Bài viết của một học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 20-6-2016] Trong “Giảng Pháp tại Pháp hội Châu Âu”, Sư phụ đã giảng:

“Thế nhưng từ Thần mà nhìn, sự an dật và thoải mái quá phận của con người lại không phải việc tốt, sẽ tăng thêm nghiệp lực, tích tụ nghiệp lực. Tiêu không hết nghiệp, cuối cùng hạ địa ngục, thậm chí là sinh mệnh bị tiêu hủy. Quá khứ người phương Tây các vị cũng biết đạo lý như vậy, những người già cũng hiểu được đạo lý như vậy, nói rằng chịu một chút khổ không sao cả, không phải việc xấu. Trong hoàn cảnh gian khổ mà rèn luyện rèn luyện là chuyện tốt, đều hiểu những điều này.”

Qua đoạn Pháp này và các bài giảng khác của Sư phụ, chúng ta nên tinh tấn tu luyện và hoàn thành sứ mệnh của mình. Mặt khác, chấp trước an dật sẽ ngăn cản hoặc thậm chí phá hủy sự tu luyện của chúng ta.

Ví dụ từ các học viên khác

Tôi biết rất nhiều học viên đã cố gắng tận dụng mọi cơ hội để nói cho người khác về Pháp Luân Công và cuộc đàn áp ở Trung Quốc. Chẳng hạn, một học viên lớn tuổi đang chuẩn bị đi phát tài liệu vào một ngày mưa gió thì con trai ông khuyên ông nên ở nhà và nghỉ ngơi. Ông đã nói với con trai rằng: “Mưa gió không thể ngăn cản được ta, ta sẽ ổn thôi. Hãy xem con kìa, vì sao lại ở nhà mà không đi làm khi trời mưa?”

Một học viên khác đã 75 tuổi, sống trong một căn hộ nhỏ và chồng của bà thì xem truyền hình suốt cả ngày. Để đọc sách Pháp Luân Công, bà đã phải ở trong bếp và đọc sách dưới ánh đèn mờ. Nhưng mọi việc diễn ra rất tốt, bà có thể đọc thuộc lòng Chuyển Pháp Luân 15 lần trong kỳ nghỉ lễ. Bà cũng dành rất nhiều thời gian để nói với mọi người và vạch trần sự tuyên truyền thù hận từ đảng cộng sản.

Chịu đựng khổ nạn

Khi mới bắt đầu tu luyện, chúng ta có thể nhận ra rằng môn tu luyện này đáng trân quý thế nào và trở nên rất kiên định. Nhưng nếu tu luyện đòi hỏi sự kiên nhẫn và chịu đựng, thì chúng ta có thể thực hiện nó hàng thập kỷ như hai học viên ở trên không?

Có lẽ là không. Trên thực tế, đây có thể là một nguyên nhân mà phần lớn các học viên buông lơi tu luyện. Đối với rất nhiều học viên, những người đã bị bức hại, gồm cả những người đã mất đi sinh mạng của mình, truy cầu an dật có thể là nhân tố góp phần.

Từ cổ chí kim đã có nhiều nhân nghĩa chí sỹ coi nhẹ danh lợi mà tu dưỡng tự thân, đề cao tiêu chuẩn đạo đức, theo đuổi con đường chân lý của mình. Những phẩm chất cao quý như vậy bằng cách nào đó đã bị lãng quên hoặc bỏ qua trong xã hội hiện đại này. Nhưng đệ tử Đại Pháp chúng ta nên biết rõ mình là ai và đang thực hiện điều gì.

Chính lại các sơ hở

Tôi đã chứng kiến một số học viên sử dụng rất nhiều thời gian và tiền bạc cho du lịch và mua sắm. Họ không tinh tấn làm ba việc và thường thức dậy khá muộn vào buổi sáng. Lấy cớ là để phù hợp với xã hội người thường, họ đôi khi còn rất cầu kỳ với thực đơn ăn kiêng của mình.

Ở không gian khác, tôi nhìn thấy một số cựu thế lực đã lợi dụng các chấp trước đó và kê thuốc cho những học viên này để làm suy yếu ý chí của họ.

Tất nhiên, nếu chúng ta có các thành viên gia đình là người thường thì không nên cực đoan. Nhưng trong bất kỳ trường hợp nào thì chúng ta nên minh bạch điều gì là quan trọng và cách chúng ta nên ưu tiên các việc.

Nếu không, khi Chính Pháp kết thúc và khi chúng ta cố gắng biện minh liệu mình đã hoàn thành thệ ước tiền sử, nó có thể đã quá muộn để chúng ta hối tiếc về cách hành xử của bản thân.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/6/20/330261.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/6/27/157578.html

Đăng ngày 21-7-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share