Bài viết của một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc

[MINH HUỆ 31-01-2016] Một giáo viên xuất sắc 42 tuổi, đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân vào ngày 30 tháng 8 năm 2015. Trong đơn kiện, cô Lưu Huy đã yêu cầu cựu lãnh đạo độc tài Trung Quốc này phải chịu trách nhiệm về những ngược đãi mà cô phải chịu đựng trong hơn 12 năm bị giam giữ phi pháp chỉ vì đức tin của cô vào Pháp Luân Công.

Dưới đây là những khổ nạn mà cô Lưu đã trải qua trong suốt 16 năm qua:

Lần bị bắt gần đây nhất

Tôi bị bắt vào ngày 14 tháng 12 năm 2011 vì yêu cầu được đi làm trở lại, sau đó hai năm thì bị kết án ba năm rưỡi tù. Ngày 23 tháng 4 năm 2014, tôi bị chuyển tới nhà tù Xuyên Tây là nơi khét tiếng về mức độ tàn bạo trong bức hại các nữ học viên Pháp Luân Công. Tôi chỉ còn khoảng 30kg khi tôi được thả vào ngày 14 tháng 6 năm 2015. Cai trại còn đòi gia đình tôi trả tiền cho việc bức thực tôi.

Những lần bị bắt trước đó

Từ tháng 7 năm 1999 tới tháng 10 năm 2000, tôi bị bắt 10 lần chỉ vì đức tin của mình và bị giam giữ hơn sáu tháng. Tháng 10 năm 2000, cảnh sát từ Sở Cảnh sát Thành Đô dọa sẽ làm cho tôi mất việc, treo lương của tôi, không cho con tôi đi học và tịch thu nhà tôi. Tôi đành phải để con trai tôi ở với bà ngoại nó, còn tôi phải sống lưu lạc để tránh bị sách nhiễu.

Tôi bị bỏ tù phi pháp hai lần vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công. Ngày 4 tháng 2 năm 2001, tôi bị đưa tới trại lao động nữ Tứ Xuyên để chịu một năm rưỡi lao động cưỡng bức. Tôi đã tuyệt thực và đã bị bức thực tàn nhẫn bằng một thứ nước cay. Cai trại và các tù nhân khác cũng đánh đập tôi thậm tệ, sốc điện, bắt ngồi xổm, đứng và đi bộ trong nhiều giờ đồng hồ.

Việc bức hại tàn bạo đã khiến tôi bị suy thận cấp, sụt cân và tụt huyết áp xuống dưới mức bình thường. Để né tránh trách nhiệm, trại lao động đã trả tôi về nhà vào tháng 10 năm 2001 và giám sát tôi tại nhà. Họ cử chín người canh chừng tôi 24h hàng ngày. Đến tháng 3 năm 2002, khi những người đó định đưa tôi trở lại trại lao động vì thấy sức khỏe của tôi khá lên, tôi đã trốn thoát được và lại phải sống lưu lạc để tránh bị bức hại.

Vào ngày 4 tháng 10 năm 2002, tôi bị giam ở đồn cảnh sát địa phương trong ba tuần và sau đó bị chuyển đến Trại Tạm giam Thành Đô. Tòa án Quận Kim Ngưu đã bí mật xét xử và kết án tôi bốn năm tù vào tháng 7 năm 2003. Sau đó, tôi bị chuyển tới Nhà tù Nữ Long Tuyền, bị giám sát nghiêm ngặt và gia đình không được vào thăm. Cai trại cấm tôi rời khỏi phòng giám sát, nói chuyện với các học viên khác và cấm đi ngủ trước nửa đêm.

Vì những lần bị bắt giữ đó mà chồng tôi đã ly dị tôi vào năm 2005.

Bức hại gia tăng tại trung tâm tẩy não

Ngày 11 tháng 10 năm 2006, tôi được ra tù, cảnh sát từ Đồn Cảnh sát Phủ Cầm lại đưa tôi tới Trung tâm Tẩy não Thị trấn Hoa Kiều ở huyện Tân Tân một cách phi pháp. Tôi đã tuyệt thực nhưng hàng ngày đều bị bức thực cho đến khi tôi bị sốt cao vào hai tuần sau đó. Tôi bị giam giữ ba năm ba tháng và được thả vào ngày 15 tháng 2 năm 2010.

Con trai tôi cũng bị bức hại

Con trai tôi chỉ mới bốn tuổi khi tôi bị bắt lần đầu tiên vào năm 1999. Nó bị giam cùng tôi trong mỗi lần bị bắt bởi vì không có ai chăm sóc nó. Nó cũng bị cảnh sát đánh đập ba lần ở trong một chiếc xe tải cách âm.

Trong suốt 14 năm giam cầm, con trai tôi, giờ đã 20 tuổi, được ông bà nuôi dưỡng. Nó lớn lên mà gần như không lúc nào được ở bên mẹ nên nó trở nên ít nói và sống khép kín.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là lãnh đạo ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ khác của Bộ Chính trị, đã phát động cuộc đàn áp bạo lực đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn chỉ vì đức tin của mình và thậm chí bị giết để lấy nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc bức hại tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng cảnh sát và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.

Các bài viết liên quan (chưa có bản dịch)

Một nữ giáo viên Thành Đô bị kết án tù ba năm rưỡi sau hai năm tạm giam

Cô giáo Thành Đô lại bị giam giữ gần hai năm không qua xét xử

Cô Lưu Huy, giáo viên tiểu học bị bức hại tàn bạo trong mười năm

Cô giáo Thành Đô đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng sau thời gian bị bức hại

Cô giáo Thành Đô bị rơi vào tình trạng nguy kịch sau gần 30 ngày tuyệt thực để phản đối bị bắt giữ phi pháp

Cô Lưu Huy đã tuyệt thực 20 ngày


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/1/31/322833.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/2/9/155337.html

Đăng ngày 29-2-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share