Bài viết của một tiểu đệ tử Đại Pháp ở Việt Nam

Con kính chào Sư Phụ tôn kính! Xin chào các vị đồng tu! Cháu là một tiểu đệ tử! Cháu tu luyện được hơn một năm. Đây là lần đầu tiên cháu viết bài chia sẻ nên có điều gì không phù hợp mong các đồng tu từ bi chỉ rõ!

Cơ duyên đắc Pháp

Từ khi còn nhỏ, cháu luôn thắc mắc với những câu hỏi mình tự đặt ra: Mình là ai? Tại sao mình lại sinh ra trên cõi đời này? Ý nghĩa cuộc đời này là gì? Rất nhiều, rất nhiều câu hỏi mà cháu không tìm được lời giải đáp. Cháu đã hỏi nhiều người nhưng không ai cho cháu câu trả lời, họ đều không trả lời được.

Cháu cũng đã đọc qua kinh Phật mà bà cháu mang ở chùa về, nhưng càng đọc càng cảm thấy mơ hồ, khó hiểu, cháu đã dừng đọc và cháu biết đó không phải là điều cháu đang tìm kiếm. Cháu ý thức được làm người là khổ và cháu không muốn sống trong một thế giới mà con người luôn tìm cách lừa dối, hãm hại lẫn nhau. Cháu muốn tìm một con đường giải thoát thật sự, cháu muốn đi tu nhưng cháu không muốn vào chùa, cháu không muốn thoát ly khỏi thế tục và bị cạo trọc đầu như hòa thượng! Cháu biết cháu đang chờ đợi một điều gì đó.

Cháu đã từng nói với em gái là sau này chị sẽ đi tu, em cháu tỏ ra không hài lòng và nói sau này khi lớn lên, nhất định chị sẽ thay đổi suy nghĩ của mình. Cháu nói: “Không, sau này nhất định chị sẽ đi tu!” Và sau này, cháu đã thực sự trở thành một người tu luyện!

Kỳ nghỉ hè sau khi kết thúc năm học lớp 7, em họ cháu – một học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tới nhà cháu và hồng Pháp cho bà nội, lúc đó cháu cũng có mặt ở đó. Cháu rất thích thú với những gì em họ nói và cháu đã muốn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp ngay lập tức. Ngay sau khi đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, cháu biết đây chính là câu trả lời, là chân lý, là điều mà cháu đang tìm kiếm. Cháu đã bắt đầu tu luyện ngay khi bước vào năm học lớp 8. (Bà cháu đã từng đọc Chuyển Pháp Luân nhưng có nhiều lý do nên bà đã không tu luyện nhưng bà biết Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo!)

Bất bình khi không được học sinh giỏi

Cuối năm học lớp 8, cháu nhận được kết quả tồi tệ: cháu không được học sinh giỏi mà chỉ là học sinh khá, lý do là vì cháu bị môn Tiếng Anh kéo xuống mặc dù tất cả các điều kiện khác đều đủ để cháu có thể đạt danh hiệu học sinh giỏi. Cháu đã rất buồn và cảm thấy bất bình trong tâm. “Cô giáo Tiếng Anh không thích mình và không muốn giúp đỡ mình,” – cháu phải cảnh giác ngay khi suy nghĩ này hình thành; cháu phải liên tục hướng nội, hướng nội để tìm ra tâm chấp trước, rất khó để cháu buông bỏ nhiều tâm chấp trước cùng một lúc.

Khi đó, một người bạn thân của cháu lại đạt học sinh giỏi, cháu biết điều đó không thực chất, bạn ấy suốt ngày đi chép bài các bạn rồi đạt điểm cao, bạn ấy đạt học sinh giỏi mà cháu lại chỉ đạt học sinh khá, cháu đã rất khó chịu và không muốn nói chuyện với bạn ấy nữa. Cháu nhận ra điều đó không phù hợp với tiêu chuân Chân-Thiện-Nhẫn, cháu là người tu luyện, cháu không được hành xử như vậy. Sau khi cháu học Pháp và hướng nội, cháu nhìn ra chấp trước mạnh mẽ vào kết quả học tập, cháu chưa thiện với cô giáo và cháu có tâm tật đố. Mọi chuyện xảy ra đều do quan hệ nhân duyên, cháu phải minh bạch đối đãi mọi việc dựa trên tiêu chuẩn của người tu luyện.

