Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp

[MINH HUỆ 7-4-2016] Tôi đã khóc ròng rã cả ngày vào cái ngày mà mẹ tôi rời đi.

Tôi khóc khi ở trường, khóc lúc ở nhà, khóc lúc ăn, khóc lúc ngủ. Các thầy cô, bạn bè, và cả bố mẹ của các bạn đều lo lắng cho tôi.

Đó là ngày 27 tháng 10 năm 1999, chỉ vài tuần trước sinh nhật lần thứ tám của tôi. Mẹ tôi đi lên Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Đại Pháp sau khi cuộc đàn áp bắt đầu. Tôi sợ để mất mẹ tôi vào tay cảnh sát, nên đã làm một điều duy nhất mà một đứa trẻ gần tám tuổi có thể làm trong hoàn cảnh lúc bấy giờ – đó là khóc.

Cho đến nay, mẹ tôi đã bị bắt giam bốn lần. Do cuộc đàn áp, bố mẹ tôi đã chia tay khi tôi lên chín tuổi. Tiếp sau đó là những năm đầy khó khăn và tôi trở nên bơ vơ, nhưng tôi chưa bao giờ từ bỏ hy vọng.

Tôi luôn giữ niềm tin rằng sau cơn mưa thì trời lại sáng.

Dưới đây tôi xin chia sẻ về những trải nghiệm mà một tiểu đệ tử Pháp Luân Đại Pháp đã lớn lên trong thập niên chín mươi, và những vết thương lòng mà cuộc đàn áp đã để lại trong tuổi thơ ấu của tôi.

Kỷ niệm thời thơ ấu

Thời thơ ấu của tôi được lấp đầy bởi khúc nhạc du dương trầm bổng khi luyện các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp.

Mẹ tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào ngày 20 tháng 5 năm 1995, ngay trước khi tôi tròn bốn tuổi. Mẹ tuôi muốn tu luyện ngay lập tức sau khi nhìn thấy một nhóm người sắc diện hồng hào, tinh thần phấn chấn đang luyện Pháp Luân Công ở trong công viên.

Cùng với việc mẹ tôi thành kính kiên trì hàng ngày học Pháp luyện công, các bệnh tật lâu ngày ở trên thân thể mẹ tôi dần dần biến mất. Đồng thời mẹ tôi chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để tu tâm tính, xả bỏ các chấp trước, nên tâm thái càng ngày càng cởi mở và nhẹ nhàng. Gia đình nhỏ gồm ba người chúng tôi sống hòa thuận vui vẻ, đó là những năm tháng đẹp đẽ nhất trong thời thơ ấu của tôi.

Ác mộng bắt đầu

Mây đen phủ kín bầu trời vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, bóng ma của cuộc đàn áp đã phá hoại vô số gia đình hạnh phúc, gồm cả gia đình nhỏ của tôi. Tập đoàn Giang Trạch Dân đã triển khai bức hại toàn diện đối với Pháp Luân Công, thực thi chính sách “vắt kiệt tài chính, bôi nhọ thanh danh, hủy hoại thân thể”, làm hết mức để bức hại một nhóm người tu luyện hiền lành và tường hòa mà không có lý do gì cả.

Khi bức hại phô thiên cái địa ập đến, mẹ tôi kiên quyết rời nhà đi lên Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, và nói lên tiếng nói phản đối chính sách bất công này.

Ngày 27 tháng 10 năm 1999, nhân lúc tôi và bố tôi còn đang say giấc, mẹ tôi đã đi ra khỏi nhà. Sáng hôm sau bố tôi hốt hoảng gọi tôi dậy, tôi mới biết rằng mẹ đã đi rồi. Tôi vẫn còn nhớ mơ hồ ánh mắt thất thần và giọng nói khàn khàn của bố tôi, và mảnh giấy dặn dò mà mẹ tôi để lại.

Nước mắt tôi trào ra, đau lòng, lo lắng, cuống cuồng, mờ mịt, bi thương… không lời nào có thể mô tả được hết cảm xúc của tôi lúc đó. Tất cả những gì tôi biết là tôi sợ mất mẹ, sợ mình sẽ không còn lại cái gì nữa.

Mẹ tôi bị chặn lại ở ga xe lửa và bị đưa đến trại tạm giam. Mẹ tôi không có nhà, bố tôi vẫn phải đi làm nên không trông nom tôi được, không khí trong nhà ảm đạm và lạnh lẽo.

