Bài viết của Trí Minh, một học viên Pháp Luân Đại Pháp từ tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 29-2-2016] Tôi đã chứng kiến một vài học viên bị giả tướng nghiệp bệnh bức hại. Hiện tượng khá phổ biến. Tôi muốn chia sẻ thể ngộ và nhận thức của tôi dựa trên Pháp về chủ đề này.

Đảm bảo mỗi ý mỗi niệm đều phù hợp với tiêu chuẩn của người tu luyện

Theo thể ngộ của tôi, con đường của một người tu luyện là sự chứng ngộ của bản thân người đó đối với yêu cầu khác nhau của Pháp ở các tầng thứ khác nhau.

Con người mang tới đây nhiều bản năng tiên thiên, trải qua những năm tháng dài lâu tiếp xúc với thế gian, đã hình thành nên nhiều tư tưởng biến dị và quan niệm sai lầm, khiến cho bản tính thuần chân của chúng ta bị tầng tầng quan niệm che lấp, càng ngày càng rời xa khỏi đặc tính vũ trụ.

Do đó, nếu người tu luyện không thanh tỉnh và đồng thuận với những giả tướng của thế gian, thì sẽ dẫn đến những sai lầm và tổn hại không thể vãn hồi được trong tu luyện.

Những thứ vật chất bất hảo này sẽ dần giảm bớt và bị tiêu trừ sau khi chúng ta bắt đầu tu luyện. Bản năng tiên thiên sẽ dần dần hiển lộ hoặc phát huy tác dụng.

Vậy mới nói, càng tiến đến thời điểm cuối cùng của tu luyện, thì người tu luyện càng phải xem trọng việc nắm chắc nhất tư nhất niệm .

Ở đây, tôi xin chia sẻ về một vài điều tôi đã gặp trong quá trình tu luyện của mình.

Cách đây khoảng bảy hay tám năm, tôi và vợ tôi về quê của cô ấy. Vợ tôi nhờ tôi đi mua cá ở quầy bán cá gần đó. Khi tới nơi, tôi nhìn thấy những con cá đang bơi vòng vòng. Tôi nghĩ: “Sao mình có thể mua chúng trong khi chúng vẫn còn sống? Tôi nhận thấy có ba hoặc bốn con cá đã ngửa bụng lên và miệng đang cố thở ngoi ngóp. Tôi biết chúng sắp chết. Tôi quan sát cá một lúc và nghĩ: “Mình sẽ đợi đến khi chúng chết, sau đó mình có thể mua chúng.” Tôi đã quan sát và đợi trong nửa giờ đồng hồ, nhưng cuối cùng phải về nhà tay không.

Tối hôm đó, tôi có một giấc mơ. Tôi đang ở bờ biển, tay đang nắm chặt chiếc dây thừng quấn quanh cổ ông chủ của tôi, ông ấy đang bị kéo ra khơi. Khi ngoái lại nhìn ông ấy, tôi thấy ông ấy đang ngửa bụng lên và miệng thì ngoi ngóp thở, giống như mấy con cá ở quầy bán cá. Tôi giật mình tỉnh dậy. Một khái niệm rất rõ ràng hiện lên trong ý thức của tôi: “Tôi đang giết một sinh mệnh.”

Tôi kiểm tra lại những việc mình đã làm gần đây và khá chắc chắn rằng tôi đã không sát sinh. Sau đó, tôi nhớ lại những gì xảy ra vào cái ngày tôi đi mua cá, và nhận ra rằng hai cảnh tượng kia khá giống nhau. Tôi đã đợi cá chết để mua chúng. Tôi đang đợi và muốn chúng chết. Tôi nhận ra rằng niệm này là sai.

Cách đây bảy năm, khi con gái của tôi sắp có em bé, tôi và vợ đã đến Tế Nam để giúp cháu. Khi quay về, lúc tôi và vợ bước lên xe ôtô (loại xe có giường ngủ), vợ tôi đã hai lần nói rằng: “Tốt nhất là chúng ta có thể về đến nhà lúc nửa đêm.” Thời điểm đó, Pháp Luân Công đang bị đàn áp dữ dội, vì vậy nói chung không nên [để người khác] nhìn thấy mình về nhà vào ban ngày.

