[MINH HUỆ 2-4-2015] Sau khi đọc xong “Thông tri bổ sung về việc treo quảng cáo”, tâm tôi nặng trĩu. Chúng ta là đệ tử Đại Pháp, là người tu luyện, cảnh giới tư tưởng phải cao hơn người thường, hành vi cử chỉ ngôn từ tối thiểu cũng phải văn minh, đây là bậc cửa tu Phật, là tiêu chuẩn thấp nhất. Thần Vận là đỉnh cao thế giới trong cõi người, mục đích lại là để cứu người, là diễn xuất trang nghiêm, thù thắng nhất trong vũ trụ, vậy nên những nhân viên quảng bá chúng ta tối thiểu cũng nên có tố chất nhất định, có sự ước thúc nhất định với bản thân, phương thức quảng bá nên tao nhã, được chấp nhận và phù hợp.

Nhưng trong hiện thực, những hành vi thiếu sự đoan chính như vậy biểu hiện ra, thông qua chuyện này, mỗi người tu luyện chúng ta (bao gồm cả Đại lục) thực sự nên hướng nội tìm bản thân, thử hỏi bản thân mình xem, thực tu của chúng ta thể hiện ở đâu? Chúng ta đã dùng tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn để yêu cầu bản thân mình chưa?

Vậy thì, dùng tâm thái nào để suy xét vấn đề, dùng lý niệm nào để đo lường lợi hại, dùng hành vi cử chỉ như thế nào mới có thể đạt được mục đích cứu người, chúng tôi cảm thấy nên chú ý vài điểm dưới đây.

Suy xét vấn đề bằng tâm thái của bậc Giác Giả

Đệ tử Đại Pháp đạt được tiêu chuẩn tâm tính mà Pháp yêu cầu mới là người tu luyện xứng đáng với danh hiệu, mới có thể hoàn thành tốt sứ mệnh cứu người của mình.

Trước hết chúng ta phải làm được hàm nghĩa bề mặt của Chân-Thiện-Nhẫn. Ví như, người tu luyện cần phải Chân, một trong những biểu hiện của Chân chính là quang minh chính đại, đường đường chính chính, phóng khoáng rộng rãi, không dối trá lừa gạt người khác, không lén lút, không dùi vào sơ hở, không giở thủ đoạn. Tu luyện cần phải tu Thiện, một trong những biểu hiện của Thiện chính là tôn trọng, thấu hiểu người khác, lượng thứ cho người khác, khiêm nhường. Khi cách nghĩ của mình không phù hợp với ý nguyện của người khác mà nảy sinh mâu thuẫn, nếu như không phải vấn đề có tính nguyên tắc, thì chúng ta phải hết sức tôn trọng người khác. Người tu luyện phải Nhẫn, một trong những biểu hiện của Nhẫn là tâm giữ kính sợ và khiêm tốn, tuân thủ trật tự, tuân thủ kỷ luật, tôn trọng pháp luật, kính phục đạo đức.

Từ Pháp lý chúng ta biết được trong Chân có Thiện, trong Thiện có Nhẫn, hơn nữa Trong Nhẫn có Chân, v.v.. Vì chân thành nên có thể thấu hiểu lòng người, có thể khiêm tốn nhường nhịn; vì thiện lương gần gũi nên chăm chỉ và có trách nhiệm, không ép buộc người khác. Nếu kiên trì học Pháp, thì những thứ này đều chỉ là điều trên mặt giấy, muốn nhìn thấy đều có thể nhìn thấy được, không thể không biết. Nhưng khi nhân tâm của chúng ta quá nặng, mang tính mục đích mạnh mẽ thì lại thường hay quên mất những kiến thức phổ thông, vì đạt được mục đích mà không từ thủ đoạn, quên mất dùng Chân-Thiện-Nhẫn yêu cầu bản thân, chính là bỏ gốc chạy theo ngọn, hiệu quả chỉ có thể là phản đảo lại.

Đo lường bằng lý niệm tôn trọng

Từ góc độ tâm lý học mà giảng, trong nội tâm mỗi người đều khát vọng được tôn trọng, tôn trọng lẫn nhau là cơ sở giao tiếp và hành xử giữa người với người, tôn trọng người khác chính là tôn trọng bản thân mình.

Tôn trọng là thấu hiểu người khác, bao dung người khác, cung kính với người khác. Tôn trọng là thể hiện của tình yêu. Người tu luyện tâm ôm giữ từ bi, mang đến tình yêu cho con người, vậy thì chúng ta phải học được cách tôn trọng người khác. Tôn trọng quy tắc quy định tại nơi công cộng, không xâm phạm không gian cá nhân của người khác, tôn trọng tín ngưỡng, thói quen và sở thích của người khác, những điều này đều là sự tôn trọng tối thiểu.

