Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Tân Cương

[MINH HUỆ 03-4-2016] Gần đây, việc luật sư bào chữa cho học viên Pháp Luân Công không được thông báo về ngày xét xử thân chủ của họ và bị từ chối quyền tiếp cận hồ sơ pháp lý của thân chủ của họ mà pháp luật quy định đã cho thấy những hành động bất chấp luật pháp của tòa án của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Vào ngày 17 tháng 2 năm 2016, phiên tòa này đã được tổ chức tại thành phố Khắc Lạp Mã thuộc khu tự trị Tân Cương. Bị cáo là bà Triệu Thục Viện được đưa đến tòa trong tình trạng thân thể suy kiệt do tuyệt thực để phản đối bức hại.

Bà Triệu đã thuê một luật sư biện hộ cho mình, nhưng ông ấy không có mặt tại phiên tòa vì không được thông báo trước ngày xử án.

Luật sư Đường Thiên Hạo từ thành phố Trùng Khánh, tỉnh Tứ Xuyên, cách rất xa thành phố Khắc Lạp Mã. Luật sư đã chờ thông báo ngày xử của tòa án và ngay từ đầu, tòa án cũng đã báo với ông rằng ông được phép đại diện cho thân chủ của mình một cách hợp pháp. Hơn nữa, họ còn hữa sẽ để ông được chính thức gặp bà Triệu trước ngày phiên tòa diễn ra.

Trước khi phiên tòa diễn ra, Tòa án đã nói với bà Triệu rằng luật sư bào chữa của bà đã từ chối biện hộ cho bà (Tuy nhiên, luật sư của bà không hề từ chối. Chẳng qua ông đang chờ thông báo ngày mở phiên tòa của tòa án).

Là nạn nhân của cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ, bà Triệu bị xử vì đệ đơn tố cáo Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của ĐCSTQ, kẻ phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Ít nhất đã có 200.000 nạn nhân bị bức hại đã ký đơn tố cáo Giang Trạch Dân. Phiên xét xử này và hành động cản trở của tòa án đối với luật sư bào chữa cho thân chủ cho thấy tàn dư cuối cùng của bộ máy quyền lực của Giang Trạch Dân đang nỗ lực ngăn trở các nạn nhân của cuộc bức hại tìm kiếm công lý.

Cho đến nay, kết luận cuối cùng của phiên tòa này vẫn chưa được công bố.

Luật sư biện hộ cũng bị từ chối toàn quyền tiếp cận hồ sơ của tòa án

Ngày 15 tháng 1 năm 2016, ông Đường Thiên Hạo bay đến thành phố Khắc Lạp Mã để xem xét hồ sơ vụ án của Bà Triệu. Trước khi đến đây, ông được thông báo rằng sẽ có một phiên tòa diễn ra vào ngày 18 tháng 1, và ông được hứa sẽ có toàn quyền tiếp cận hồ sơ của tòa án liên quan đến thân chủ của mình.

Ông đã đến tòa án hình sự của quận Khắc Lạp Mã theo kế hoạch, nhưng cán bộ tòa án bảo ông rằng vụ án này liên quan đến Pháp Luân Công nên ông sẽ không được toàn quyền tiếp cận hồ sơ của vụ án này như khi xử lý vụ khác.

“Ông có thể tự chép tay thôi chứ không được sao chụp bất cứ tài liệu nào,” viên cảnh sát nói.

Sự hạn chế ngoài dự kiến này khiến luật sự không thể xem xét toàn bộ hồ sơ vụ án của thân chủ mình trước ngày 18 tháng 1.

Trong khi ghi chép tài liệu, ông Đường đề nghị tòa án cho phép được thêm vào hồ sơ vụ án những lời khai của nhân chứng để phục vụ việc kiểm tra chéo tại phiên tòa. Viên cảnh sát đã từ chối lời đề nghị của ông và nói rằng muốn làm việc này thì ông phải có đơn đề nghị từ trước đó.

Sau đó ông được thông báo rằng lịch của phiên tòa vào ngày 18 tháng 1 đã bị hủy bỏ và lịch mới vẫn chưa được quyết định.

Ông Đường khẳng định rằng tòa án đã vi phạm luật pháp của Trung Quốc, trong đó quy định rất rõ rằng luật sư có toàn quyền tiếp cận hồ sơ vụ án, bao gồm cả việc sao chụp tài liệu. Ông quyết định kháng cáo lên tòa án cấp trên.

Bức hại đối với bà Triệu

Bà Triệu là cư dân thành phố Khắc Lạp Mã, một kỹ sư công tác tại Cục Dầu khí Khắc Lạp Mã. Bà bị cảnh sát của Phòng Cảnh sát Khắc Lạp Mã bắt giữ vào ngày 5 tháng 11 năm 2015.

Đầu tháng 12 năm 2015, vụ án của bà được trình lên Viện Kiểm sát Nhân dân quận Khắc Lạp Mã, sau đó, đến ngày 24 tháng 12 lại bị chuyển tới Tòa án Nhân dân quận Khắc Lạp Mã.

Bà Triệu đang bị giam giữ tại Trại giam Khắc Lạp Mã và bị kiệt sức vì tuyệt thực để phản đối bức hại.

Sau khi ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, bà Triệu cũng từng bị kết án tù giam vào Trại lao động Cưỡng bức.

Năm 2002, bà cũng bị kết án 9 năm tù tại Nhà tù Nữ tỉnh Tân Cương. Trước đây bà đã tuyệt thực gần 4 năm trời để phản đối bức hại. Một lần, bà đã bị bỏng nặng do lính canh đổ bát nước còn đang sôi vào miệng bà.

Các cá nhân tham gia bức hại bà Triệu:

  • Song Hongli (宋宏利), thư ký Ủy ban Pháp chế huyện Khắc Lạp Mã: + 86-990-6223823 (Văn phòng)
  • Zeng Xianjiang (曽 宪 江), Cục trưởng Cục Cảnh sát Khắc Lạp Mã: 86 -990-6884223 (Văn phòng)
  • Phong Jiezhong (冯杰忠), Trưởng đồn cảnh sát huyện Khắc Lạp Mã: + 86-990-6888827 (Văn phòng)
  • Triệu Vy (赵薇), công tố viên vụ án bà Triệu: + 86-990-6913263 (Văn phòng )
  • Jin Ông (金 鹤), thẩm phán của Tòa án hình sự Khắc Lạp Mã.

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/2/7/323615.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/4/3/156144.html

Đăng ngày 3-5-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share