Bài viết của phóng viên Minh Huệ tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MNH HUỆ 11-6-2016] Ngày 18 tháng 6, bà Dương Tố Hoa, 80 tuổi, một viên chức chính phủ về hưu tại thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh đã đệ đơn tố cáo cựu lãnh đạo độc tài Giang Trạch Dân vì đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công khiến cuộc sống của bà khốn đốn suốt từ năm 2000 đến năm 2010. Chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần đang bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại, bà Dương đã bị bắt bốn lần và bị lục soát nhà hai lần. Sau lần đầu tiên bị bắt giữ, bà bị đưa đến trung tâm tẩy não, tại đó bà bị tra tấn trong vòng một tháng rưỡi. Khi bị bắt giữ lần thứ ba, bà bị đưa vào trại lao động cưỡng bức một năm.

Dưới đây là lời kể của bà đã được viết trong đơn kiện Giang:

Bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công

Tôi là một cán bộ đã nghỉ hưu của Vụ hành chính – Ủy ban thành phố Cẩm Châu. Tôi có bệnh ở túi mật, dạ dày, khớp và một số vấn đề phụ khoa. Tôi đã thử qua tất cả các phương pháp điều trị y tế mà tôi tìm được nhưng không phương pháp nào có tác dụng cả. Tôi chán nản và mất hết hy vọng.

Ngày 5 tháng 4 năm 1994, mọi thứ đã sang một trang mới khi tôi tham dự khóa giảng Pháp của Sư Phụ Lý Hồng Chí (nhà sáng lập Pháp Luân Công) tại thành phố Cẩm Châu. Vào ngày thứ hai của khóa học, tất cả các vấn đề về sức khỏe đã hành hạ tôi trong nhiều thập kỷ qua đều biến mất. Tôi đã được trải nghiệm sự kỳ diệu của Pháp Luân Công. Toàn thân tôi cảm thấy thật nhẹ nhàng.

Tôi tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Tôi đã biết hướng nội trước những thiếu sót của bản thân khi gặp mâu thuẫn với người khác. Tôi đối xử tốt và chân thành với mọi người.

Tuy nhiên, đến tháng 7 năm 1999, cựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lúc đó là Giang Trạch Dân đã phát động cuộc bức hại tàn bạo đối với Pháp Luân Công. Dưới đây là những gì tôi đã phải chịu đựng trong những năm sau đó:

Bị giam giữ 15 ngày trong lần bị bắt đầu tiên

Vào đêm ngày 20 tháng 6 năm 2000, tôi đi cùng một đồng tu tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện Chính phủ yêu cầu quyền được tu luyện Pháp Luân Công. Chúng tôi bị bắt tại ga tàu Cẩm Châu. Cùng lúc đó, hơn 20 học viên địa phương cũng đã bị bắt tại đó.

Mỗi người chúng tôi bị đưa về đồn cảnh sát tại địa phương. Tôi bị đưa tới Đồn cảnh sát Cẩm Thiết. Cảnh sát đã còng cánh tay tôi vào một ống sưởi. Sau đó tôi bị đưa đến Trại tạm giam số 2 thành phố Cẩm Châu, tại đó, tôi đã bị giam giữ trong 15 ngày.

Bị đưa thẳng tới trung tâm tẩy não sau khi được thả

Ngày 5 tháng 7 năm 2000, khi tôi được thả khỏi trại tạm giam, một cảnh sát tên là Đường của Đồn cảnh sát Cẩm Thiết đã đưa tôi thẳng tới trung tâm tẩy não do Ủy ban Chính trị và Pháp luật thành phố Cẩm Châu và Phòng 610 lập ra. Trung tâm tẩy não này được đặt tại Nhà máy sản xuất các sản phẩm giả ngọc – thành phố Cẩm Châu trước đây.

Khoảng 100 học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ tại đó. Một số học viên được chuyển đến từ các trại tạm giam. Hầu hết các học viên bị bắt khi họ đang ở nhà, làm việc ngoài đồng hay tại nơi làm việc.

Bằng cách tra tấn và các video tuyên truyền, họ cố gắng tiêu diệt ý chí tu luyện Pháp Luân Công của chúng tôi. Họ ép chúng tôi phải tập các bài thể dục cường độ cao. Họ đánh đập, chửi rủa, tát, túm tóc tôi và đập đầu tôi vào tường. Lý Hiệp Giang, trưởng Phòng 610 là một trong những thủ phạm tàn ác nhất.