Sư Phụ đã giảng:

“Tôi giảng [Pháp] lý này cho mọi người, [Pháp] lý mà người thường không thể nhận thức ra được: chư vị thấy rằng mình làm gì cũng được, [nhưng] mệnh của chư vị không có [nó]; anh ta làm gì cũng không nên, [nhưng] mệnh của anh ta có [nó], nên anh ta sẽ làm lãnh đạo. Bất kể người thường suy nghĩ thế nào, đó chỉ là cách nghĩ của người thường. Với sinh mệnh trên tầng cao hơn mà xét, rằng sự phát triển của xã hội nhân loại, chẳng qua chỉ là sự phát triển chiểu theo quy luật phát triển đặc định mà thôi; do đó [về việc] người ta trong đời làm gì, họ có thể không an bài cho chư vị chiểu theo bản sự của chư vị.“ (Bài giảng thứ Bảy, Chuyển Pháp Luân)

Bởi vậy, cháu buông bỏ tâm tật đố, người tu luyện luôn phải lấy thiện đãi người, cháu coi nhẹ kết quả học tập, cần phải tùy kỳ tự nhiên, quan hệ với bạn lại tốt như trước, cháu không còn bất bình với cô giáo mà thay vào đó là thiện. Sau khi buông bỏ tâm chấp trước cháu thấy thật thanh thản và trong tâm tràn ngập thiện niệm.

Buông bỏ tâm lo lắng và sợ hãi

Sau khi lên lớp 9, lại một lần nữa cháu lo lắng về kết quả học tập của mình. Cháu nghĩ mình là người tu luyện, cần tùy kỳ tự nhiên, danh hiệu gì thì cũng chỉ là cái “danh”, người tu luyện cần phải buông bỏ danh – lợi – tình. Cháu đã buông bỏ tâm chấp trước vào “danh”, tâm lo lắng, và tùy kỳ tự nhiên. Đúng như Sư Phụ đã giảng là: “Vô sở cầu nhi tự đắc”, học kỳ này cháu đã đạt danh hiệu học sinh giỏi, cháu đã nhẩm câu thơ:

“Bất cầu danh du du tự đắc.” (Tố Nhân, Hồng Ngâm)

Nhưng ngay lập tức cháu phải đề cao, cháu phải thật cảnh giác với tâm hoan hỉ khi nó khởi lên, cháu đã bài trừ nó và bất động tâm. Vào buổi sáng khi gần kết thúc học kỳ I, đó là giai đoạn các thầy cô xét hạnh kiểm, cháu mang điện thoại đi học và để trong cặp nhưng cháu lại quên không để chế độ yên lặng. Tiết tiếng anh hôm đó cháu không có mặt tại lớp học và cháu để cặp sách trên lớp. Một vị đồng tu đã gọi điện cho cháu và điện thoại đã kêu inh ỏi trong lớp học. Nhạc chuông của cháu là nhạc của Đại Pháp, nhạc kêu trong suốt giờ học và cả lớp cháu đã ngồi nghe nhạc Đại Pháp.

Cô giáo Tiếng Anh đã rất tức giận mà không thể làm gì được, cô không dám đụng vào cặp sách vì cháu không có mặt ở đó. Nhạc Đại Pháp đã vang lên ba lần trong lớp và cả lớp ba lần được nghe nhạc Đại Pháp. Cuối giờ, cháu lên lớp, một bạn đã đe dọa cháu, nói cháu tiêu rồi, dám đem điện thoại đi học lại còn kêu trong giờ học. Cháu sốc và sợ hãi, cháu gặp cô giáo xin lỗi rối rít, cô đã rất tức giận, cô nói cô không thu điện thoại, không ghi tên cháu vào sổ đầu bài nhưng cô sẽ báo việc này cho giáo viên chủ nhiệm. Các bạn an ủi cháu và nói nhạc rất hay.

