Bài viết Ngô Tư Tĩnh, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 13-6-2016] Tháng 12 năm 2013, Nghị viện Châu Âu đã thông qua một nghị quyết kêu gọi chính phủ Trung Quốc chấm dứt ngay tội ác cưỡng bức mổ cướp nội tạng từ các tù nhân lương tâm, phần lớn trong đó là các học viên Pháp Luân Công. Mới đây, mười hai nhà lập pháp Châu Âu đã có báo cáo đệ trình lên Nghị viện Châu Âu xem xét thiết lập một cuộc điều tra về tội ác mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc. Nếu hơn một nửa số Nghị sỹ của Nghị viện Châu Âu (MEP) ký vào đơn đề nghị này, mặc nhiên Nghị quyết này sẽ trở thành một nghị quyết [được thông qua].

Trong tuần qua, kể từ ngày 6 tháng 6, các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức hàng loạt các sự kiện trước Tòa nhà Nghị viện Châu Âu ở thành phố Strasbourg nước Pháp để nâng cao nhận thức cho công chúng về những tội ác đang diễn ra ở Trung Quốc và lên tiếng ủng hộ Nghị quyết này.

Các học viên đã phân phối các tài liệu giảng chân tướng cho du khách và các nhân viên công tác trong Nghị viện. Họ cũng thu thập chữ ký thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

2016-6-10-minghui-falun-gong-europe-01--ss.jpg

Ngày 7 tháng 6 năm 2016 vừa qua, các học viên Pháp Luân Công tổ chức luyện công tập thể trước Tòa nhà Nghị viện Châu Âu ở thành phố Strasbourg, Pháp để nâng cao nhận thức cho công chúng về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc và ủng hộ Nghị quyết yêu cầu điều tra về tội ác cưỡng bức mổ cướp nội tạng từ các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc

2016-6-10-minghui-falun-gong-europe-02--ss.jpg

Khách bộ hành qua khu vực Nghị viện Châu Âu đã ký tên thỉnh nguyện phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công

Nhân chứng: Thoát khỏi nạn mổ cướp nội tạng trong gang tấc

2016-6-10-minghui-falun-gong-europe-03--ss.jpg

Cô Lưu Nguy đã nhiều lần bị tù giam ở Trung Quốc vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Trong thời gian bị giam giữ, cô suýt trở thành nạn nhân của tội ác mổ cướp nội tạng sống.

Cô Lưu Nguy, một học viên Pháp Luân Công đang sống ở Đức, đã phát biểu tại sự kiện để chia sẻ về những trải nghiệm trong quãng thời gian cô còn sống ở Trung Quốc. Vì đức tin dành cho Pháp Luân Đại Pháp, cô bị bắt vào các Trại lao động cưỡng bức và bị giam giữ ở đó trong suốt 16 tháng. Cô bị tra tấn và bị ép phải lao động khổ cực mà không được trả bất kỳ một khoản thu nhập nào, chẳng hạn như, phải đan áo len trong suốt 15 tiếng mỗi ngày. Một trong những hình thức tra tấn cô phải chịu là bị cấm ngủ. Nhiều năm sau, cô Lưu mới phát hiện ra mình suýt chút nữa đã trở thành nạn nhân của tội ác mổ cướp nội tạng sống.

Cô Lưu kể lại: “Trong tù, không ai quan tâm đến sức khỏe của tôi. Nhưng nhà tù vẫn sắp xếp các đợt kiểm tra y tế dành cho các học viên Pháp Luân Công chúng tôi.” Cô đã bị lấy mẫu máu và các bác sỹ đã sử dụng các thiết bị để siêu âm tim và thận của cô.

Cô Lưu đã mô tả về lần kiểm tra y tế đầu tiên của mình trong trại giam. “Một hôm, lính canh yêu cầu tất cả các học viên Pháp Luân Công phải tham gia một đợt kiểm tra sức khỏe. Chúng tôi đã bị lấy mẫu máu xét nghiệm. Một bác sỹ hỏi tôi: ‘Chị có tiền sử bệnh di truyền từ gia đình không?’. Tôi đã trả lời ông ta: ‘Ông nội tôi đã qua đời vì bệnh tim. Mẹ tôi cũng bị bệnh tim. Trước khi tu luyện Pháp Luân Công tôi cũng có vấn đề về tim mạch.’”

