Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Đại lục

[MINH HUỆ 23-1-2016] Một báo cáo đưa tin về việc nhà tù ở tỉnh Hắc Long Giang tra tấn một học viên Pháp Luân Công và khiến ông cận kề cái chết.

Tin tức mới nhất này khiến tôi hết sức lo ngại, bởi nó khiến tôi nhớ đến một học viên bị bắt giam mà tôi đã tham gia giải cứu cách đây vài năm. Tại đây tôi muốn chia sẻ câu chuyện của mình với hy vọng rằng nhiều học viên sẽ tham gia giải cứu các đồng tu bị giam cầm.

Pháp thân của Sư phụ sẽ giúp đỡ

Đồng tu A (hóa danh) từng bị giam giữ ở thành phố nơi tôi sinh sống vài năm trước. Ông bị giam trong phòng biệt giam trong vài ngày, bị tra tấn, và đã cận kề cái chết.

Người nhà đồng tu A chỉ được phép thăm ông ba lần trong năm năm đầu ông bị cầm tù. Hầu hết người thân trong gia đình ông đều là học viên, và nhiều người bị bắt giữ và giam giữ nhiều lần. Ví như trường hợp mẹ của đồng tu A buộc phải rời khỏi nhà và sống lưu lạc trong nhiều năm. Lính canh thậm chí còn đe dọa bỏ tù người thân của đồng tu A khi họ đến thăm ông.

Buổi tối, sau khi tôi biết đến tình huống của đồng tu A, tôi đã mất ngủ.

Sư phụ giảng:

”[…] việc của bạn cũng là việc của mình, việc của mình cũng là việc của bạn.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Washington DC năm 2002)

Để giải cứu đồng tu A, tôi thuyết phục chồng đi cùng tôi đến cục quản lý nhà tù ở tỉnh. Chồng tôi không phải là học viên, nhưng anh ấy có khả năng thuyết nói trong mọi tình huống. Anh ấy đồng ý ba ngày sau sẽ đi cùng tôi. Tuy vậy, sau khi hướng nội tôi nhận ra rằng tôi đang ỷ lại vào người thường, nên tôi quyết định sẽ đi một mình.

Sư phụ giảng:

”[…] chư vị chỉ cần xuất phát từ nguyện vọng chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh, thì những việc chư vị làm tôi đều sẽ khẳng định; dẫu là Pháp thân của tôi hay là chư Thần, chư vị chỉ cần thực hiện, thì sẽ đưa việc làm của chư vị mở rộng thành vĩ đại hơn, xuất sắc hơn, sẽ hiệp trợ chư vị.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2008)

Khích lệ và tín tâm

Tôi giữ chính niệm và đi lên tỉnh dù chồng tôi nói rằng tôi đang chui đầu vào rọ. Các đồng tu chủ động phát chính niệm hỗ trợ tôi. Tôi biết rằng Sư phụ đang khích lệ tôi.

Khi lên đến tỉnh, tôi tìm thấy một nơi vắng vẻ để [phát chính niệm] và chính lại tâm thái. Tôi cảm thấy có một năng lượng cường đại bao quanh thân thể [gia trì cho] tôi, khiến tôi rất tự tin.

Khi tôi bước vào cục quản lý nhà tù tỉnh, tôi cảm thấy thân thể mình cao lớn, còn mọi người khác quá ư nhỏ bé. Tôi biết rằng Sư tôn một lần nữa cấp cho tôi dũng khí.

Ai vào cục này cũng phải ghi danh. Tuy nhiên, cảnh vệ gác cửa không hề yêu cầu tôi xuất trình bất kỳ giấy tờ nào, cũng như không đề cập gì đến việc ghi tên đăng ký. Anh ấy chỉ mỉm cười và hỏi tôi làm ở cơ quan nào.