Sau khi tĩnh tâm lại cháu nhận ra đó là tâm lo sợ. Mọi chuyện đều có an bài, cả lớp cháu được nghe nhạc Đại Pháp có lẽ là do nhân duyên, và đây cũng là cơ hội để cháu vứt bỏ tâm chấp trước. Cháu nghĩ nếu cháu lo sợ, mọi chuyện có thể sẽ tệ hơn, vậy nên cháu đã buông bỏ tâm lo sợ và tùy kỳ tự nhiên. Kết quả là giáo viên chủ nhiệm không biết chuyện, lớp trưởng có nhiệm vụ phải báo việc đó cho giáo viên chủ nhiệm vào giờ sinh hoạt nhưng hôm đó lại được nghỉ. Không ai còn đề cập đến việc đó, học kỳ này cháu được hạnh kiểm tốt. Cháu biết đó là an bài của Sư Phụ vì cháu đã vứt bỏ tâm chấp trước. Con xin tạ ơn Sư Phụ và hứa sẽ tinh tấn hơn nữa trên con đường tu luyện!

Lựa chọn giữa đi chơi và học Pháp

Có vài lần vào buổi tối, đến giờ cháu học Pháp nhưng bố mẹ lại rủ cháu đi chơi, cháu đã không chần chừ mà chọn đi chơi luôn, để lát về học Pháp sau cũng được. Và đó là một chuyến đi nhàm chán, khi về nhà cháu cảm thấy mệt mỏi, không muốn học Pháp, cháu đã lãng phí thời gian vô ích. Nếu chọn ở nhà học Pháp, cháu có thể học được hai bài giảng. Cháu đã rất hối hận. Những lần sau, cho dù cả nhà có dụ dỗ lôi kéo cháu như thế nào cháu cũng nhất quyết không chịu đi, cháu nhất quyết chọn ở nhà học Pháp.

Một lần cháu được tan học sớm, cháu phân vân nên đi chơi hay về nhà học Pháp, và cháu đã quyết định về nhà học Pháp. Khi ra bến xe, chuyến xe cháu đi đã tới ngay lúc đó và cháu không phải chờ đợi mất một giây nào. Cháu biết cháu đã quyết định đúng và đó là phần thưởng của Sư Phụ!

Vượt qua khảo nghiệm giả tướng nghiệp bệnh

Một lần, cháu bị ốm và cảm thấy thân thể không còn một chút sức lực. Bố cháu chở cháu đi bác sỹ, cháu thực sự không muốn. Cháu không muốn bị tiêm và phải uống thuốc, điều ấy không có gì là tốt cả. Trên đường đi cháu đã nói với Sư Phụ: “Sư Phụ! Con biết Sư Phụ đang tịnh hóa thân thể cho con, điều ấy là tốt và con không muốn đi bác sỹ!”. Nhà bác sỹ đã đóng cửa, bác ấy đang đi vắng, cháu rất vui mừng. Bố hỏi cháu có muốn đi bác sỹ khác không, và cháu đã trả lời kiên quyết: “Không ạ! Con muốn về nhà!”

Về sau, có nhiều lần cháu bị ốm và khi được chở đi bác sỹ, bác sỹ đều đi vắng, cháu biết đó là an bài của Sư Phụ và cháu đã thành tâm cảm tạ Người. Có nhiều lần, sáng ngủ dậy, thấy thân thể cháu đau khắp, đau ê ẩm và rất khó chịu, cháu biết đó điều là việc tốt và mặc kệ nó, sau vài ngày cháu không còn cảm thấy đau nữa. Còn cả trạng thái thật không thật, giả không giả, nó xuất hiện vài lần, khi nó xuất hiện cháu liến nghĩ ngay đến đoạn Pháp:

“Đến một thời kỳ nhất định còn làm cho chư vị [thấy] thật không thật, giả không giả; làm cho chư vị cảm giác cái công ấy không biết tồn tại không, có thể tu được không, rốt cuộc có thể tu luyện đến đích không, có Phật hay không; thật có giả có. Tương lai còn làm chư vị xuất hiện tình huống ấy, làm chư vị tạo thành [cảm] giác sai như thế, làm chư vị cảm giác như chúng hệt như không tồn tại, đều là giả hết, chính là để xem chư vị có thể kiên định hay không.” (Bài giảng thứ 6 – Chuyển Pháp Luân)

Cháu đã kiên định học Pháp, ngay hôm sau, trạng thái đó biến mất hoàn toàn.

Tu luyện từ những điều nhỏ nhặt nhất

Có một chiếc kẹo mút ở bàn ăn, qua mấy ngày mà không có ai ăn nó, cháu bèn lấy nó và ăn. Nhưng không hiểu sao cháu bóc mãi không được kẹo, loay hoay một lúc mà không bóc được, cháu đã nói với nó: “Kẹo mút! Ngươi thật cứng đầu, ta giúp người hoàn thành sứ mệnh mà ngươi không nghe. Vậy ta nhất định phải ăn được ngươi. Xem ai cứng đầu hơn.” Cháu đã cố gắng bóc bằng được và cuối cùng cũng xong. Rồi cháu hướng nội vì sao cháu không bóc được kẹo nhưng tìm mãi không thấy nguyên nhân. Một đồng tu đã nói với cháu: ăn kẹo không phải là tâm chấp trước, mà cố ăn cho bằng được mới là tâm chấp trước. Cháu vẫn không nhìn ra vấn đề, mãi về sau đột nhiên cháu nhận ra đó là tâm tranh đấu và tâm hiếu thắng, cháu cần phải buông bỏ nó. Nhiều lần trong lớp cháu, các bạn đã đánh nhau, tâm của cháu đã bị động. Khi nhận ra vấn đề này, cháu đã nhanh chóng vứt bỏ tâm chấp trước đó.

Cháu còn nhận ra, lúc đang bóc kẹo cháu đang xem phim “Cô dâu 8 tuổi”, cái kẹo phản đối việc cháu xem phim người thường, phim nó nặng tình và có nhiều tín tức không tốt, hơn nữa còn tốn rất nhiều thời gian. Cháu đã dần dần buông bỏ chấp trước này. Cháu rất lười ăn và đặc biệt là không thích ăn cơm. Ngoại trừ lúc đói, việc ăn cơm đối với cháu là một cực hình. Vậy mà có một đợt, mẹ cháu ngày nào cũng bắt cháu ăn cơm, ngày ba bữa, có hôm bốn bữa đều là cơm. Cháu đã phản đối kịch liệt việc cháu phải ăn cơm mỗi buổi sáng nhưng cuối cùng mẹ vẫn thắng, cháu phải ngậm ngùi ăn cơm và mẹ cháu đã dỗi mẹ cháu lúc đó. Sau đó, cháu hướng nội và nhận ra nhiều vấn đề. Cho dù cháu có thích hay không thì đó cũng đều là cái tình.

Trong Chuyển Pháp Luân, Sư Phụ có giảng:

“Vui thích làm điều [nào đó] là ‘tình’, không thích làm điều [nào đó] cũng là cái ‘tình’ ấy; thấy người này hay người kia dở, yêu thích làm gì đó hoặc chẳng yêu thích làm gì đó, hết thảy đều là ‘tình’; người thường chính là vì cái ‘tình’ ấy mà sống.”

Và:

“Chư vị nếu muốn tu luyện, thì cái ‘tình’ của con người cần vứt bỏ.”