Trên đường về, một đoạn đường Quốc Lộ đã bị chặn lại trong chín giờ đồng hồ, không ai biết vì sao người ta lại cấm đường như vậy. Sau đó, lốp xe bị xì hơi khiến chúng tôi lại bị chậm thêm vài giờ đồng hồ nữa. Cuối cùng chúng tôi đến đích chậm 15 giờ đồng hồ. Khi chúng tôi về đến nhà, đồng hồ chỉ chính xác 12 giờ đêm. Tôi nhận ra rằng điều đó không phải ngẫu nhiên, mà thực sự là do một niệm ở trạng thái vô thức của học viên đã khởi tác dụng ở không gian khác.

Sư phụ giảng:

“Thật sự coi bản thân là một vị Thần, hoàn toàn là cái gì cũng không đặt trong tâm? Hôm nay tôi đọc Minh Huệ Net báo cáo, thấy một học viên chân bị đánh đến xương cốt vỡ nát cả, không nối tiếp lại thì đã băng thạch cao. Học viên này không nghĩ chút gì rằng bản thân sẽ tàn phế, hoàn toàn không để ý; hàng ngày học Pháp, chính niệm rất đầy đủ, có thể ngồi dậy được chút thời gian nào liền luyện công. Bác sỹ bảo rằng xương cốt vỡ của cô ấy vỡ nát rồi, chưa nối tiếp lại thì đã băng thạch cao, đó đều là bệnh viện của nhà tù làm; cô ấy không quan tâm, ‘tôi cần xếp bằng luyện công’, đau không chịu được vẫn cứ kiên trì, sau này xếp bằng không đau nữa, kết quả đã lành; bây giờ nhảy sao cũng không việc gì nữa, như người bình thường. (vỗ tay) Chư vị ai cũng có thể như vậy, thì cựu thế lực không dám động đến họ. Ai cũng có thể như thế, thì ai cũng có thể khi vượt quan là vượt qua hết. Thế nào gọi là ‘chính niệm’? Đó chính là ‘chính niệm’.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San-Francisco năm 2005)

Bằng việc kể lại câu chuyện này, tôi muốn hỏi các đồng tu đang bị giả tướng nghiệp bệnh bức hại, tư tưởng của các bạn có phải là tư tưởng của người tu luyện không ? Các bạn có biết rằng mỗi niệm của các bạn đều khởi tác dụng ở không gian khác không? Các bạn đã suy nghĩ về điều đó chưa?

Trước đây, khi tôi bị giam trong một trại lao động cưỡng bức, tôi đã chuyển cho mọi người một số bài kinh văn. Các lính canh cho rằng tôi đã vi phạm điều lệ của trại giam nên muốn biệt giam tôi.

Tôi nghĩ: “Tốt thôi. Nó sẽ giúp mình yên tĩnh luyện công.” Tôi thấy vui mừng trong tâm, và để ý thấy tay của trưởng trại giam hơi run run. Anh ta hỏi tôi: “Có phải ông định luyện công không?” Tôi hỏi ngược lại anh ta: “Sao anh biết?” Anh ta nói: “Tôi có cảm giác ông sắp làm gì đó.” Sau đó anh ta gọi một cuộc điện thoại và lệnh cho họ dừng chuẩn bị phòng biệt giam cho tôi.

Sự việc đó khiến tôi dần dần ngộ ra điều này: Là người tu luyện, mỗi khi chúng ta gặp khổ nạn, nếu chúng ta có thể thản nhiên đối diện và coi nhẹ tình huống khó khăn, thì tà ác sẽ tự rút lui, bởi vì Pháp lý của vũ trụ không cho phép tà ác bức hại những người bước trên con đường thành Thần.