Tôi nói với anh ấy rằng tôi cần nói chuyện với lãnh đạo của họ. Khi anh ấy nói với tôi rằng chỉ có thân nhân đồng tu A mới được phép vào thăm ông ấy. Tôi trả lời rằng cha mẹ của đồng tu A nhờ tôi đến thăm ông ấy.

Cảnh vệ đưa tôi đến phòng tiếp tân và thay tôi nói chuyện với những người ở đó. Anh ấy dặn tôi hãy nói với họ rằng cha mẹ ông A đã yêu cầu tôi thay mặt họ đến đây.

Bảo vệ đồng tu

Người tiếp tân từ chối yêu cầu của tôi bởi tôi không phải là thân nhân của đồng tu A. Tôi trả lời rằng ông ấy bị tra tấn, và nếu ông ấy có mệnh hệ gì, thi anh ấy (người tiếp tân) có gánh nổi trách nhiệm không. Sau đó tôi yêu cầu được nói chuyện với cấp trên của anh ấy.

Vị cấp trên ấy đến và chúng tôi bắt tay nhau. Tôi nói với ông ấy rằng ông A bị biệt giam, tra tấn, và gia đình không được phép thăm nom. Ông ấy hỏi tôi có chứng cứ minh chứng cho những cáo buộc của tôi hay không. Tôi trả lời rằng chúng tôi có thể đưa ông A đến bệnh viện kiểm tra – các vết thương của ông ấy chính là bằng chứng xác thực nhất.

Ông ấy đề nghị tôi bình tĩnh ngồi xuống. Tôi nói: “Tôi có thể không kích động sao? Ông A bị biệt giam và tra tấn phi pháp. Gọi điện thoại cho các vị bao nhiêu lần cũng không ai quan tâm. Thử hỏi nếu ông ở vị trí tôi, thì ông sẽ làm gì?”

Trong suốt cuộc nói chuyện tôi vẫn phát chính niệm.

Khoảng năm phút sau, ông ấy nói với tôi rằng đồng tu A đã được thả ra khỏi phòng giam nhỏ đó rồi, và hôm sau thì gia đình có thể vào thăm ông ấy. Một người nhà của đồng tu A cũng nói với tôi rằng đồng A gọi điện từ trong nhà tù cho anh ấy nói rằng đã được thả ra khỏi buồng giam đó.

Can nhiễu

Lãnh đạo nhà tù ba lần đích thân gọi điện đến gia đình nhà đồng tu A nói rằng ông tự gây ra thương tích cho bản thân. Do đó, họ không được phép vào thăm ông trong hai tuần tới. Sau đó, gia đình đồng tu A nghĩ rằng tốt hơn hết là không gặp ông nữa.

Sư phụ giảng:

“… [nếu chư vị] thật sự theo con đường chính đạo mà tu luyện, [thì] không ai dám động đến chư vị; hơn nữa chư vị có Pháp thân của tôi bảo hộ, sẽ không xuất hiện bất kể nguy hiểm gì.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi không đồng tình với quan điểm của họ và nói với họ rằng chúng tôi sẽ vẫn đến thăm đồng tu A vào ngày hôm sau. Đây là quyền của chúng tôi, và tôi nhắc họ không nên từ bỏ nỗ lực của mình.

“Mọi cố gắng của chúng ta không chỉ là cứu một mình A,“ tôi nói, “mà còn giải thể toàn bộ tà ác và giảm thiểu bức hại lên các học viên ở trong nhà tù đó.”

Gia đình đồng tu A gọi điện đến nhà tôi và nói chuyện với chồng tôi. Anh ấy đã rất sốc khi biết đến kế hoạch của chúng tôi. Anh ấy gọi điện cho tôi nhiều lần và yêu cầu tôi trở về nhà ngay lập tức. Tuy nhiên, tôi chỉ có một niệm là phải giải cứu đồng tu, và tôi không có thời gian để lo lắng hay sợ hãi.