Vì vậy, cháu phải thay trạng thái không thích đó bằng từ bi. Cơm là loại lương thực chủ yếu mà Thần ban cho con người, cháu nhận ra cháu không những không trân quý mà còn hắt hủi nó, nó đến đây là vì Pháp, cho nên cháu phải biết trân quý mọi thứ, chúng cũng có sinh mệnh và cháu cần phải lấy từ bi để đối đãi chúng. Viết đến đây, cháu rất xúc động, được thân người quả thực rất khó, cháu đã được thân người và đã Đắc Pháp, cháu thấy mình thực sự quá may mắn, cháu rất biết ơn Sư Phụ và cháu sẽ trân quý hơn nữa cơ hội ngàn năm này, sẽ vững bước tinh tấn trên con đường tu luyện.

Cháu nhận ra có nhiều lần cháu đã không nghe lời Sư Phụ và hứa lần sau sẽ làm tốt hơn. Sư Phụ dạy chúng ta làm điều gì cũng cần phải nghĩ đến người khác, vậy mà cháu lại thật ích kỷ, cháu chỉ nghĩ cho cảm nhận của cháu mà không nghĩ cho mẹ. Mẹ muốn cháu thật khỏe mạnh cho nên mới bảo cháu ăn nhiều, thế mà cháu lại giận mẹ, cháu chưa nghĩ cho mẹ, chưa thiện với mẹ, chưa thực sự lấy Chân – Thiện – Nhẫn để đối đãi với mọi người. Cháu sẽ nghe lời Sư Phụ và trở thành một Tiểu đệ tử ngoan.

Vượt qua khảo nghiệm tâm tính gay gắt

Trong tu luyện, cháu đã đối mặt với những lần khảo nghiệm tâm tính gay gắt về tâm hoan hỷ và tâm hiển thị, có lần còn kéo dài trong thời gian rất lâu và thường xuyên, mỗi lần vượt qua cháu cảm thấy điều đó thật trân quý, tu luyện không hề dễ dàng và nghiêm túc phi thường.

Cháu học khá môn Văn và thông thường trong những bài kiểm tra cháu được điểm cao nhất lớp. Những lúc ấy cháu phải giữ vững tâm tính, bất động tâm trước những lời khen tán dương của bạn bè, những lúc ấy, cháu thường nhẩm bài “Người tu tự ở trong ấy” trong Tinh Tấn Yếu Chỉ. Sư Phụ giảng:

“Làm người tu luyện, thì hết thảy những khổ não gặp ở người thường đều là vượt quan; hết thảy tán dương gặp phải đều là khảo nghiệm.” (Người tu tự ở trong ấy, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Những lần đó, cháu đều rất bình tâm, khiêm tốn và có thể vượt qua.

Nhưng có một lần, chính là lần gay gắt nhất, cô giáo dành ra gần 100 phút để trả bài, chữa bài, nhận xét bài tập làm văn. Khi cô giáo công bố bài của cháu là một trong hai bài văn xuất sắc nhất, cả lớp ồ lên và cháu biết ngay khảo nghiệm lại đến, và khảo nghiệm lần này rất gay gắt. Cô giáo đã đọc bài văn ấy trước lớp rồi mời các bạn nhận xét và so sánh cả hai bài. Gần như cả lớp đã đứng lên nói bài của cháu viết tốt, viết hay và các bạn thích bài của cháu, cô giáo cũng nói vậy. Trong gần 100 phút ấy, cháu đã phải rất nghiêm khắc với chính mình, cháu liên tục bài trừ đi bất kỳ niệm đầu nào không phù hợp, hễ tâm hoan hỷ hay tâm hiển thị khởi lên, cháu phải bài trừ đi rất mạnh mẽ.