Tôi đã bị giam giữ tại đó trong một tháng rưỡi. Ngày 18 tháng 8, cảnh sát Đường của đồn cảnh sát Kim Thiết, trưởng phòng Vương của Ủy ban Chính trị và Pháp luật quận Lăng Hà, Trần Ngọc Hoa (cán bộ Ủy ban cộng đồng dân cư Cẩm Thiết) và gia đình tôi đã tới đón tôi.

Trần đã đưa tôi và gia đình tới văn phòng cộng đồng dân cư Cẩm Thiết, tại đó tôi bị yêu cầu phải trả 1.000 nhân dân tệ. Tôi đã nói với họ rằng tôi không có tiền. Cuối cùng gia đình tôi vẫn phải trả 500 nhân dân tệ.

Bị giam giữ chính tại trại tạm giam trước đó trong lần bị bắt thứ hai

Sáng ngày 18 tháng 1 năm 2001, tôi đi tới nhà một đồng tu là cô Thái để chuyển tài liệu thông tin về Pháp Luân Công. Một cảnh sát ra mở cửa và bất ngờ lấy tay túm lấy tôi. Tôi chỉ thấy bất ngờ vì các nhân viên của đồn cảnh sát Lăng An đang lục soát nhà cô Thái khi tôi gõ cửa.

Hai cảnh sát đã đưa tôi, cô Thái cùng chồng cô tới đồn cảnh sát Lăng An. Chúng tôi bị giam giữ trong ba phòng riêng biệt. Một vài cảnh sát lần lượt thẩm vấn tôi lấy các tài liệu thông tin Pháp Luân Công ở đâu. Một cảnh sát dùng cái túi vải của tôi đánh tôi.

Cùng lúc đó, hai viên cảnh sát lục soát nhà cô Thái đã tới nhà tôi tiến hành lục soát. Họ quay trở lại và cho tôi xem cuống vé tham dự khóa giảng Pháp tại Cẩm Châu và Cáp Nhĩ Tân, họ định dùng chúng làm “chứng cứ” để tố cáo tôi.

Nửa đêm hôm sau, ngày 19 tháng 1, họ đưa tôi tới trại tạm giam Cẩm Châu. Điều kiện sống ở đó quả thật không phải là dành cho con người.

Tôi phải ngủ cùng hàng chục người bị giam giữ trên một tấm ván gỗ cách sàn xi măng vài phân. Chỗ nằm chỉ vừa đủ cho tôi nằm nghiêng và không thể cựa mình được. Nếu có nhúc nhích một chút thôi thì người bên cạnh tôi cũng có thể bị đánh thức, và tôi sẽ bị chửi rủa và bị đánh nếu đó là một tù nhân hình sự.

Mọi sinh hoạt của chúng tôi đều chỉ ở trong phạm vi phòng giam, kể cả việc đi vệ sinh. Thức ăn của chúng tôi chỉ là một miếng bánh ngô và một bát canh lõng bõng vài cọng rau, lẫn với cát và sâu. Chúng tôi cũng không có nước nóng để uống. Chăn, dù rất bẩn và hôi, tôi vẫn phải trả phí sử dụng 70 nhân dân tệ một tháng. Cả ngày, chúng tôi bị bắt phải ngồi bất động trên tấm gỗ ván.

Khoảng 4 tháng sau đó, vào giữa tháng 5 năm 2001, các học viên Pháp Luân Công tại trại tạm giam bắt đầu tuyệt thực. Phòng 610 thành phố Cẩm Châu đã yêu cầu trại tạm giam tạm thời thả chúng tôi.

Lao động cưỡng bức 1 năm trong lần bị bắt giữ thứ ba

Ngày 15 tháng 6 năm 2001, trong khi tôi đang sửa nhà, một vài cảnh sát của đồn cảnh sát Lâm An đã đến nhà tôi bảo rằng người giám sát của họ muốn gặp tôi. Họ hứa với tôi là sẽ chỉ mất vài phút thôi. Tôi đã đi theo họ đến trại tạm giam, và sau đó họ đã nhốt tôi ở đó.

Sáng ngày 16 tháng 6 năm 2001, Lý Duy Dân, trưởng phòng Phòng cảnh sát Lăng An và một vài cảnh sát khác đã đưa tôi đến trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia.

