại hay tranh đấu với ai. Một người hàng xóm của ông nói rằng có đoạn đường trong khu phố lầy lội, nhưng không có ai để tâm đến dọn dẹp—ngoại trừ ông Tôn.

Cũng có người nói rằng cảnh sát đã bắt nhầm người, và rằng không có gì sai khi tu luyện Chân-Thiện-Nhẫn, nguyên lý cốt lõi của Pháp Luân Công.

Những người ký tên thỉnh nguyện không hề lo sợ bị các nhà chức trách gây khó dễ. Một người nói: “Tôi đang mong họ đến tìm tôi đây. Tôi có vài điều cần nói với họ. Nếu họ nói chuyện với chúng tôi, thì họ sẽ biết rằng ông Tôn là một người tuyệt vời.”

Nhiều người đã viết thư gửi cho chính quyền, nói rằng họ sẵn sàng bảo đảm cho ông Tôn. Một người viết: “Tôi cảm thấy thật đáng buồn khi một người tốt như ông Tôn bị đối xử bất công. Tôi muốn ông ấy phải được trả tự do càng sớm càng tốt.”

2016-6-30-minghui-beijing-sunfuyi-3--ss.jpg

Tuyên bố bảo đảm cho ông Tôn

Một người hàng xóm tên Vương Khai Dương viết: “Trong nhà có gì ông ấy cũng đều sẵn lòng mang ra chia cho mọi người. Chính phủ không nên bức hại ông ấy và cần trả tự do để ông ấy về nhà.”

Nổi tiếng là một người luôn giúp đỡ người khác và vị tha

Ông Tôn, 68 tuổi, là công nhân về hưu của Cục Viễn thông khu Hoài Nhu. Từ khi tu luyện Pháp Luân Công năm 1997, ông luôn hành xử chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Ông luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác.

Ông luôn tự mình chăm sóc cha mẹ và không bao giờ đùn đẩy trách nhiệm này cho anh chị em. Ông cũng chăm sóc một cụ già lớn tuổi trong thôn bất cứ khi nào ông có thể. Khi ai đó cần ông giúp đỡ việc nhà, ông luôn sẵn lòng.

Khi ông Tôn còn công tác trong Cục Viễn thông, ông làm việc rất siêng năng và hàng năm đều được bầu chọn là nhân viên kiểu mẫu, ngay cả sau khi cuộc bức hại diễn ra.

Bởi ông từ chối từ bỏ đức tin của mình, nên từ tháng 12 năm 2004, ông Tôn bị giam giữ, tống giam trong một trung tâm tẩy não, và bị tra tấn trong trại lao động cưỡng bức, tại đây ông bị giam giữ 18 tháng.

Lãnh đạo đơn vị luôn đánh giá cao ông Tôn nên sau khi ông Tôn được trả tự do, họ liền thuê ông làm việc trở lại với khoản lương và chế độ đãi ngộ đầy đủ. Khi các nhà chức trách ra lệnh cho lãnh đạo phải theo dõi ông tại nơi làm việc, lãnh đạo của ông đã từ chối làm theo.

Tuy nhiên, các nhà chức trách không chịu buông tha cho ông. Năm 2011, khi cảnh sát không ngừng đến nhà sách nhiễu, vì sợ liên lụy đến người nhà, ông cùng vợ buộc phải rời nhà đi nơi khác trong gần một năm để tránh bị bức hại thêm nữa.


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2016/7/2/330787.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/7/3/157669.html

Đăng ngày 22-7-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share