Khi ấy, tâm cháu tĩnh và hoàn toàn vô vi, về sau cháu đã có thể bất động tâm. Khi hết 100 phút cháu vẫn bảo trì trạng thái đó, cháu phải quên đi sự việc ngày hôm đó để tránh tâm hoan hỷ, trạng thái dương dương tự đắc sẽ nổi lên bất cứ lúc nào, cháu dường như đã không còn quan tâm đến việc này và quên đi nhanh chóng. Sau đó, khi nhận bài kiểm tra cuối kỳ, cháu được điểm cao nhất lớp và cháu hoàn toàn bất động tâm. Khi nhận được điểm tổng kết môn Văn cao nhất lớp, cháu cũng bất động tâm. Vì cháu đã khiêm tốn, dùng Chân-Thiện-Nhẫn để đối đãi với vấn đề và mọi người nên các bạn không hề vì cháu đạt điểm cao hơn mà ganh tức khó chịu, ngược lại, các bạn rất quý cháu, họ cũng biết Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân-Thiện-Nhẫn hảo!

Học cách Nhẫn khi đối đãi với các bạn

Các bạn nam trong lớp thường hay trêu cháu, họ muốn làm cháu tức giận. Người tu luyện cần phải Chân-Thiện-Nhẫn. Bản tính của cháu vốn nóng nảy, cháu biết đó là những cơ hội để cháu đề cao tâm tính và tu Nhẫn. Thời gian đó, các bạn nam đã trêu cháu và dần dần cháu có thể Nhẫn được nhiều hơn. Một lần, hai bạn nam lấy chiếc mũ bảo hiểm đập rất mạnh vào đầu cháu, cháu đau và tức giận nhưng cố gắng kìm xuống, cháu nghĩ: Mình phải Nhẫn! Cháu nhẩm bài “Cảnh giới” trong “Tinh Tấn Yếu Chỉ”, Sư Phụ giảng:

“Kẻ ác do tâm tật đố sai khiến, ích kỷ, nóng giận, mà tự thấy bất công. Người Thiện thường trong tâm từ bi, không oán, không hận, lấy khổ làm vui. Bậc Giác Giả không có tâm chấp trước, tĩnh nhìn thế nhân đang lấy điều huyễn hoặc làm cõi mê.” (Cảnh giới, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Cháu còn chưa kịp nghĩ xong, tâm chưa tĩnh lại thì bạn ấy liền đập thêm một lần nữa làm cháu đau điếng. Cháu đã tức giận và đánh nhau với bạn ấy một cách vô ý thức. Trong lúc đánh, cháu đã rất cố gắng để kìm chế bản thân mình, cuối cùng cháu khựng lại: “Cháu đang làm gì đây? Đệ tử Đại Pháp đây sao?” Cháu về chỗ ngồi và bắt đầu khóc, cháu rất hối hận vì đã không nghe lời Sư Phụ, cháu cảm thấy có lỗi với Sư Phụ, Sư Phụ giảng:

“Đã làm người luyện công thì trước hết phải làm được ‘đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu’, phải Nhẫn. Nếu không, thì chư vị là người luyện công [loại] gì vậy? Có người nói: ‘Nhẫn đến như thế khó làm lắm, tính tôi vốn nóng nảy’. Nóng tính thì phải sửa; người luyện công nhất định phải Nhẫn.“ (Bài giảng thứ Chín, Chuyển Pháp Luân)

Cháu chưa Nhẫn và chưa nghe lời Sư Phụ, cháu rất ăn năn. Ngày hôm sau, khi cháu đang viết bài, khảo nghiệm lại đến. Bạn ấy lại đập mũ bảo hiểm vào đầu cháu, rất đau, thâm chí còn đau hơn hai lần trước. Trong tâm cháu lóe lên một câu:

“Nan nhẫn năng Nhẫn, nan hành năng hành.” (Chuyển Pháp Luân)

