Bài viết của Tiểu Tiêm

[MINH HUỆ 25-03-2016] Tại quận Hồng Khẩu, Thượng Hải, có hai địa điểm đáng chú ý nằm trên đường Trường Dương ở Đề Lam Kiều: một là Bảo tàng Tị nạn cho Người Do Thái tại Thượng Hải, từng là trại tị nạn cho người Do Thái trong thế chiến thứ II; và hai là nhà tù Đề Lam Kiều khét tiếng chuyên bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Thượng Hải mở cửa cho những người Do Thái đang trong nguy cơ bị quân Phát xít giết hại trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Hơn 20.000 người Do Thái đã thoát khỏi thảm họa diệt chủng (Holocaust) nhờ chạy trốn sang Thượng Hải và tìm được nơi trú ẩn tại Đề Lam Kiều. Lịch sử đã ghi nhận lòng trắc ẩn của người dân Trung Quốc. Hội đường Ohel Moshe cũ nay đã trở thành Bảo tàng Tị nạn cho Người Do Thái tại Thượng Hải.

2016-3-24-minghui-binansuo-1--ss.jpg

Bảo tàng Tị nạn cho Người Do Thái tại Thượng Hải

Tuy nhiên, bên kia đường, đối diện với trại tị nạn này, là nhà tù Đề Lam Kiều của Thượng Hải, nơi bức hại các học viên Pháp Luân Công. Do nhà tù nằm ở vị trí này nên người dân Thượng Hải lấy tên “Đề Lam Kiều” làm biệt danh cho nó.

Nhà tù Đề Lam Kiều trở nên khét tiếng vì bức hại các học viên Pháp Luân Công vô tội kể từ năm 1999. Cũng như các nhà tù và trại lao động khác ở Trung Quốc, cán bộ nhà tù Đề Lam Kiều thực hiện chính sách bức hại mang tính diệt chủng của Giang Trạch Dân gồm: “Bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể”, còn “đánh đập [học viên Pháp Luân Công] đến chết sẽ được coi là tự sát.”

Do mạng internet ở Trung Quốc bị phong tỏa nên không thể có được con số chính xác các học viên bị chết tại nhà tù Đề Lam Kiều hoặc các hình thức tra tấn mà họ phải chịu đựng. Tuy nhiên, có một điều rõ ràng là đến nay, các học viên Pháp Luân Công vẫn đang bị giam giữ tại nhà tù này.

2016-3-24-minghui-binansuo-2--ss.jpg

Nhà tù Đề Lam Kiều ở Thượng Hải

Trong cùng một thành phố và cùng trên một con phố, một bên đường là chốn ẩn náu an toàn cho dân tị nạn là nạn nhân của tội ác diệt chủng loài người của Phát xít, bên kia lại là nhà tù thực thi chính sách diệt chủng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Hai trại này thể hiện sự đối lập mạnh mẽ trên con đường Trường Dương: một bên đại diện cho cái thiện, một bên đại diện cho cái ác.

Phát xít Đức, những kẻ tham gia bức hại người Do Thái, đã bị xét xử và kết án sau chiến tranh, gồm cả y tá và lính canh. Năm 2013, ông Hans Lipschis, 93 tuổi đã bị trục xuất khỏi Mỹ vì giấu giếm về việc từng tham gia vào đội ngũ của Phát xít Đức trong quá khứ và đã bị chính quyền Đức bắt giữ với các cáo buộc rằng ông ta từng là lính canh tại trại tử thần Auschwitz.

Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt, thiện ác hữu báo là thiên lý. Chúng tôi hy vọng những ai bị ĐCSTQ lừa gạt mà tham gia bức hại Pháp Luân Công sẽ lập tức chấm dứt, bù đắp lại tổn thất họ đã gây ra, để có thể lưu lại cho bản thân một nơi ẩn náu an toàn trong tương lai.


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2016/3/25/325785.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/4/8/156205.html

Đăng ngày 12-4-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn sơ với nguyên bản.

Share