Bài viết của học viên Pháp Luân Công ở New Zealand

[MINH HUỆ 1-1-2016] Ba tháng sau khi điều tra và hội ý, ngày 21 tháng 11 năm 2015, Hội đồng Báo chí New Zealand đã quyết định rằng Chinese Times (Thời báo Trung Hoa) đã vi phạm nguyên tắc về tính chính xác, công bằng và khách quan trong bài báo về Pháp Luân Công hồi tháng 7 năm 2015. Vào ngày 19 tháng 12 năm 2015, gần một tháng sau phán quyết này, Chinese Times đã đăng tải toàn văn phán quyết của Hội đồng Báo chí bằng tiếng Trung trên trang C2 của tờ báo.

Bối cảnh

Ngày 16 tháng 7 năm 2015, khoảng 40 người Hoa thân Trung Cộng do Hiệp hội Hoa kiều tại New Zealand cầm đầu, đã quấy rối và lăng mạ các học viên Pháp Luân Công ngay phía trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Auckland vào ngày 16 tháng 7 năm 2015.

Chinese Times đã đăng tải bài viết với tựa đề: “Học viên Pháp Luân Công thường xuyên tụ tập trước Lãnh sự quán Trung Quốc“ với phụ đề là: “Các nhóm người Hoa tham gia phản kháng cùng họ”. Bài báo này được đăng trên trang B4 của Chinese Times vào thứ Bảy, ngày 18 tháng 7 năm 2015.

Bài báo này chỉ có vỏn vẹn một đoạn tin về cuộc kháng nghị bên ngoài Lãnh sự quán Trung Quốc của các học viên Pháp Luân Công, và một nhóm người khác đang cố gắng thuyết phục họ rời đi.

Tuy nhiên, bài báo này lại đăng kèm một “Tuyên bố chung” dài hơn của năm nhóm cộng đồng người Hoa trên khắp New Zealand. Tuyên bố chung này gọi Pháp Luân Công là “tà giáo,” “vu khống chính phủ Trung Quốc,” “hủy hoại hình ảnh người Hoa,” và “gây ách tắc vỉa hè.” Tuyên bố nói rằng những nhóm người đó đã khiếu nại lên Hội đồng Auckland về việc Pháp Luân Đại Pháp “trường kỳ chiếm dụng vỉa hè bên ngoài lối vào Tổng Lãnh sự quán”.

Học viên Pháp Luân Công đã liên hệ với tờ báo này về bài báo không chính xác đó và đã có cuộc gặp với một trong số các biên tập viên của Chinese Times vào ngày 23 tháng 7. Biên tập viên này nói với các học viên rằng tờ báo sẽ không đề cập đến Pháp Luân Công trong câu chuyện, đó là vì nội dung là do Lãnh sự quán Trung Quốc duyệt, và việc này sẽ không tái diễn nữa. Tờ báo từ chối thông tin thêm.

Ông Kerryn Webster, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp của Auckland, làm việc cho hãng luật Wilson Harle, đã gửi đơn khiếu nại lên Hội đồng Báo chí New Zealand.

Phán quyết của Hội đồng Báo chí New Zealand

Hội đồng Báo chí kết luận rằng bài viết đó của Chinese Times đã vi phạm Nguyên tắc số 1 là chính xác, công bằng, và khách quan: “Bài báo không đảm bảo được tính chính xác và khách quan trong việc đăng tải tin tức. Bài báo chỉ đưa ra bình luận của bên đối lập, thậm chí còn miêu tả cả thời tiết nhưng thiếu tính cân bằng vì không đưa ý kiến của các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Nó quy chụp rằng những người phản đối đại biểu cho toàn thể cộng đồng người Hoa, song chúng tôi có thể giả định rằng còn có nhiều quan điểm khác nữa.