Khi chiếc xe cảnh sát đậu ở lối vào của trại lao động, một cảnh sát lấy ra một tờ giấy và yêu cầu tôi ký vào đó. Đó là bản kết án một năm lao động cưỡng bức. Tôi đã từ chối ký tên.

Sau đó, tôi được đưa đến Chi nhánh 4, Nhóm 2 và trại số 2. Rồi họ tìm cách tiếp cận một cách “nhẹ nhàng”, giả vờ tử tế và thay phiên nhau cố gắng thuyết phục tôi từ bỏ niềm tin của mình. Chúng tôi đã bị cấm ngủ vào đêm hôm đó. Tại trại lao động, chúng tôi đã phải chịu đựng nhiều hình thức tra tấn vô nhân đạo.

Chúng tôi bị bắt phải dậy lúc 5 giờ 30 sáng và chỉ có 5 phút để rửa mặt và đi vệ sinh. Chúng tôi đã bị bắt phải lao động khổ sai và ngồi trên ghế nhựa nhỏ và phải hai tay đặt trên đầu gối và không được cử động. Trong phòng còn có thiết bị theo dõi.

Bị cảnh sát lừa trước lần bắt giữ thứ tư

Vào lúc khoảng 7 giờ tối ngày 26 tháng 10 năm 2010, có người gõ cửa nhà tôi. Khi con dâu tôi toan mở cửa, tôi đã ngăn lại và hỏi xem ai ở đó. Người đó trả lời: “Tôi đến từ bộ phận điều tra dân số và thống kê.”

Nhưng khi cánh cửa mở, khoảng sáu cảnh sát cố gắng xông vào. Một trong số họ nói rằng họ từ Cục Cảnh sát Lăng Hà. Họ lập tức lục soát nhà tôi và tịch thu các sách Pháp Luân Công của tôi, ảnh của nhà sáng lập Pháp Luân Công, tài liệu, và mấy cái túi. Một cảnh sát còn chụp ảnh tôi vào lúc đó.

Cảnh sát đã lấy đồ đạc của tôi đi. Một cảnh sát ở đồn cảnh sát Cẩm Thiết đã ở lại và yêu cầu tôi theo anh ta về đồn cảnh sát. Tuy nhiên, tôi đã từ chối đi cùng anh ta.

Con dâu tôi đã ngăn không cho cảnh sát đưa tôi đi: “Mẹ tôi đã 70 tuổi rồi. Các ông không được đưa bà ấy đi”.

Viên cảnh sát này cho biết họ cần tôi xác minh một số điều và chỉ mất vài phút thôi. Lần này thì chúng tôi không thể tin lời ông ta được. Cuối cùng, cảnh sát đã hứa với con dâu tôi rằng họ sẽ thả tôi trở lại sớm thôi. Tôi đã theo anh ta về đồn cảnh sát.

Tại đồn cảnh sát, anh ta hỏi tôi rất nhiều câu hỏi. Tôi nói với anh ấy tôi không biết gì và không thể trả lời các câu hỏi của anh ta. Sau đó cảnh sát đã hỏi tôi có biết Khúc Vĩ ở đâu không. Tôi trả lời: “Có, tôi biết anh ta tại điểm luyện công tại địa phương của chúng tôi trước khi ĐCSTQ bắt đầu bức hại.”

Anh ta đã ghi chép lại và sau đó yêu cầu tôi phải ký vào đó. Nhưng tôi từ chối.

Tầm 11 giờ đêm, cảnh sát đưa tôi và một học viên khác là bà Ngô đến trại tạm giam thành phố Cẩm Châu. Bà Ngô đang bị bệnh và phải nằm liệt giường mà cảnh sát vẫn đến nhà bắt bà đến đồn cảnh sát.

Một nữ cảnh sát tiếp nhận chúng tôi yêu cầu anh ta xuất trình văn bản pháp lý. Những viên cảnh sát đưa chúng tôi đến đó lại hẹn sẽ chuyển văn bản vào ngày hôm sau. Ba ngày sau, bà Ngô và tôi đã được thả và trở về nhà. Tôi đoán đó là do cảnh sát không cung cấp được bất kỳ văn bản pháp lý nào cho trại tạm giam.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã bỏ ngoài tai ý kiến của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác và thi hành cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610,” vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và tòa án trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/6/11/329873.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/6/26/157570.html

Đăng ngày 21-7-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share