Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 26-2-2016] Từ cuối tháng 5 năm 2015 đến nay, đã có hơn 200.000 học viên Pháp Luân Công và thân nhân của họ đệ đơn khởi kiện Giang Trạch Dân lên Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Tòa án Nhân dân Tối cao của Trung Quốc.

Năm 1999, Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công. Kể từ tháng 5 năm nay, nhiều người dân Trung Quốc đã nỗ lực tham gia tố cáo tội ác của Giang Trạch Dân và tích cực ủng hộ những nỗ lực của các học viên Pháp Luân Công trong việc đưa Giang ra công lý.

Hơn một ngàn người dân ở thành phố Tam Hà ký đơn thỉnh nguyện

Nhiều cư dân thành phố Tam Hà, sau khi được giảng chân tướng về Pháp Luân Công và cuộc bức hại đối với môn tu luyện này suốt 16 năm qua, đã bày tỏ sự ủng hộ việc tố cáo cựu lãnh đạo độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân. Đến đầu tháng 2 năm 2016, tổng cộng có hơn 1.121 người đã ký tên bằng tên thật hoặc hóa danh, hoặc điểm chỉ vào đơn thỉnh nguyện ủng hộ cho việc khởi kiện ở thành phố Tam Hà, tỉnh Hà Bắc.

Đáng chú ý nhất là, người dân đã kêu gọi Tòa án và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc phải tiến hành điều tra các trường hợp tử vong của các học viên Pháp Luân Công là Lưu Thục Quyên và Trương Ngọc Thư Hòa, cũng như các thương tật mà học viên Cổ Học Vân phải chịu đựng từ cuộc bức hại này. Họ yêu cầu các cơ quan luật pháp phải trừng phạt Giang Trạch Dân và ngay lập tức chấm dứt cuộc bức hại đối với Pháp Luân Công.

2016-2-14-minghui-hebei-sanhe-jubao-1--ss.jpg

Dân cư thành phố Tam Hà ký tên và điểm chỉ vào đơn thỉnh nguyện ủng hộ đưa Giang Trạch Dân ra trước công lý

Người dân lên tiếng

Nhiều người đã ký vào đơn thỉnh nguyện bày tỏ cảm xúc của mình đối với việc đưa Giang Trạch Dân ra trước công lý:

“Từ lâu, chúng tôi đã đã muốn khởi kiện Giang Trạch Dân. Ông ta toàn làm những việc suy đồi đạo đức. Vì ông ta mà chúng tôi đã bị sa thải ”, một công nhân bị mất việc chia sẻ.

“Tôi muốn kiện ông ta vì tội bán nước”, một nhân viên nghỉ hưu cho biết.

“Tôi muốn kiện Giang Trạch Dân. Ông ta bắt bớ rất nhiều người và gây ra cái chết cho họ. Ông ta là quỷ dữ”, một người nông dân 70 tuổi nói.

“Giang Trạch Dân đã làm hại đất nước Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc. Ông ta thật sự là một kẻ phản bội tổ quốc”, một người khác ký tên thỉnh nguyện nói.

“Pháp Luân Công của các bạn đã làm rất tốt. Kiện ông ta là điều nên làm. Ông ta sẽ bị sử sách lưu danh như một tên tội phạm”, một người bán quần áo nói.

“Giang Trạch Dân là kẻ vô liêm sỉ. Khởi kiện ông ta là việc đúng đắn. Các học viên Pháp Luân Công thật đáng trân trọng khi kiên định với đức tin của mình”, một người lao động nói.

“Nếu tất cả mọi người đều hành xử như các học viên Pháp Luân Công và nghiêm khắc với bản thân, xã hội sẽ không cần đến cảnh sát. Hãy khởi kiện Giang Trạch Dân. Mọi người trong cả nước đều nên kiện hắn. Tình trạng tồi tệ như ngày nay ở Trung Quốc tất cả là do lỗi của hắn”, một công nhân khác cho biết.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài Giang.

Phong trào đưa Giang Trạch Dân ra trước công lý đang phát triển rộng khắp trên toàn thế giới. Ở Châu Á có hơn 1.23 triệu người từ 7 quốc gia và vùng lãnh thổ như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Macao, Malaysia, Indonesia và Singapore đã ký đơn thể hiện sự ủng hộ của họ đối với phong trào này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/2/15/324185.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/2/26/155706.html

Đăng ngày 1-3-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share