Sư phụ giảng:

”[…] không có sợ, thì cũng không tồn tại nhân tố làm cho chư vị sợ.” (Tống khứ chấp trước cuối cùng, Tinh Tấn Yếu Chỉ 2)

Sáng hôm sau, chồng tôi lại gọi điện và nói rằng anh ấy đang trên đường lên tỉnh. Anh ấy nói rằng đang đón taxi để đến cục quản lý nhà tù. Tôi lo lắng và cầu xin Sư phụ giúp đỡ để ngăn không cho chồng tôi đến nhà tù đó.

Sư phụ cũng giảng:

”[…] tôi nói rằng một ‘bất động’ có thể [ức] chế vạn động!” (Giảng Pháp tại Pháp hội Canada 2005)

Ngay sau đó, một người thân của tôi gọi điện cho tôi và nói rằng chồng tôi phải đi giải quyết một công việc quan trọng mà ông chủ giao cho. Tôi hợp thập cảm tạ Sư tôn.

Khích lệ

Tôi đi đến cục, nơi quản lý tất cả các nhà tù trong khu vực, còn người nhà đồng tu A đi đến nhà tù. Sau khi họ đến đó, họ bảo tôi rằng họ không được gặp đồng tu A. Tôi mất liên lạc với họ khoảng nửa giờ đồng hồ. Tôi sợ rằng người nhà đồng tu A có thể cũng đã bị bắt giữ.

Có khu vực kế bên cục có vẻ được quản lý nghiêm ngặt. Tôi đi đến đó và vô tình chỉ tay về phía cánh cửa. Một cảnh vệ mỉm cười mở cửa.

Tôi bước vào trong mà tìm chỗ ngồi xuống. Tôi bắt đầu phát chính niệm để thanh trừ tà ác thao túng phía sau cảnh vệ đó và cầu xin Sư phụ [bảo hộ] và gia trì chính niệm cho đồng tu A cùng gia đình ông ấy.

Ba cháu nhỏ chạy nhanh về phía tôi và tặng hoa cho tôi. Các cháu cũng xếp đầy hoa dại lên chiếc ghế mà tôi đang ngồi. Tôi biết là Sư phụ, lại một lần nữa khích lệ tôi.

Chạy đôn đáo thời khắc cuối

Tôi vẫn không sao liên lạc được với người nhà đồng tu A. Tôi vội vàng đi tới cục quản lý và nói với người tiếp tân ở đó rằng tôi muốn gặp cấp trên của họ. Vài phút sau, cấp trên của họ nói với tôi rằng đồng tu A đang gặp mặt gia đình.

Một người nhà đồng tu A cũng xác nhận rằng lúc đó họ đang nói chuyện với anh ấy. Tuy vậy, lính canh trì hoãn cuộc gặp mặt của họ khoảng ba giờ đồng hồ. Chỉ sau khi cấp trên ép xuống họ mới cho phép đồng tu A gặp gia đình.

Khi bốn người nhà đồng tu A vào đến nhà tù, sáu lính canh theo dõi họ và mang ví cùng điện thoại di động của họ đi nơi khác.

Đồng tu A gầy hốc hác và tay chân đều bị thương. Mặc dù gia đình được phép gặp ông, nhưng họ bị ngăn cách bằng một tấm kính. Lính canh cũng hay chen ngang trước mỗi lần đồng tu A định trả lời câu hỏi của người nhà.

Ba ngày sau, gia đình lại vào thăm đồng tu A. Lần này, lính canh không còn bất hợp tác như trước đây.

Ngay sau đó gia đình đồng tu A và tôi đi đến cục quản lý. Vị lãnh đạo này cao hơn hai cấp so với lãnh đạo chủ quản đã tiếp đón chúng tôi. Nhưng, có lẽ chúng tôi vẫn còn tâm chấp trước bị tà ác dùi vào, bởi vị lãnh đạo này vẫn quyết định rằng đồng tu A phải ở trong tù hết án tù mới được trả tự do.


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2016/1/23/322556.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/2/10/155512.html

Đăng ngày 9-4-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share