Bài viết của Tịnh Liên, một học viên từ tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc

[MINH HUỆ 23-12-2015] Năm nay tôi 61 tuổi. Khi con dâu tôi đến ngày dự sinh, em bé vẫn chưa chào đời. Con trai tôi hỏi mẹ: “Khi nào thì vợ con mới sinh vậy mẹ?” Tôi buột miệng đáp: “Chắc 7, 8 ngày nữa.”

Con trai tôi muốn tôi tới nhà cháu. Bởi tôi đang làm dở một việc cho đồng tu mà chưa hoàn thành, tôi không thể lập tức bỏ đi. Tôi nghĩ: “Mình là một đệ tử Đại Pháp. Mình vững tin vào Sư phụ và Đại Pháp. Mọi thứ của mình là do Sư phụ an bài.” Tôi đã hoàn thành những gì cần làm và sau đó bắt tàu tới nhà con trai vào khoảng 2 giờ sáng.

Con dâu tôi chuyển dạ và nhập viện. Cháu đã sinh hạ một bé trai vào ngày thứ 8 mà không bị biến chứng gì. Cả gia đình tôi đều rất mừng. “Mẹ, mẹ thật thần kỳ,” con trai tôi nói. “Mẹ dường như có thể biết mọi thứ. Mẹ nói 7, 8 ngày nữa và đúng là như vậy.” Trong tâm mình, tôi hiểu rằng tất cả những việc này đều được Sư phụ an bài.

Tôi chăm sóc con dâu trong thời gian dưỡng thai một tháng của cháu. Tôi luôn yêu cầu bản thân mình tuân theo tiêu chuẩn “Chân-Thiện-Nhẫn”. Tôi vui vẻ chi tiền, vui vẻ làm việc nhà, không nói những điều không nên nói và không làm những việc không nên làm. Không khí ở gia đình tôi hết sức vui vẻ, và mối quan hệ giữa mẹ chồng con dâu, cũng như mối quan hệ giữa hai gia đình thông gia hết sức tốt đẹp.

Tôi nhận ra việc chăm sóc cháu trai thật sự mất nhiều thời gian. Tôi tự nhủ: “Con trai và cháu trai mình đều có phúc phận của chúng. Mình là một đệ tử Đại Pháp và mình không nên bị trói buộc bởi tình cảm.” Tôi đã đề nghị thuê một người trông trẻ. Con trai và con dâu tôi đều hiểu và thông cảm nên các cháu đã đồng ý. Tuy nhiên, chúng sợ rằng khó có thể tìm được một người trông trẻ tốt, và bố mẹ của con dâu tôi cũng băn khoăn như vậy.

“Mình không phải là một người thường,” tôi nghĩ: “Mình là một đệ tử Đại Pháp thời kì Chính Pháp. Mọi thứ của mình là do Sư phụ an bài. Gia đình mình nhất định sẽ tìm được một người hữu duyên và có đạo đức tốt.”

Chúng tôi đã tìm được bốn người trông trẻ, tất cả đều có đạo đức rất tốt. Họ chăm sóc cháu trai của tôi và làm việc nhà. Tôi đã giảng chân tướng cho họ và giúp họ làm tam thoái. Một người trong số họ còn muốn tập Pháp Luân Công, vì vậy tôi đã dạy cô ấy các bài công Pháp. Trước khi rời đi, cô ấy nói rằng muốn đọc các sách của Đại Pháp. Tôi đã tặng cô một cuốn Chuyển Pháp Luân.

Từ kinh nghiệm của mình, tôi nhận thấy rằng là một đệ tử Đại Pháp, cho dù chúng ta ở bất kỳ đâu, tiếp xúc với bất kỳ ai, hay làm việc gì, chúng ta luôn cần ghi nhớ rằng chúng ta là người tu luyện. Chúng ta nên buông bỏ tâm ích kỉ và lấy thiện đãi người. Chúng ta nên tín Pháp tín Sư và bước đi trên con đường mà Sư phụ an bài.

Trung thực

Vào tháng 3 năm 2015, vợ chồng tôi dùng cơm với mấy người bạn. Một người trong số họ nói một cách bí hiểm rằng ông ấy quen một người có thể làm giấy chứng nhận tàn tật. Chứng nhận này sẽ giúp người ta được ưu tiên và được giảm giá khi đi lại. Người bạn này cho biết chỉ cần mời người kia một bữa ăn thì ông ấy sẽ giúp bất kì ai có được giấy chứng nhận này.

Chồng tôi và vài người bạn của ông ấy đang bàn luận về chuyện này: “Đúng đó, giờ chi phí tàu xe đắt đỏ quá,” họ nói. “Nếu xếp hàng thì phải mất một vài tiếng mới mua được vé. Nếu có giấy chứng nhận tàn tật thì có thể tiết kiệm được chút tiền. Chúng ta sẽ được ưu tiên mà không phải xếp hàng.” Các bạn của ông đang bàn cách để làm giả chứng từ.

Tôi yên lặng lắng nghe họ nói chuyện. Tôi có một cảm giác rất khó tả. Người bạn kia thấy tôi không nói gì nên chỉ về phía tôi: “Cô cũng nên làm một cái.” Tất nhiên tôi nói rằng tôi không làm.

Sau đó, chồng tôi bảo với tôi rằng ông ấy muốn dùng chứng minh thư của tôi để đăng ký giấy chứng nhận tàn tật. Tôi nói với ông ấy rằng không thể làm vậy và ông ấy rất bất ngờ. Ông ấy trở nên căng thẳng: “Tôi đã mời người ta ăn rồi,” ông ấy quát to: “Tôi đã chi tiền rồi, nếu giờ bà không cho mượn chứng minh thư thì làm sao làm được? Tại sao bà lại khác người như vậy? Sao việc tốt như vậy bà lại không chịu làm để tiết kiệm ít tiền? Đầu óc bà làm sao vậy?”

“Nhiều năm qua ông đã biết rằng tôi tuân theo lời dạy về Chân-Thiện-Nhẫn,” tôi nhắc ông ấy. “Sư phụ của tôi dạy chúng tôi trở thành người tốt bằng cách tuân theo tiêu chuẩn đó, vì vậy tôi phải nói lời chân, làm việc chân, và trở thành một con người trung thực mà không nói dối hay gạt người. Ông biết tôi không ốm đau gì và không bị tàn tật. Làm sao tôi có thể nói dối để xin giấy chứng nhận giả được. Xin ông hãy tôn trọng lựa chọn của tôi.”

Chồng tôi thấy tôi quả quyết như vậy nên không nói gì và rời đi. Ông ấy cũng không bao giờ nhắc lại chuyện này.

Cho dù đây chỉ là một việc rất nhỏ, tôi hiểu rằng trong tu luyện, cho dù là việc lớn hay việc nhỏ, chúng ta đều đang được khảo nghiệm. Nó cũng đem lại cho chúng ta cơ hội để đề cao tâm tính của mình. Chúng ta là đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp, vì vậy chúng ta nên giữ Pháp của Sư phụ trong tâm. Từ đó, chúng ta nên dùng tâm thuần tịnh để tuân theo các yêu cầu của Sư phụ, để tu chính từng lời nói và hành vi của bản thân.

Cho dù gặp bất kể việc gì, chúng ta nên bước đi từng bước với chính niệm để không tạo sơ hở cho cựu thế lực và tà ác dùi vào.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/12/23/320753.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/1/10/154742.html

Đăng ngày 03-02-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share