Tâm cháu tĩnh lại và cháu đã có thể giữ vững, cháu rất vui vì mình đã làm được. Từ đó trở đi, các bạn không trêu cháu nữa! Cháu ngồi cạnh một bạn nam, tính bạn ấy khá kỳ quặc; thô lỗ, và ngang ngược,… bạn ấy thường xuyên cấp cho cháu cơ hội để đề cao tâm tính. Bạn ấy rất hay chửi mắng cháu cho dù cháu không hề gây sự với bạn ấy. Ví dụ như: nếu cháu không biết cách giải một bài và hỏi bạn ấy, bạn ấy liền mắng cháu trong khi bạn ấy hỏi bài bạn bàn dưới; nếu cháu được điểm cao hơn, bạn ấy sẽ tỏ vẻ bất bình và quay sang nhục mạ cháu nặng nề hơn. Tóm lại, bạn ấy rất hay bắt nạt cháu bất cứ lúc nào có thể. Cháu chỉ im lặng, có lúc nhẫn nhịn một cách thoải mái, có lúc nhẫn nhưng trong tâm còn bất bình, có lần cháu nói lại một hai câu xong lại thôi. Sư Phụ giảng:

“Chúng ta nói rằng khi gặp mâu thuẫn trước mặt, lùi một bước biển rộng trời cao, đảm bảo sẽ là một cảnh tượng khác” (Bài giảng thứ Chín, Chuyển Pháp Luân)

Vì vậy, cháu đã nhẫn, chịu thiệt, cháu biết không phải là vô duyên vô cớ, cháu đang trả cho bạn ấy những gì cháu nợ. Khi đề cao tâm tính, cháu đã thật thản nhiên, bất động tâm trước mỗi lần bị bắt nạt. Sau đó, bạn đó đã chuyển chỗ không ngồi cạnh cháu nữa. Cháu biết nhờ có ân đức của Sư Phụ, món nợ đã được trả xong. Hòa tan trong Pháp Thời gian đang rất cấp bách, cháu muốn tu luyện bản thân tốt hơn, mọi lúc đều có thể học Pháp nên cháu đã tận dụng tối đa mọi thời gian để học thuộc Chuyển Pháp Luân.

Mỗi ngày, cháu học thuộc một đoạn, cháu chép đoạn Pháp đó vào một quyển sổ nhỏ và học thuộc trong lúc đi xe buýt. Cháu thấy khoảng thời gian đó rất trân quý, hòa tan trong Pháp, điều đó rất hạnh phúc, rất mỹ diệu, không thể diễn tả được. Sáng ngủ dậy, cháu nhẩm từ đầu mục cho đến đoạn cháu đang học, cháu học Pháp vào mọi lúc có thể, điều đó giúp cháu dũng mãnh tinh tấn và thăng hoa lên rất nhiều. Trong lúc nhẩm thuộc Pháp cháu ngộ được ra nhiều điều. Thân thể cháu liên tục được tịnh hóa, tịnh hóa vì cháu đã liên tục học Pháp. Đó là trạng thái mỹ diệu vô cùng.

Chứng thực Pháp

Sau khi bước vào tu luyện, cháu dàn xếp ổn thỏa các mối quan hệ và đặc biệt cháu có mối quan hệ tốt với các bạn trong lớp. Ở trong lớp thường hay có những xích mích căng thẳng nhưng cháu không bị vướng vào đó. Một bạn T đã cảm thấy rất áp lực khi cứ phải tranh đấu trong khi bạn ấy không muốn như vậy, một bạn gái hư nhất lớp đã gây sự với bạn ấy vì lý do rất nhỏ. Bạn T hỏi cháu có ghét bạn hư đó không, cháu cười với bạn và nói trước đây cháu rất ghét bạn hư đó, cháu thường xuyên nghĩ xấu về bạn ấy, nhưng sau khi tu luyện Chân-Thiện-Nhẫn cháu không còn ghét bạn ấy, người tu luyện luôn phải lấy Thiện đãi người cho dù người ấy có xấu tệ thế nào, bạn hư đó biết Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân-Thiện-Nhẫn hảo!

