[MINH HUỆ 21-2-2016] Một phụ nữ 82 tuổi đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vì đã gây ra cái chết của chồng bà và những tra tấn về mặt tinh thần mà bà phải chịu đựng, tất cả đều là do chính sách bức hại Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân.

Cả bà Ngô Tú Trân và chồng đều là người thành phố Lan Châu, tỉnh Giang Tô. Cả hai cùng tu luyện Pháp Luân Công và có được cuộc sống hạnh phúc. Nhưng cuộc sống của họ đã bị đảo lộn khi Giang Trạch Dân phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Cái chết của người chồng

Sau khi cuộc bức hại bắt đầu, cảnh sát thường xuyên đến nhà sách nhiễu cặp vợ chồng cao niên này. Cảnh sát yêu cầu bà Ngô phải viết bản cam kết từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Khi bà từ chối, cảnh sát đe dọa sẽ bắt giữ bà.

Khi họ chuyển đến sống cùng con trai thì cảnh sát cũng bám theo đến nhà con trai họ.

Các lãnh đạo Trường Đảng Tỉnh Cam Túc, nơi mà hai vợ chồng bà từng công tác, cũng gây áp lực với họ. Họ ép ông lão phải ứng xử như một người cộng sản và gìn giữ “danh dự cách mạng trong những năm cuối đời.”

Không chịu được áp lực chồng chất, chồng bà đã từ bỏ tu luyện. Không lâu sau đó, triệu chứng đột quỵ trước đây của ông lại tái phát. Ông phải nhập viện và qua đời vào ngày 23 tháng 5 năm 2002.

Gây áp lực lên người con trai

Lãnh đạo trường Đảng cũng nhiều lần đến nói chuyện với một trong số các con trai của bà, gây áp lực ép anh phải ngăn cản bà Ngô tu luyện Pháp Luân Công.

Con trai của bà không chịu nổi áp lực nên đã đến nhà bà Ngô để yêu cầu bà dừng tu luyện. Thậm chí anh ấy còn phá hủy bức ảnh của Nhà sáng lập Pháp Luân Công. Từ đó, gia đình bà không còn không khí hòa ái nữa.

Giám sát và giam lỏng tại nhà

Trước dịp Tết Nguyên đán năm 2000, vị hiệu phó trường Đảng đã đến nhà bà Ngô. Ông ta yêu cầu bà không được đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công và bà đã đồng ý.

Sau khi ông ta rời đi, bà suy xét lại việc này và cảm thấy quyết định đó là không đúng đắn. Đi Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công là quyền lợi của bà. Tại sao bà phải từ bỏ nó? Bà gọi điện cho vị hiệu phó đó và nói với ông ta rằng bà muốn thực hiện quyền kháng nghị của mình.

Sau đó trường Đảng đã cử người canh gác quanh nhà bà. Họ giám sát bà 24/24 và không cho bà ra ngoài.

Khi người thân và hàng xóm của bà hay tin này, họ đều lảng tránh bà. Chính quyền thậm chí còn cắt cả dịch vụ điện thoại của bà.

Bà Ngô đã viết thư cho một người họ hàng ở Bắc Kinh vào tháng 8 năm 2000. Nhà chức trách đã chặn thư của bà lại và đọc nó. Hai cảnh sát đã đến trường Đảng và yêu cầu bà cùng đi để thẩm vấn về lá thư. Bà nói với họ về những lợi ích mà bà được hưởng nhờ tu luyện Pháp Luân Công. Cuối cùng, hai cảnh sát đó đã rời đi.

Vào dịp Tết Nguyên đán năm 2001, một người họ hàng đã mang một bình hoa đến thăm bà. Khi hay tin đó, bảo vệ khu dân cư đã không cho người họ hàng này gặp bà Ngô. Sau khi giải thích đi giải thích lại rằng bà chỉ muốn chúc Tết bà Ngô, bảo vệ mới cho bà vào. Bà vào nhà của bà Ngô, để bình hoa lại đó rồi vội rời đi.

Trong cuộc thi Chạy Việt dã Quốc tế tại Lan Châu lần thứ nhất năm 2011, trường Đảng lại thuê một phụ nữ để giám sát bà. Cô ta không cho phép bà Ngô đi xem cuộc thi. Cô ta còn kiểm tra túi xách của con trai bà Ngô trước khi anh ấy ra khỏi nhà.

Tước các khoản hưu trí và phúc lợi

Sau khi cuộc đàn áp bắt đầu, trường Đảng đã giữ lại các khoản phúc lợi và trợ cấp của bà Ngô. Từ năm 1999 tính đến thời điểm bà đệ đơn kiện, trường Đảng đã giữ của bà hơn 100.000 nhân dân tệ.

Những lợi ích nhờ tu luyện Pháp Luân Công

Bất chấp những sách nhiễu, thống khổ tinh thần, và cái chết của chồng, bà Ngô vẫn kiên định tu luyện Pháp Luân Công vì cả bà và chồng bà đều đã được hưởng lợi ích từ môn tu luyện này.

Bà Ngô từng mắc nhiều căn bệnh, trong đó có bệnh tim và thiếu máu não. Bà cũng bị mất ngủ và phải dùng thuốc ngủ.

Năm 1996, chồng bà phải nhập viện vì bị đột quỵ. Một đồng nghiệp đến thăm họ và khuyên họ nên tập Pháp Luân Công.

Bà đã đến điểm luyện công và xem các học viên ở đó luyện công trong hai tiếng đồng hồ. Sau đó bà cùng họ đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân trong một giờ đồng hồ.

Đêm hôm đó, bà ngủ ngon giấc mà không cần dùng đến thuốc ngủ. Kể từ đó, bà không còn phải uống thuốc nữa.

Bà bước vào tu luyện Pháp Luân Công và đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân cho chồng bà nghe hai lần khi ông đang hôn mê do cơn đột quỵ. Không lâu sau đó, ông đã sớm tỉnh lại và hồi phục.

Bên cạnh sức khỏe tốt, tâm tính của bà Ngô cũng đề cao lên. Bà không còn cục cằn hay khắt khe như trước nữa mà trở nên kiên nhẫn và tốt bụng.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ khác của Bộ Chính trị, đã phát động cuộc đàn áp bạo lực đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn chỉ vì đức tin của mình và thậm chí bị giết để lấy nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc bức hại tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo của cá nhân Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng cảnh sát và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này. Luật pháp cũng cho phép người dân đệ đơn tố cáo mà không cần dùng tên thật. Nhiều học viên khuyến khích mọi người chung sức giúp tố cáo những tội ác của Giang và chấm dứt cuộc bức hại.


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2016/2/21/324412.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/3/5/155802.html

Đăng ngày 9-3-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share