Bài viết của một học viên Pháp Luân Công ở Ukraina

[MINH HUỆ 17-6-2016] Từ ngày 8 đến 19 tháng 6 năm 2016, Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Zhen-Shan-Ren (Chân-Thiện-Nhẫn) trên lộ trình đã quay trở lại Kharkiv, Ukraina. Các công dân địa phương đến thăm triển lãm đã thực sự xúc động trước đức tin mạnh mẽ và tinh thần kiên định của các học viên Pháp Luân Công khi phải đối mặt với cuộc bức hại tàn bạo mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã gây ra.

55e5cacf92e0cb15b59687cbde3a17b9.jpg

Một hướng dẫn viên triển lãm giới thiệu các tác phẩm cho những vị khách đến xem triển lãm

00b7d8a1bff8e78568f22ed0f8a700b9.jpg

Một cặp vợ chồng người Ukraina xúc động trước nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công

Một cặp vợ chồng người Ukraina cho biết đây là lần đầu tiên họ nghe nói đến cuộc bức hại. Họ vô cùng xúc động trước nguyên lý [Chân-Thiện-Nhẫn] mà các tác phẩm nghệ thuật đã truyền tải bởi nguyên lý này thật sự “thuần khiết, [khiến tinh thần con người] thăng hoa, và làm cho thế giới này tốt đẹp hơn.” Họ nói xã hội này cần có Chân, Thiện và Nhẫn. Họ hy vọng triển lãm này sẽ được tổ chức thường xuyên hơn, để mọi người có thể thấu hiểu và tin tưởng lẫn nhau nhiều hơn và giảm bớt các mâu thuẫn.

Cô Maria, một phóng viên truyền hình, nhận xét: “Mỗi tác phẩm nghệ thuật đã chạm vào nơi sâu thẳm trái tim tôi. Tôi biết các nghệ sỹ có niềm tin kiên định với Pháp Luân Đại Pháp. Nhưng tôi lại biết rất ít về Nó. Tôi hy vọng sẽ nhận được thêm nhiều thông tin hơn về pháp môn tu luyện cổ xưa này sau khi xem xong triển lãm.”

Nina, một bác sỹ, đã nói với người phóng viên rằng: “Tôi đã thấy triển lãm này ba năm trước đây. Nó khiến tôi rất xúc động. Cuộc bức hại mô tả trong các tác phẩm nghệ thuật này thật là khủng khiếp! Ngay cả khi chỉ cần nhìn thoáng qua thôi, nó đã khiến tôi cảm thấy rất buồn rồi. Tôi nghĩ nên có nhiều người hơn nữa được xem những tác phẩm nghệ thuật này. Nó sẽ khiến cho thế giới quan của họ được rộng mở, khiến cho thiện tâm và sự dung nhẫn của họ được biểu lộ ra, đồng thời sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho xã hội.”

dbe2d6f39fb1a477640d5030fda60fa7.jpg

Arina, một phóng viên cho biết các tác phẩm đã nói thẳng tới trái tim cô

Arina, một phóng viên nói trước đây chưa từng có bức tranh nào lại để lại cho cô nhiều ấn tượng sâu sắc đến như vậy. Triển lãm nghệ thuật này đã khiến cô cảm thấy choáng ngợp. Cô nói: “Bạn dường như là được sống cùng với những con người ở trong các bức tranh này vậy, và bạn có thể hiểu được những gì đang diễn ra và những gì họ đang cảm nhận mà không cần bất cứ lời nói cũng như chút âm nhạc nào cả.”

bd35cdefab4804123469c657b7d16385.jpg

Alina, một sinh viên đại học, xúc động đến rơi lệ trước các tác phẩm nghệ thuật

Cô Alina, một sinh viên đại học nói: “Những bức tranh này khiến tôi rất xúc động! Tôi đã bật khóc khi xem đến bức tranh Nước mắt Cô nhi. Tôi buồn khi hầu hết mọi người đều không biết thảm kịch kinh hoàng này lại vẫn đang diễn ra ở Trung Quốc. Thật đáng kinh ngạc khi một người thà chết chứ không chịu từ bỏ đức tin của mình. Chỉ có những người phi thường mới có thể có được tinh thần như vậy!”

8d5aa1f39313d4e494ae6612ee8bbfa8.jpg

Nhiều khách thăm triển lãm tìm hiểu thông tin về Pháp Luân Công

a8bd86be8d131951f2c6cd4e3f4903c3.jpg

Igor, một luật sư, nói rằng ông thực sự ngạc nhiên vì ông chưa từng được hay biết về Pháp Luân Công trên các bản tin

Ông Igor, một luật sư, đã nói với phóng viên rằng: “Tôi đã tìm hiểu được rất nhiều thông tin mới và bất ngờ. Tôi vốn luôn thích đất nước Trung Quốc và nền văn hóa của nó. Nhưng tôi không biết đến những điều kinh khủng như thế này lại vẫn đang xảy ra tại Trung Quốc. Bi kịch này (cuộc đàn áp Pháp Luân Công) đã hoàn toàn bị che giấu không để công chúng biết. Tôi theo sát rất nhiều vấn đề lớn của thế giới, nhưng đây là lần đầu tiên thảm kịch này xuất hiện trước mắt tôi.” Ông cho biết dự định sẽ tìm hiểu thêm về Pháp Luân Công.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/6/17/330155.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/6/22/157516.html

Đăng ngày 30-6-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share