Bạn T đã rất ngưỡng mộ cháu, người thường rất khó làm được như thế, và bạn nói bạn muốn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp! Có lần đến trường, bạn N đã chạy đến tìm cháu và đòi chân tướng. Bạn N hỏi Pháp Luân Công bị cấm tại Trung Quốc mà sao cháu vẫn còn học? Cháu nói chuyện với bạn ấy và bạn đã minh bạch chân tướng. Cháu cũng hồng Pháp cho bạn, bạn ấy rất ngưỡng mộ cháu vì cháu dường như là người duy nhất trong lớp không nói bậy và không nói những lời tục tĩu. Bạn ấy hỏi tại sao cháu có thể làm được, tại sao có thể sống trong một môi trường bại hoại như vậy mà không bị ô nhiễm? Cháu nói cháu đã bị ô nhiễm, cháu từng chửi bậy rất nhiều nhưng sau khi cháu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, lấy Chân-Thiện-Nhẫn làm tiêu chuẩn, cháu đã có thể gột rửa đi tất cả những thứ dơ bẩn, cháu không bao giờ chửi bậy và sẽ không còn bị ô nhiễm nữa.

Có một hôm, bạn N đến lớp mà không nói một lời nào cả, chỉ ngồi trầm tư một chỗ. Các bạn nam đến trêu đùa gây sự nhưng cháu thấy bạn ấy rất kiềm chế bản thân dể không gây sự lại, khác hẳn với tính cách bốc đồng mọi ngày. Cuối giờ, bạn N mang bộ mặt đau khổ đến gặp cháu nói: không chửi bậy quả thực rất khó, không gây sự đánh nhau quả thực rất khó, tại sao cháu có thể làm được? Cháu cười nói vì cháu tu luyện Chân-Thiện-Nhẫn. Bạn ấy nói là bạn muốn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp! Trong quá trình tu luyện, Sư Phụ hay nhắc nhở cháu về vấn đề thời gian bất cứ khi nào cháu buông lơi trong tu luyện.

Sư Phụ thường mượn lời các thầy cô giáo để nhắc nhở cháu. Vì cháu đang học lớp 9, đối diện với một kỳ thi rất quan trọng, nên các thầy cô thường hay nhắc: Không còn nhiều thời gian nữa đâu! Thời gian đang rất cấp bách rồi! Không thể trì trệ được! Không có thời gian để nghỉ ngơi đâu! Đừng để đến khi kết thúc rồi có hối hận cũng không thể được! Cố gắng lên! Cháu rất xúc động khi nghe những lời này, Sư Phụ đang từ bi điểm hóa nhắc nhở cháu! Cháu phải quy chính bản thân, tinh tấn tu luyện tốt hơn nữa! Quá trình viết bài chia sẻ cũng là một quá trình tu luyện, sau khi viết bài xong, cháu tự nhận thấy mình phải nghiêm khắc hơn nữa với bản thân! Cháu xin trích một đoạn Pháp của Sư Phụ:

“Chư vị làm tốt ba việc, thì dù chư vị ở chân trời góc biển, chư Thần [vẫn] đều đang chăm chú nhìn chư vị, các Pháp thân của Sư Phụ đều đang chăm chú nhìn chư vị. Bất kể một tâm nào, bất kể một loại chấp trước gì, đều sẽ thành khó nạn cho tiến bộ và đề cao của chư vị, đồng thời cũng sẽ bị cựu thế lực, những nhân tố tà ác kia lợi dụng, nhất định thế. Nhưng ngày hôm nay của lịch sử, vào thời khắc then chốt này khi chỉ trong nháy mắt quyết định hết thảy tất cả, thì yêu cầu đối với mọi người chính là nghiêm [khắc] Mọi người biết, đối với chúng ta mà giảng, thời gian tu luyện là cực kỳ ngắn ngủi. Tốc độ Chính Pháp nhanh chóng phi thường, yêu cầu chúng ta trong [quãng] thời gian này phải hoàn thành sứ mệnh đệ tử Đại Pháp!” (Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015)

Cảm ơn các vị đồng tu đã lắng nghe bài chia sẻ! Kính chúc các vị thường hằng chính niệm, dũng mãnh tinh tấn, làm tốt 3 việc, hoàn thành tốt sứ mệnh lịch sử của đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp! Hợp thập!


Đăng ngày 16-5-2016;

Share