Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc

[MINH HUỆ 4-3-2016] Những khu vực được gọi dưới cái tên “nghiêm quản” (quản lý nghiêm ngặt) là những nhà tù đặc biệt ở Trung Quốc. Danh từ này được sử dụng để ám chỉ việc “tra tấn học viên Pháp Luân Công” ở các nhà tù và trại giam trên khắp Trung Quốc, nơi giam cầm học viên Pháp Luân Công.

Ở Nhà tù nữ Cát Lâm, “đội nghiêm quản” nằm ở tầng trệt. Đó là nơi bức hại các học viên Pháp Luân Công bằng cách đánh đập tàn bạo và hàng loạt hình thức tra tấn khủng khiếp dưới danh nghĩa “giáo dục” họ. Trong thời gian bị giam cầm ở “đội nghiêm quản,” thân nhân không được phép vào thăm, để không để họ hay biết rằng người thân của họ đang bị đánh đập, tra tấn.

“Đội nghiêm quản” thực chất là một phòng tra tấn có tổ chức. Ở đó, các nhân viên nhà tù thiết kế và áp dụng những phương thức tra tấn hèn hạ nhất mà họ có thể nghĩ ra được để “giáo dục” học viên Pháp Luân Công.

Lính trại không chỉ dừng lại ở việc bày ra các phương cách để gây đau đớn cùng cực cũng như những thống khổ ngoài sức tưởng tượng, mà còn áp dụng nó với các học viên Pháp Luân Công như là công việc hàng ngày của họ. Hàng loạt phương thức tra tấn được gọi là “công cụ” dùng để ép các học viên phải ký tên vào biên bản phỉ báng Pháp Luân Công và thề sẽ không tu luyện pháp môn này nữa.

Đánh đập, treo người, và các kiểu còng tay quái dị, gây đau đớn được sử dụng hàng ngày ở đây. Đồ ăn thức uống cho các học viên ở đây bị hạn chế. Mùa đông, khi nhiệt độ xuống đến âm 20o C còn không được bật lò sưởi. Bữa ăn chỉ có một cái bánh bao nhỏ và một ít dưa. Đôi khi lính trại còn ném đồ ăn vào nhà vệ sinh rồi bắt các học viên ăn, nếu không thì sẽ bị bỏ đói.

Họ thường buộc phải uống nước lấy trong nhà vệ sinh hoặc chết khát. Vũ Trạch Vân, giám đốc Nhà tù nữ Cát Lâm từng tuyên bố: “Chúng tôi không quan tâm. Chỉ cần không ai chết đói là được, chúng tôi chỉ biết là cứ làm việc của mình thôi.”

Ba học viên bị giam giữ

Các học viên bà Phó Quế Hoa, bà Vương Thục Kiệt, và bà Thôi Phượng Hoa bị giam giữ trong Nhà tù nữ Cát Lâm.

Ba phụ nữ này liên tục bị chuyển đến “đội nghiêm quản” ở nhà tù đó. Một người nhà của bà Phó Quế Hoa chất vấn quan chức nhà tù: “Những người bị giam ở ‘đội nghiêm quản’ có được cung cấp đủ đồ ăn thức uống không? Họ có bị đánh đập và tra tấn không?” Nhưng cô chỉ nhận được những câu trả lời quanh co.

Cả ba phụ nữ này ban đầu bị giam giữ ở Phòng giam 311, Đội số 2 của Khu 8 ở Nhà tù nữ Cát Lâm. Tú Cường phụ trách bức hại họ. Lần gia đình vào thăm bà Phó ngày 15 tháng 2 năm 2016, bà nói với gia đình rằng Tú Cường đã chuyển bà đến “đội nghiêm quản” ở tầng trệt, và hiện giờ lính mới là Trương Oánh đang phụ trách. Bốn ngày sau, ngày 19 tháng 2, cả ba học viên cùng bị chuyển đến “đội nghiêm quản” bởi lính canh phát hiện họ có một bài kinh văn của Pháp Luân Công. Họ cũng bị tước luôn quyền thăm thân.

Ngày 29 tháng 2, người nhà bà Phó Quế Hoa đến nhà tù và đề nghị được gặp bà để được yên tâm là bà vẫn an toàn. Chu Hiểu Diễm, trưởng ban quản lý nhà tù, đã từ chối yêu cầu và nói rằng những người ở trong “đội nghiêm quản” không được phép gặp thân nhân. Tuy nhiên, bà ta không đưa ra bất kỳ văn bản nào có quy định đó.

Người nhà của bà Phó hỏi Chu: “Một kinh văn của Pháp Luân Công có thể làm hại được ai chứ?” Chu Hiểm Diễm nói: “Ai lưu truyền kinh văn Pháp Luân Công cũng đều bị chuyển đến ‘đội nghiêm quản’.“ Chu không thừa nhận rằng bà Phó bị tra tấn và rằng đồ ăn thức uống không được cấp đầy đủ. Thay vào đó, Chu còn khăng khăng: “Đội nghiêm quản cũng chỉ là nơi bình thường như những nơi giam giữ khác để mọi người học tập và giáo dục thôi.”

Thông tin bổ sung

Bà Phó Quế Hoa, 51 tuổi, là học viên Pháp Luân Công ở huyện Nông An. Bà bị bắt vào ngày 3 tháng 6 năm 2013, và bị kết án 3 năm tù giam vì từ chối từ từ bỏ đức tin của bà vào Pháp Luân Công. Theo bản án, chỉ còn ba tháng sau bà sẽ được trả tự do. Nhưng đến tháng 9 năm 2014, bà lại bị chuyển đến Nhà tù nữ Cát Lâm. Chưa đầy một tháng trước khi bà chuyển trại, bà bị đánh đập tàn bạo đến mức không thể duỗi thẳng lưng và gần như không thể đi lại được. Lúc đó, lính trại phụ trách bức hại bà Phó là Trương Oánh.

Bà Văn Thục Kiệt, 60 tuổi, người thành phố Cát Lâm. Bà bị bắt giữ vào ngày 25 tháng 4 năm 2009 và bị kết án 7 năm tù giam bởi tu luyện Pháp Luân Công. Theo bản án, bà sẽ được trả tự do vào tháng Tư này.

Bà Thôi Phượng Hoa, người thành phố Long Tỉnh. Bà là người dân tộc Triều Tiên. Bà Thôi bị bắt giữ vào ngày 25 tháng 4 năm 2009, ban đầu bà kết án 3,5 năm tù. Sau đó bản án của bà bị gia hạn và theo dự kiến hiện tại, bà sẽ được trả tự do vào tháng 10 năm 2017.


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2016/3/4/324917.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/3/23/156006.html

Đăng ngày 3-4-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share