Sư phụ đã liên tục giảng về vấn đề khổ nạn trong các bài giảng Pháp của Ngài. Sư phụ giảng:

“Tôi nói với mọi người rằng chúng ta tu luyện không dễ dàng gì, mọi người đã chịu khổ rất nhiều, chỉ có chính giáo hoặc tu luyện chính pháp thì mới chịu khổ. Nếu tu luyện một cách quá thuận lợi, không có bất kỳ ma nạn nào, thì đó không thể được gọi là tu luyện, cũng không thể khiến con người viên mãn, đây là chân lý tuyệt đối.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu [1998])

Các đồng tu bị bức hại, suy cho cùng là họ đang ở trong ma nạn. Ví dụ, tôi nhận thấy một số đồng tu bị bức hại thường biểu hiện ra ánh mắt bất lực, động tác chậm chạm, và giọng nói buồn rầu mệt mỏi. Tôi tin rằng biểu hiện bề ngoài chính là thể hiện chân thực của trạng thái tinh thần và nội tâm của họ. Nó cũng chứng tỏ nhận thức của họ đối với việc đối mặt với khổ nạn trong tu luyện như thế nào.

Tôi cũng tin rằng, là người tu luyện, nếu chúng ta có thể bình tĩnh và bất động tâm khi đối mặt với khổ nạn, thì tất cả giả tướng sẽ biến mất. Chúng ta không nên để tà ác làm dao động. Nói trắng ra, chúng ta nên đối diện với mọi chuyện với một tư tưởng thanh tỉnh rằng chúng ta đang kiểm soát bản thân mình, để bất cứ điều gì chúng ta cần làm, chúng ta sẽ làm được. Nếu chúng ta muốn ngủ, chúng ta sẽ ngủ. Nếu chúng ta muốn luyện công, thì chúng ta sẽ luyện công. Nếu chúng ta cảm thấy đau, chúng ta có thể quyết định được mình có đau hay không.

Nếu chúng ta không để bản thân bị giới hạn bởi bất kỳ nhân tố bên ngoài nào, nếu chúng ta không nuôi dưỡng bất kỳ tư tưởng hay để ý đến bất kỳ cảm giác nào trên cơ thể, nếu chúng ta không quan tâm chúng ta cảm thấy lạnh, tê, đau, áp lực, các tín tức ngoại lai, v.v… tà ác sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc rút lui và để chúng ta yên. Khi tôi gặp can nhiễu, hầu như tôi luôn phủ nhận chúng bằng chính niệm.

Ví dụ, nếu tôi nghe thấy lời nhận xét: “Ông già rồi.” Phản ứng của tôi là: “Đại Pháp giúp chúng ta ‘phản bổn quy chân’. Thực tế, chúng ta đang càng ngày càng trẻ hơn.

Có những lúc một quan niệm người thường cứ đeo bám lấy tôi, tôi sẽ nói: “Ta có Sư phụ quản. Ngươi không xứng quản ta.”

Đôi lúc, khi tà ác cố gắng lợi dụng cơ thể tôi để bức hại tôi bằng nghiệp bệnh, tôi sẽ nói: “Người tu luyện không có bệnh. Mọi chuyện xảy đến với ta đều là hảo sự. Ta sẽ không nghĩ tới tới bệnh…” và không lâu sau các triệu chứng đều biến mất. Nói chung, khi giả tướng nghiệp bệnh xuất hiện trên thân thể tôi, nó cũng luôn qua đi nhanh chóng. Thường mất nửa ngày, hoặc vài giờ, hoặc thậm chí chỉ vài phút.

Thể hội lớn nhất của tôi là dụng tâm học Pháp thật nhiều, không chạy theo hình thức, thường xuyên hướng nội để rà soát các vấn đề tiềm ẩn, lập tức phủ nhận và loại bỏ bất kỳ tư tưởng hoặc hành vi nào có thể là đang thỏa hiệp. Vậy mới nói, dù thế nào cũng không nằm trên giường và cũng không để người khác giúp đỡ.

Tôi tin rằng mình có thể tự giải quyết tất cả các vấn đề, vì vậy tôi chưa bao giờ nhờ các học viên phát chính niệm giúp tôi. Tuy nhiên, đây chỉ là thể ngộ của bản thân tôi, không nên học theo.