Sinh nhật lần thứ tám của tôi, bố tôi phải đi công tác nước ngoài, bà nội từ quê lên chăm sóc tôi. Đó là sinh nhật đầu tiên của tôi mà không có bố mẹ bên cạnh.

Những năm tháng đen tối trong cuộc đời tôi

Sau một tháng thì mẹ tôi được thả ra, gia đình tôi tạm thời khôi phục lại sinh hoạt thường ngày. Đó cũng chỉ là tạm thời thôi, ở bên ngoài đang cuồng phong bạo vũ, vô số học viên vô tội đang bị bức hại, trong lòng mẹ tôi làm sao có thể bình tĩnh được?

Vào ngày 1 tháng 5 năm 2000, mẹ tôi một lần nữa lại đi lên Bắc Kinh. Khi nghe tin này, tâm tôi như rơi xuống đáy biển, cả người tôi phờ phạc rũ rượi, kinh hoàng sợ hãi đến mức không còn cảm giác gì nữa.

Mẹ tôi đi lên Bắc Kinh, bị bắt ở Thiên An Môn rồi lại bị đưa về trại tạm giam ở địa phương chúng tôi. Thời gian này, tôi nghe bố tôi nói rằng mẹ tôi vì tuyệt thực mà chỉ còn da bọc xương. Tôi và bố đã từng đi thăm mẹ tôi, nhưng bị từ chối không cho gặp, chỉ nhìn thấy cổng nhà lao trơ trơ đen ngòm. Hàng ngày tôi đều trông ngóng mẹ trở về. Đến tháng 8, cuối cùng thì mẹ tôi cũng được thả ra.

Tháng 9 năm 2000, sau bữa cơm tối, tôi và mẹ đến nhà một người bác của tôi để viết thư giảng chân tướng gửi tới các cơ quan chính phủ. Khoảng 10 giờ tối, khi chúng tôi quay về thì thấy đèn điện ở hành lang sáng choang. Mẹ tôi linh cảm có điều gì đó không bình thường, liền giữ tôi quanh quẩn ở bên ngoài đến nửa đêm mới về nhà.

Vừa vào nhà, chúng tôi thấy một nhóm người lạ – cảnh sát mặc thường phục – đang ở trong nhà. Lúc đó tôi đã hết sức mệt mỏi và buồn ngủ nên tôi đi ngủ. Những cảnh sát này bắt đầu lục soát nhà của chúng tôi, sau đó lại bắt giữ mẹ tôi.

Lần này tôi đã không khóc, có lẽ đã hiểu và chấp nhận sự thật tất yếu đó, cũng có lẽ trong tiềm ý thức đã đồng tình với việc mẹ tôi vì thanh danh của Đại Pháp mà chính nghĩa lẫm liệt bôn ba khắp nơi.

Cho đến một ngày vào tháng 11, khi trời còn chưa sáng, tôi tỉnh dậy đi vào phòng tắm và thấy một bộ quần áo của mẹ, tôi biết rằng mẹ đã trở về, tôi vui mừng khôn tả. Sau đó tôi được biết rằng mẹ tôi đã trốn thoát khỏi trại tạm giam và buộc phải sống lang thang trong suốt ba tháng qua.

Không lâu sau đó thì bố tôi ly dị mẹ tôi do chịu sự thúc ép từ ông bà nội và từ cơ quan của bố. Vậy là gia đình hạnh phúc mỹ mãn của chúng tôi đã tan vỡ hoàn toàn.

Mẹ tôi bước sang tuổi 30 chỉ vài ngày sau khi trở về. Vào ngày sinh nhật của mẹ, bà nội đã nấu một số món ăn ngon cho mẹ. Trưa hôm đó, tôi rất phấn khởi đi từ trường về nhà, nhưng lại không thấy bóng dáng mẹ tôi đâu. Tôi được biết rằng mẹ tôi lại bị bắt đi một lần nữa. Cả gia đình tôi đã vô cùng thất vọng.

Mặc dù vô cùng đau lòng, tôi lập tức ý thức được rằng tôi phải bảo vệ các sách và tài liệu Đại Pháp. Đêm hôm đó tôi cất hết sách và tài liệu Đại Pháp vào trong cặp sách. Sáng sớm hôm sau, việc đầu tiên là tôi mang cặp sách chạy đến nhà một đồng tu, đưa toàn bộ sách và tài liệu cho cô ấy cất giữ.

Mẹ tôi bị giam giữ phi pháp trong trại lao động cưỡng bức đến mười tám tháng. Trong nhà lao mẹ tôi đã phải chịu đựng cực khổ đến cùng tận.