“Việc biên tập viên đưa ra lập luận rằng hoạt động của các học viên là cảm tính, không phù hợp và không mang tính thời sự là không thỏa đáng để bỏ qua ý kiến của họ khi đưa tin về sự kiện. Việc chỉ trích các học viên mà không cho họ được quyền đưa ra ý kiến trong bài báo, bài phản hồi hay qua thư gửi ban biên tập là không công bằng. Khi làm vậy, Chinese Times cũng đã vi phạm việc đảm bảo tính chính xác của bài viết; bài báo nói rằng cuộc kháng nghị đã diễn ra ôn hòa và bình thường từ đầu đến cuối,’ song Pháp Luân Đại Pháp nói rằng cảnh sát đã được gọi đến và yêu cầu những kẻ phá đám rời đi. Vì biên tập viên không có ý kiến gì về điểm này nên chúng tôi chỉ có thể dựa trên lời tường thuật của các học viên về sự kiện này. Việc khiếu nại của Pháp Luân Công về Nguyên tắc số 1 được giữ nguyên.”

“Mặc dù tờ Chinese Times nói rằng tuyên bố chung đó là quảng cáo nhưng Hội đồng Báo chí vẫn phán rằng: “Tuyên bố chung đó là một quảng cáo và chúng tôi không có thẩm quyền phán quyết về nội dung của nó. Việc khiếu nại về việc vi phạm Nguyên tắc 4 là không được tán thành. Tuy nhiên, hội đồng cũng quan ngại rằng nội dung đó không được ghi rõ là quảng cáo, mà lại được bố cục như một phần của bài báo. Biên tập viên là người chịu trách nhiệm cho toàn bộ nội dung của một tờ báo nên họ có nhiệm vụ phải đảm bảo sao cho độc giả có thể phân biệt được rõ đâu là quảng cáo mất phí và đâu là tin tức thuộc về chức trách của ban biên tập. Tờ Chinese Times đã không làm được điều này.“

Ông Phương, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp của New Zealand, bày tỏ: “Cái gì là đúng hay sai kỳ thực không nói cũng tự rõ. Cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc do bè lũ của Giang thực hiện là phi pháp. Học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc bị bức hại tàn bạo. Đó là điều không thể chối cãi. Học viên Pháp Luân Công ở hải ngoại đã tổ chức kháng nghị ôn hòa trước các đại sứ quán và các lãnh sự quán Trung Quốc trong suốt 16 năm qua. Chính quyền các nơi và quảng đại quần chúng đều hiểu rõ và ủng hộ họ [các học viên]. Hình thức kháng nghị và giảng chân tướng như vậy sẽ vẫn tiếp tục cho đến khi cuộc bức hại chấm dứt. Những tổ chức hay cá nhân nào tham gia cái gọi là “can gián” này đều bị chịu ảnh hưởng bởi những tuyên truyền phỉ báng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tôi hy vọng họ sẽ nhận ra điều đó càng sớm càng tốt, sẽ đứng về lẽ phải, và không bao giờ làm bất cứ điều gì để tương lai phải hối hận.”

Ông Kery Gore, một luật sư New Zealand nổi tiếng, cho rằng Hội đồng Báo chí New Zealand đã có một quyết định xuất sắc. Bài viết đó của tờ Chinese Times đã vi phạm tính chính xác, công bằng và khách quan, là những nguyên tắc trọng yếu trong truyền thông và báo chí. Ông cho rằng tờ Chinese Times sẽ bị mất uy tín với độc giả, còn về việc không đạt được mục tiêu phục vụ công chúng thì không có gì phải bàn nữa. Quyết định của Hội đồng Báo chí, theo quan điểm của ông: “Thật là một bài học giáo huấn pháp lý sâu sắc” cho tất cả giới truyền thông Trung Quốc về việc tôn trọng các nguyên tắc của các báo cáo tin tức.

Đính kèm: Bản gốc tiếng Anh và bản dịch tiếng Trung quyết định của Hội đồng Báo chí New Zealand về Khiếu nại của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp New Zealand về tờ Chinese Times (221KB)


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2016/1/1/321670.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/1/8/154719.html

Đăng ngày 12-01-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share