Một điều khác cũng là vấn đề căn bản của người tu luyện, đó là tín Sư tín Pháp.

Pháp Luân Công đã bị bức hại suốt 17 năm qua, nhưng tôi chưa từng nghi ngờ Sư phụ hay Đại Pháp.

Bất cứ khi nào gặp tình huống khó khăn, niệm đầu của tôi là [nghĩ đến] Sư phụ. Tôi sẽ xin Sư phụ giúp đỡ, hoàn toàn tin tưởng rằng nếu động cơ của tôi không phải là vì bản thân, thì Sư phụ sẽ đến giải cứu tôi.

Tôi tin chắc rằng mọi thứ là do Sư phụ thực hiện. Tôi chỉ cần có chính niệm và nguyện vọng. Tôi cố gắng không để tâm bị dao động dù lời khẩn cầu của tôi có được đáp ứng hay không.

Đó là lý do tại sao chúng ta nói, khi mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, thì đó chính là sức mạnh vĩ đại của Sư phụ và Đại Pháp, và khi không suôn sẻ, thì đó chính là vấn đề cá nhân của đệ tử Đại Pháp. Chúng ta sẽ phải tìm ra chúng ta có thiếu sót ở đâu và điều gì đã tạo ra sự khác biệt. Tôi tin đây là nhận thức đúng về Pháp lý, không nên xem nhẹ hay bỏ qua.

Một vài học viên bị bức hại có vấn đề với tín tâm. Họ sẽ hỏi: “Tôi có thể vượt qua chuyện này không? Sư phụ vẫn đang quản và trông chừng tôi chứ?”

Tu luyện là cải biến từ bản chất

Khi chúng ta tu luyện trong Pháp, chắc chắn Pháp thân của Sư phụ sẽ bảo hộ chúng ta và không cho phép bất kỳ ai bức hại chúng ta, vì đó là Pháp lý của vũ trụ. Đó là lý do tại sao làm người tu luyện, chúng ta trước tiên phải hướng nội để tìm ra những vấn đề của mình khi gặp khó khăn và khổ nạn.

Tuy nhiên, tôi thường thấy nhiều học viên bị bức hại tách ra khỏi chỉnh thể. Họ làm các việc Đại Pháp mà không tu luyện bản thân mình. Họ cũng không vượt qua được các khảo nghiệm tâm tính trong các mâu thuẫn gia đình.

Đó là để nói, bên ngoài họ cư xử khá tốt, nhưng ngay khi họ về nhà, họ trở nên bất cẩn trong suy nghĩ và hành vi của mình. Ở nhà, tất cả những người họ gặp đều là những gương mặt quen thuộc, vì vậy họ nghĩ mình được phép buông lỏng, và có thể hành xử theo tâm trạng. Các nhân tố của cựu thế lực không nghĩ như vậy mà sẽ lợi dụng sơ hở để tạo ra các hình thức bức hại khác nhau. Chỉ khi cơ thể của học viên biểu lộ ra các dấu hiệu của nghiệp bệnh thì họ mới đi tìm xem mình đã sai ở đâu.

Có những học viên luôn ân hận. Thực tế thì lần đầu không làm tốt là rất bình thường. Lần thứ hai không làm tốt cũng không phải là vấn đề. Nhưng thất bại lần thứ ba thì cần phải thực sự coi đó là một vấn đề. Trong tu luyện, nếu bạn thường cảm thấy hối tiếc, điều đó có nghĩa là bạn không biết tu như thế nào và cũng không thực tu, và đó là vấn đề thực sự.

Nói cách khác, bức hại thân thể và những nhân tố này có quan hệ gần gũi . Vì vậy, tu luyện là để cải biến từ bản chất của chúng ta, chân chính tu cái tâm này.

Đôi lúc, các học viên bị mắc kẹt trong vũng lầy quan niệm đúng sai của người thường và không thể thoát ra để nhìn lại bản thân xem mình đã chệch khỏi nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp ở đâu. Nếu họ có thể tự giải thoát bản thân khỏi vũng lầy này và buông bỏ tự ngã, họ sẽ ổn thôi.