Năm 2002, bố tôi kết hôn một lần nữa. Sống với người mẹ kế, ban ngày tôi vui vẻ nói cười, nhưng đêm đến lại ôm gối khóc thầm. Không phải là mẹ kế đối với tôi không tốt, mà do tôi lo lắng cho mẹ đẻ của mình đang phải chịu khổ cực ở nơi nào đó.

Khi đó, tôi và mẹ không thể liên lạc bằng điện thoại được, phương thức liên hệ duy nhất là viết thư. Do tình huống đặc thù, thư tín của chúng tôi phải mất hàng tháng mới tới được tay người nhận.

Thực sự đến được tay tôi chỉ có ba bức thư. Đối với chúng tôi mà nói, từng chữ từng chữ đều là nước mắt, mỗi trang thư đều ướt đẫm nước mắt, các nét chữ đều nhòe cả đi.

Một lần nọ, tôi và bố xin nghỉ để đi thăm mẹ tôi. Khoảng giữa trưa, cuối cùng tôi đã được gặp mẹ. Bộ tóc dài của mẹ đã bị cắt ngang vai, mẹ tôi gầy đi so với hồi còn ở nhà, nhưng ánh mắt thần thái vẫn long lanh sáng ngời như xưa. Tôi nói nói cười cười dựa vào người mẹ, chợt phát hiện một số răng cửa của mẹ đã bị gãy, trong lòng tôi đau đớn xót xa. Tôi quay người đi chỗ khác lau nước mắt vì không muốn mẹ nhìn thấy tôi khóc. Tôi chỉ muốn mẹ nhớ đến khuôn mặt hạnh phúc của tôi.

Tháng 3 năm 2003, mẹ tôi được thả ra. Ngày mẹ tôi được thả đã bị trì hoãn lại đến tận một năm. Sau khi được thả, mẹ tôi bị đưa thẳng đến trung tâm tẩy não trong hai mươi ngày.

Lạc lối

Trong khi cuộc bức hại vẫn đang tiếp diễn và các phương tiện truyền thông vẫn đang tuyên truyền vu khống, tôi đã không thể phân biệt được đúng và sai. Trường học của tôi đã tổ chức đưa học sinh tới rạp chiếu phim để xem một bộ phim phỉ báng Đại Pháp. Sau đó họ yêu cầu mỗi học sinh phải viết một bài bày tỏ rõ thái độ và cảm xúc sau khi xem xong bộ phim. Các học sinh nhỏ tuổi chúng tôi không có khả năng phân biệt đúng sai, ngu dốt tin rằng đó là sự thật, họ bảo sao thì làm như vậy, thật là một vết nhơ lớn trong cuộc đời.

Vì mẹ tôi bị bắt nên lãnh đạo nhà trường muốn tôi xuất hiện trước toàn trường để nói thay cho Đảng Cộng sản Trung Quốc. May mắn là bố tôi từ chối, nên tôi đã không phạm phải sai lầm to lớn hơn.

Trong gia đình, những người thân thích thường nói với tôi: “Mẹ của cháu hồ đồ ngu xuẩn đến mức không còn nói được nữa, làm sao mà bà ấy có thể đối chọi lại với Đảng Cộng sản chứ?” Tôi dần dần đánh mất tự ngã, mù mờ không còn tìm thấy phương hướng. Mãi cho đến khi mẹ tôi trở về và nói với tôi cặn kẽ về cuộc bức hại thì tôi mới hoàn toàn tỉnh ngộ, và hối hận khôn nguôi về những việc đã làm.

Không nhớ bắt đầu từ khi nào, tôi thường hay nằm mơ. Trong giấc mơ, hoặc là tôi bị những kẻ xấu rượt đuổi và tôi phải chạy trốn khắp nơi; hoặc là tôi bị nhốt một mình trong một không gian bao kín giống như một cái mê cung khó hiểu; bất kể tôi gào thét đến mức nào cũng không có ai trả lời, bất kể tôi chạy nhanh đến mức nào cũng không tìm thấy lối thoát. Sáng hôm sau tỉnh dậy mà nghĩ lại vẫn còn rùng mình, tim đập thình thịch, thở không ra hơi. Cả đêm tôi không ngừng chạy, tinh lực tiêu hao quá lớn, ngủ không ngon, ngày hôm sau thấy mệt mỏi rã rời. Sau khi tôi nghe mẹ tôi giảng chân tướng và làm tam thoái thì giấc mơ đó không còn xuất hiện nữa.