Cô nhớ lại rằng, các lính canh không cho phép các học viên được hỏi các bác sỹ bất kỳ câu hỏi nào và họ cũng không nói cho các học viên biết lý do vì sao họ phải kiểm tra sức khỏe. Mãi cho đến sau này khi chuyển sang Đức định cư, đọc được những báo cáo về tội ác mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc, cuối cùng cô đã hiểu ra những lý do mờ ám đằng sau các đợt kiểm tra thể chất này. Rõ ràng là, nhờ có tiền sử bệnh di truyền từ gia đình mà cô đã thoái khỏi tội ác kinh khủng này. Nhiều học viên Pháp Luân Công đã trốn thoát khỏi Trung Quốc cũng chia sẻ những trải nghiệm tương tự trường hợp của cô.

Du khách tới Nghị viện Châu Âu: Cuộc bức hại này lẽ ra không bao giờ được xảy ra

2016-6-10-minghui-falun-gong-europe-05--ss.jpg

Anh Marlon Hilden, một sinh viên đại học ở Đức, đã ký tên thỉnh nguyện phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công

Sau khi thăm quan Tòa nhà Nghị viện Châu Âu, anh Marlon Hilden, một sinh viên của Học viện Chính trị Quốc tế ở Đức đã ký tên thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Anh nói: “Tôi rất quan tâm tới vấn đề này. Tôi nghĩ Liên minh Châu Âu cần phải ngăn chặn tội ác buôn bán nội tạng phi pháp và chấm dứt cuộc bức hại này ở Trung Quốc.”

2016-6-10-minghui-falun-gong-europe-06--ss.jpg

Anh Nacim Amane, một sinh viên đại học người Pháp cho biết: “Cuộc bức hại này không bao giờ nên diễn ra.”

Anh Nacim Amane, một sinh viên đại học người Pháp cho biết: “Tôi nghĩ rằng việc kháng nghị của các bạn thực sự rất hiệu quả. Cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc quả là không thể tin nổi. Cuộc bức hại này lẽ ra không bao giờ nên xảy ra.” Anh đã ký vào đơn thỉnh nguyện và nói thêm rằng, anh hy vọng chữ ký của mình sẽ phần nào giúp chấm dứt cuộc bức hại này.

Các học viên Ai-len tham dự Sự kiện

2016-6-10-minghui-falun-gong-europe-04--ss.jpg

Anh Lê, một học sinh trung học (thứ hai từ trái sang) và hai học viên Pháp Luân Công khác đến từ Ai-len đã đến thăm các Nghị sỹ Nghị viện Châu Âu, bà Liadh Ni Riada (đầu tiên từ trái sang) và ông Matt Carthy (ngoài cùng bên phải)

Một số học viên từ Phần Lan đã tới Strasbourg để tham dự chuỗi sự kiện trong tuần này. Anh Lê, một học sinh trung học 16 tuổi đến từ Dublin đang trong tuần nghỉ hè đầu tiên. Anh đã cùng với hai học viên khác mất 8 tiếng để tới Strasbourg và ở lại đây trong khoảng vài ngày. Hôm thứ Hai, ngày 6 tháng 6, học viên Lê đã tham dự buổi nâng cao nhận thức cho công chúng về cuộc bức hại. Anh có thể nói một chút tiếng Pháp và sử dụng thông thạo tiếng Anh. Anh nói chuyện với các nhân viên của Nghị viện và các du khách tại quầy trưng bày của Pháp Luân Công.

Anh Lê chia sẻ: “Từ khi còn rất nhỏ, tôi đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Được tham gia sự kiện để nâng cao nhận thức cho các Nghị sỹ thuộc Nghị viện Châu Âu về cuộc bức hại ở Trung Quốc là một cơ hội rất tuyệt vời đối với tôi.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/6/11/329924.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/6/13/157400.html

Đăng ngày 21-6-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share