Các học viên gặp các xung đột và mâu thuẫn trong gia đình thường cố gắng thay đổi người thân vốn không phải là học viên hơn là thay đổi chính bản thân họ. Đó có phải là tu luyện không?

Những học viên mà cơ thể của họ bị bức hại đến mức họ không thể kiểm soát được nữa, người thân của họ không nhận thức được Đại Pháp và thậm chí có thể lên tiếng công kích Đại Pháp, họ đang tạo ra tác động tiêu cực gì trong con mắt của thế gian?

Cho phép tôi đưa ra một suy luận: Bạn được phân công giặt 300 sản phẩm may mặc. Nếu bạn giặt ba sản phẩm một ngày, thì trong 100 ngày bạn sẽ làm xong việc. Nhưng hôm nay nếu bạn không bắt đầu giặt ba sản phẩm thì ngày mai bạn sẽ có sáu sản phẩm để giặt. Nếu bạn hoãn giặt sáu sản phẩm vào ngày thứ hai, thì bạn sẽ có chín sản phẩm để giặt vào ngày thứ ba. Nếu bạn tiếp tục trì hoãn, bạn sẽ tiếp tục dồn tích [công việc], vậy thì khi nào bạn mới có thể hoàn thông công việc được giao của mình?

Nói cách khác, nếu bạn chỉ nói bạn là người tu luyện nhưng không nỗ lực tu luyện, bạn có thực tu không? Tu luyện cũng tương tự như chèo thuyền. Ngay cả khi bạn không chèo về phía trước mà chỉ đứng yên một chỗ, thuyền của bạn vẫn sẽ bị trôi ngược dòng.

Bước tốt trên con đường tu luyện

Tôi đã từng nghe các đồng tu nói:

“Tôi tìm được một thầy bói lo chuyện của các con tôi…”

“Tôi đã mua một con cá còn sống, nhưng người thân không phải là học viên của tôi đã giết nó…”

“Tôi thường lén uống thuốc. Nếu Sư phụ không chăm lo cho tôi, thuốc có thể giúp ích một chút…”

Còn có học viên nói về các vấn đề mà bỏ qua Pháp lý của Sư phụ về “bất nhị pháp môn”, v.v..

Thông thường, các học viên này làm nhiều hạng mục Đại Pháp, nhưng không dành nhiều thời gian và nỗ lực để tu luyện bản thân.

Các học viên nữ bị bức hại chủ yếu là phụ nữ mạnh mẽ, người mà các thành viên trong gia đình có xu hướng kính trọng, không dám nói lời mâu thuẫn để giảm bớt xung đột và giữ yên ổn trong gia đình.

Tôi đã chứng kiến các đồng tu chịu khổ nạn rất lớn. Chúng ta đã đối mặt với nhiều khổ nạn dưới sự bức hại không ngừng và chịu khổ nhiều, nhưng chúng ta đều đã vượt qua.

Tuy nhiên trong mâu thuẫn gia đình, trong phối hợp giữa các học viên, và tinh tấn làm ba việc mỗi ngày, chúng ta đã không kiên trì thực hiện tốt.

Một người có thể thấy hoàn thành các việc trong thế gian con người thật dễ dàng. Tuy nhiên, dù có dễ như thế nào, nếu không kiên định và quyết tâm, thì cũng rất khó đi đến bước cuối cùng.

Để đạt được thành công cuối cùng, mọi chuyện đều phụ thuộc vào sự kiên trì của cá nhân.

Trong tu luyện thậm chí còn hơn thế nữa. Chỉ khi chúng ta có thể kiên định đến cuối cùng thì chúng ta mới có thể tiến đến viên mãn.

Đây là nhận thức và thể ngộ của cá nhân tôi. Nếu có bất kỳ điều gì không phù hợp với Pháp, xin các đồng tu hãy từ bi chỉ ra.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/2/29/324637.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/4/4/156150.html

Đăng ngày 17-5-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share