Trong Thi Kinh có câu “Đầu ngã dĩ mộc đào, báo chi dĩ quỳnh dao” (Tặng ta đào lê, báo đáp lại bằng ngọc đẹp), tức là bạn cho người khác thứ gì, người khác sẽ kính lễ lại bạn thứ đó, đây chính là điều thường tình trong cuộc sống. Chỉ khi chúng ta có kỷ luật, có tự trọng thì mới được người khác tôn trọng, kính ngưỡng và yêu mến.

Khi chúng ta chưa được phép, thấy khát liền mở cửa vòi nước trong sân nhà người ta mà uống, hình tượng của chúng ta như thế nào? Đây chính là hành vi của kẻ lưu manh, của người thô lỗ. Khi chúng ta tự tiện vào phòng sạch phẫu thuật của bệnh viện, chúng ta đã vi phạm nội quy của bệnh viện, chính là hành vi của kẻ tiểu nhân, đâu có phong thái của người quân tử.

Người Mỹ rất chú trọng quyền riêng tư và tôn trọng kỷ luật. Cho nên, hành vi của chúng ta phải có giới hạn, nói năng cần phải có sự câu thúc, chúng ta không thể thích gì làm nấy, làm bừa, làm một cách cứng nhắc, như vậy chỉ có thể phản tác dụng, hủy hoại danh tiếng của bản thân.

Cứu người bằng hành vi văn minh

Văn minh phải bắt đầu từ việc nhỏ, phải kiểm điểm từ những tiểu tiết. Ví như chú trọng tới vệ sinh, có lễ tiết, tôn trọng trật tự nơi công cộng, v.v.. Xuất hiện với diện mạo văn minh, tức là đang dùng hành vi để thể hiện tố chất cao, cảnh giới cao của chúng ta. Cảnh giới cao không phải hét lên là có, mà được thể hiện ra trong từng lời nói từng cử chỉ.

Nếu chúng ta làm việc chỉ dựa vào một bầu nhiệt huyết và sự đơn giản, thô bạo, vậy thì hành vi cử chỉ của chúng ta sẽ rất thô tục, thấp hèn, đáng ghét. Động vật nhỏ qua huấn luyện cũng không đại tiểu tiện tùy tiện, trẻ nhỏ qua giáo dục cũng đều biết đại tiểu tiện tùy tiện là điều mất mặt. Vậy thì nếu chúng ta làm như vậy, thì ngay cả động vật và trẻ nhỏ cũng chẳng bằng, làm gì có hình tượng của người tu luyện, có ông Phật nào như thế không?

Tất cả văn hóa chính thống và văn hóa Thần truyền, tất cả chính giáo đều dạy con người hướng thiện, làm người tốt, làm người có đạo đức cao thượng, biết kiểm điểm hành vi của bản thân. Vậy thì, chúng ta tu luyện nhiều năm như vậy, nếu thường có những hành vi không văn minh thì nên nghiêm túc học lại “Giải thể văn hóa đảng” và “Mạn đàm văn hóa đảng”, đối chiếu với hành vi của bản thân mà tìm xem, trên thân chúng ta đều mang theo tư tưởng văn hóa đảng mong sớm lập công, không coi trọng quy tắc. Đằng sau bất kỳ một hành vi không văn minh nào đều ẩn chứa một cái tâm phóng túng bản thân, ẩn chứa một quan niệm coi thường phép tắc. Đề cao tâm tính mới có thể phá trừ những kiến giải tà ác, cải chính lại những thói quen xấu không văn minh, mới có được một tư tưởng cao thượng, hành vi thanh cao, tao nhã, mới có thể tìm được chỗ đứng trong xã hội văn minh.

Chúng ta phải rõ ràng rằng bất kỳ ngôn từ hành vi không văn minh, không lịch sự nào cũng đều bị người khác xem thường, cũng đều là cái nhãn mà chúng ta dán cho mình, là tấm danh thiếp chúng ta tự in, cũng chính là mỗi ngày chúng ta đều phải đề cao.

Kết luận

Thần Vận là diễn xuất chất lượng cao, vậy thì tương xứng với Nó, mọi nhân viên ra quyết sách, tuyên truyền, quảng bá, làm thị trường đều phải dùng tiêu chuẩn cao để yêu cầu bản thân mình. Chỉ khi chúng ta làm thật ngay chính, làm thật tốt mới có thể giúp người khác đắc cứu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/1/22/322526.html

Đăng ngày 30-01-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share