Bài viết của Phi Minh

[MINH HUỆ 25-4-2016] Pháp Luân Đại Pháp được giới thiệu ra công chúng vào năm 1992. Những lợi ích sức khỏe và nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của pháp môn nhanh chóng thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân, và tính đến năm 1999, đã có vài chục triệu người dân Trung Quốc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Sự phổ biến ngày càng nhanh của Pháp Luân Đại Pháp đã khiến Giang Trạch Dân, lãnh đạo chính quyền Cộng sản Trung Quốc đương nhiệm lúc bấy giờ đố kỵ. Một ngày tháng 4 năm 1999, hàng chục học viên ở Thiên Tân bị bắt giữ và [các nhà chức trách] nói với người đến kháng nghị đó rằng họ cần phản ánh lên chính quyền Bắc Kinh để những người đó được trả tự do.

Theo chỉ dẫn này, 10.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp đã đến kháng nghị ôn hòa ở Trung Nam Hải, trụ sở chính quyền Trung Quốc tại Bắc Kinh. Đó là ngày 25 tháng 4 năm 1999.

Quốc gia khác nhau, phản ứng khác nhau

Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa này bị Đảng tuyên truyền thành một cuộc đảo chính, các kênh truyền thông nhà nước đăng tải rầm rộ cuộc thỉnh nguyện ôn hòa này thành một vụ “bao vây khu liên hợp Chính quyền Trung ương” để hướng công luận quay lưng lại với Pháp Luân Đại Pháp. Nó dẫn đến một chiến dịch đàn áp kéo dài suốt hơn 17 năm qua cho đến tận hôm nay.

Lo sợ mọi người học được cách suy xét bản thân – để trở thành người tốt hơn – lãnh đạo Đảng lúc đó là Giang Trạch Dân đã ra lệnh cấm Pháp Luân Đại Pháp chỉ ba tháng sau cuộc thỉnh nguyện ôn hòa. Các chiến dịch tiếp theo của cuộc đàn áp tàn bạo vẫn tiếp diễn cho đến tận ngày nay.

Ở Trung Quốc, chính quyền Cộng sản phản ứng với cuộc kháng nghị ôn hòa này bằng cách thức bạo lực và phi luật pháp. Nhưng trong khi đó, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác lại cho phép các cuộc biểu tình quy mô lớn như vậy

Chẳng hạn, gần 10.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp tham dự lễ diễu hành gần đây ở thành phố New York. Lễ diễu hành không chỉ thể hiện vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp, mà còn tưởng nhớ đến hàng nghìn học viên đã bị giết hại trong cuộc bức hại này, và những người phản đối cuộc bức hại và tội ác thu hoạch tạng còn đang tiếp diễn ở Trung Quốc ngày nay.

Sự tương phản rõ nét

Hệ tư tưởng của Pháp Luân Đại Pháp và Đảng Cộng sản là đối lập nhau. Pháp Luân Đại Pháp là hòa bình và từ bi, trong khi Đảng thúc đẩy bạo lực và kích động thù hận.

Chẳng hạn, trong cuộc thỉnh nguyện năm 1999 ở Bắc Kinh, mặc dù 10.000 học viên Pháp Luân Công tập trung đông đảo, nhưng họ rất hòa bình và lý tính, không hô hào khẩu hiệu, không la hét ồn ào hay gây ùn tắc cản trở giao thông. Họ tập trung đông đảo và cùng nhau tự ý thức đứng chừa một lối đi cho người đi bộ trên vỉa hè. Cuối ngày lúc họ rời đi, họ còn nhặt rác và các mẩu thuốc lá của cảnh sát bỏ lại.

Sự thiện lương và bình hòa thể hiện ra rất tự nhiên, đó là bởi họ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Họ luôn cố gắng đề cao bản thân.

Ngược lại, Đảng lại làm theo giả ác đấu và dùng cơ quan ngôn luận là các kênh truyền thông mà không ngừng phát tán đi những tuyên truyền vu khống, truyền bá thù hận và những độc hại của nó.

Kể từ khi lên cầm quyền, trong suốt hơn 60 năm qua, Đảng đã tiến hành rất nhiều “phong trào chính trị” nhằm phá hủy đi thiện niệm trong tâm quần chúng nhân dân. Chính bởi giả ác đấu của Đảng Cộng sản Trung Quốc mà với giai đoạn xã hội này hay giai đoạn xã hội khác, Đảng luôn chọn ra một số người nào đó làm con dê thế tội nhằm đánh lạc hướng công chúng khỏi Đảng và những tệ nạn của đất nước. Có lẽ với người phương tây mà nói, thì nổi tiếng nhất là Đại Cách mạng Văn hóa dưới thời Mao Trạch Đông cầm quyền, đã phá hủy đi một đất nước với nền văn hóa và đạo đức 5.000 năm đầy kiêu hãnh.

Ngược lại, các học viên Pháp Luân Đại Pháp không bạo lực và không nuôi dưỡng thù hận. Họ triển hiện những giá trị truyền thống Trung Quốc, quá khác biệt so với những hành động của Đảng.

Hy vọng và tương lai

Các học viên nhận thức rõ ràng sự tàn bạo của chế độ Cộng sản. Trong suốt gần 18 năm qua, họ đã chứng kiến hoặc bản thân trải qua việc bị bắt, giam giữ, tra tấn, và thậm chí là bị giết hại theo mệnh lệnh của Đảng.

Tuy vậy, họ vẫn kiên định đức tin của mình, và mạo hiểm cả mạng sống của mình để nói với những người khác về chân tướng Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại.

Họ làm vậy không chỉ để để bảo vệ đức tin của mình, mà còn khai sáng một hướng đi cho tương lai Trung Quốc, một con đường của lòng dũng cảm và chính trực.

Đây chẳng phải là điều mà xã hội này cần – là hòa bình, hạnh phúc, và hy vọng?


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2016/4/25/327118.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/5/26/157171.html

Đăng ngày 5-6-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share