Mặc dù mẹ tôi đã trở về, nhưng gia đình chúng tôi không bao giờ có thể trở về như xưa được nữa. Một phần tôi phải tiếp tục học tập, một phần là bên gia đình bố tôi sợ tôi không an toàn khi ở bên mẹ nên thường không cho phép tôi đến với mẹ, càng không cho phép tôi ngủ qua đêm ở chỗ mẹ. Hơn nữa, họ hàng bên nội từ lâu đã bị ảnh hưởng của văn hóa đảng, bị “trúng độc” rất nặng, nên luôn luôn nhắc tôi không được học theo mẹ. Tôi bị kẹt ở giữa, cho nên có lúc tôi tin họ, có lúc tôi lại bán tin bán nghi. Đồng thời tôi lớn lên cùng với nền giáo dục vô thần luận, bị nhiễu loạn bởi những chuyện thế tục, trà trộn trong chốn hồng trần cuồn cuộn, càng đi càng đánh mất tự ngã.

Do vậy tôi đã lưỡng lự giữa tin và không tin, và không thể đưa ra một kết luận cuối cùng.

Mây tan thấy trăng sáng

Năm 2004, tôi học lên trung học cơ sở. Do thành tích học tập tốt, lại nhanh nhẹn hoạt bát, là một lớp trưởng được các bạn và thầy cô khen ngợi, cho nên [nhà trường] tự động cho tôi gia nhập Đoàn Thanh niên, lại còn được bầu làm bí thư chi đoàn. Khi tôi kể cho mẹ nghe chuyện này, mẹ khuyên tôi nhanh chóng thoái đoàn, và cho tôi xem “Cửu bình Cộng sản đảng”. Khi tôi hiểu được bản chất tà ác của Đảng cộng sản, tôi bỗng nhiên tỉnh ngộ. Ngày hôm sau tôi đến thẳng Văn phòng đoàn ủy và nộp đơn xin thoái xuất khỏi Đoàn Thanh niên, thẳng thắn nói với thầy giáo đoàn ủy rằng tôi muốn thoái đoàn.

Thầy giáo giật mình, hỏi tôi nguyên nhân tại sao. Tôi nói: “Ông nội con nói rằng hiện tại Đảng cộng sản hết sức hủ bại, mẹ con nói rằng Đảng cộng sản là phản nhân loại và phản xã hội. Do vậy con muốn thoái đoàn, không còn gì liên quan đến nó nữa.”

Thầy giáo của tôi cảm thấy không thể tin nổi, một cô bé mười hai tuổi mà lại có thể có lý lẽ và suy nghĩ không giống như những người khác như thế. Thầy giáo không hề quở trách tôi, nhưng cũng không phê chuẩn đơn xin thoái đoàn của tôi. Tuy nhiên, từ đó trở đi, mỗi khi tôi điền vào các bản khai, tôi đều nhận rằng tôi không phải là đoàn viên.

Tôi thường khuyên các bạn học đừng gia nhập Đoàn Thanh niên, đôi khi tôi cũng giúp mẹ phân phát các tài liệu giảng chân tướng.

Một ngày nọ, khi tôi đang dùng một tài liệu giảng chân tướng để nói chuyện với một người bạn thì bị một người bạn khác vốn không minh bạch chân tướng báo cáo với thầy giáo. Tờ giấy nhỏ rơi vào tay thầy giáo, thế là tôi bị thầy giáo nói cho nghe một bài rất dài về “tư tưởng chính trị”. Thầy giáo nói một hồi không thay đổi được suy nghĩ của tôi, bèn mang tờ giấy đó đưa cho bố tôi. Chính vì vậy khi về đến nhà tôi đã bị bố mắng một trận. Tuy nhiên, tôi vẫn kiên định với tín niệm của mình. Tôi tin rằng Pháp Luân Đại Pháp là chính Pháp, và Đảng cộng sản là thực sự bại hoại.

Dần dần, tôi đã trở thành một người trưởng thành. Tôi đã nếm trải, đã chứng kiến, và đã học được nhiều điều. Mặc dù sống trong ác mộng, tôi biết rằng tất cả những điều này rồi sẽ qua đi, tôi tin rằng mây tan đi rồi sẽ thấy trăng sáng, thời khắc mà khắp chốn mừng vui nhất định sẽ tới.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/4/7/326284.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/4/19/156334.html

Đăng ngày 14-5-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share