[MINH HUỆ 23-11-2015] Pháp hội Trung Quốc hàng năm trên trang Minh Huệ là một diễn đàn vô cùng giá trị cho các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc chia sẻ về các kinh nghiệm trong tu luyện của họ. Pháp hội Trung Quốc lần thứ 12 năm nay bắt đầu từ ngày 2 tháng 11 năm 2015, và đã có 53 bài viết được đăng.

Rất nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp châu Âu cũng đã thu được lợi ích từ các bài chia sẻ của các học viên Trung Quốc. Họ rất cảm kích trước sự từ bi, kiên định, đại thiện đại nhẫn mà các đồng tu Đại lục đã tu luyện xuất lai; đồng thời họ xem các bài chia sẻ này như là những tấm gương để họ tự nhìn vào các thiếu sót của bản thân.

Tầm quan trọng của việc học Pháp tốt, kiên định chính niệm, phá trừ an bài của cựu thế lực

Sau khi cô Khang tham dự Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015, nơi cô được trực tiếp nghe Sư phụ Lý giảng Pháp, cô đã trở về Châu Âu mà trong lòng cảm thấy nặng trĩu. Cô ý thức được tính nghiêm túc của tu luyện, nên đã hạ quyết tâm quy chính bản thân mình từ trong mỗi một niệm và mỗi một ý nghĩ.

Không lâu sau đó thì Pháp hội Trung Quốc lần thứ 12 bắt đầu. Cô Khang đã đọc tất cả các bài chia sẻ với tâm thái chân thành hướng nội để tìm ra các thiếu sót của mình [trong khi] so sánh bản thân mình với các đồng tu Đại lục.

Trong một bài chia sẻ về một cặp vợ chồng cùng tu luyện Pháp Luân Công, người vợ đã chép tay cuốn Chuyển Pháp Luân chín lần và đã học Pháp tốt trong nhiều năm trước khi cuộc đàn áp bắt đầu. Nhờ học Pháp vững chắc, cô đã không bị tra tấn nhiều khi ở trong trại tẩy não. Chồng của cô, do không học Pháp tốt nên đã bị kết án 5 năm tù.

Người chồng chia sẻ rằng anh ấy chủ yếu đã dùng nhân tâm để đối đãi với cuộc bức hại, chứ không nhìn nhận nó dựa trên Pháp. Các quan niệm người thường trở thành gánh nặng trên vai anh ấy, và đồng thời cũng bao kín anh ấy lại trong những an bài của cựu thế lực.

Trong một bài chia sẻ khác ở Pháp hội Trung Quốc, một đồng tu đã tạo ra một môi trường tu luyện bằng cách ghi nhớ Pháp và đọc thuộc Pháp trong 11 năm.

Những bài chia sẻ này đã giúp cô Khang nhận thức được tầm quan trọng của việc học Pháp và phá trừ các an bài của cựu thế lực.

Chủ động tham gia khởi kiện cựu độc tài Giang Trạch Dân

Trong bài chia sẻ “Đề cao tâm tính trong quá trình khởi tố Giang Trạch Dân”, một đồng tu Trung Quốc khác đã chia sẻ thể ngộ của mình rằng khởi tố Giang là một phủ định tối triệt để đối với các an bài của cựu thế lực.

Cô Trần, một học viên Thụy Điển đã nhận ra tâm an dật của mình sau khi đọc bài chia sẻ trên. So sánh bản thân mình với các học viên Trung Quốc, những người đã dùng danh tính thật và địa chỉ thật của họ để kiện Giang, cô hướng nội và tìm ra tâm lười biếng và sự chậm trễ của mình đối với việc cứu độ chúng sinh.

Cô Lý, một học viên người Bỉ, đã nghe các bài chia sẻ ở Pháp hội trên Đài phát thanh Minh Huệ. Bài chia sẻ “Từ một tín đồ Cơ Đốc Giáo trở thành đệ tử Đại Pháp”, đã thôi thúc cô phải thể hiện ra tâm từ bi khi giảng chân tướng cho khách du lịch Trung Quốc. Cô trích dẫn: “Nếu mọi người có thể cảm nhận được tâm từ bi của các đệ tử Đại Pháp, nếu họ có thể thấy được vẻ đẹp của Đại Pháp thông qua các đệ tử thì họ sẽ thay đổi.”

Hướng nội tìm chính là Pháp bảo

Cô Vương, một học viên người Scandinavia chia sẻ rằng, bài viết “Hướng nội thực sự là Pháp bảo” đã khiến cô tỉnh ngộ. Trong bài chia sẻ, một học viên kia có một số thói quen phiền phức làm ảnh hưởng tới việc học Pháp của các đồng tu khác. Tuy nhiên, khi các đồng tu bắt đầu hướng nội để tìm ra thiếu sót và buông bỏ các quan niệm [hậu thiên] của họ, thì vị đồng tu kia cũng thay đổi theo.

Cô Vương nói: “Chúng tôi biết rằng khi hai người có mâu thuẫn, nếu có người thứ ba chứng kiến mâu thuẫn này thì họ cũng cần phải hướng nội và suy nghĩ xem họ ngộ ra được điều gì từ sự việc kia. Chẳng phải tôi cũng là ‘người thứ ba’ khi tôi đọc bài chia sẻ này? Chẳng phải đó cũng là an bài để tôi nhìn lại một số quan niệm của chính mình? Tôi tin rằng Sư phụ từ bi của chúng ta đã an bài các cơ hội để chúng ta bộc lộ ra các thiếu sót và chấp trước của mình, như thế chúng ta mới có thể đề cao lên trên bằng cách buông bỏ các chấp trước đó đi.

Annie, một học viên đến từ Vương quốc Anh cũng có những thể ngộ tương tự. Cô ngộ rằng bất cứ khi nào có mâu thuẫn hay có can nhiễu thì chúng ta cũng đều phải hướng nội vô điều kiện. “Bất cứ sự việc gì phát sinh cũng đều là cơ hội cho chúng ta đề cao”, cô Annie nói. “Trong mỗi sự kiện hay tình huống nào đó, nếu không có các nhân tố giúp chúng ta tu luyện, thì sự kiện đó nhất định đã không xảy ra. Nếu nó xảy ra, nhất định là trong đó có các nhân tố giúp chúng ta đề cao trong tu luyện.”

Buông bỏ tự ngã và vị kỷ

Bài chia sẻ “Phóng hạ tự ngã khi giải cứu đồng tu” kể về hai điều phối viên ở Trung Quốc [sau khi] buông bỏ tự ngã và tâm ích kỷ, đã tạo ra một môi trường chia sẻ cởi mở và thẳng thắn.

Cô Su, một học viên người Scotland nói: “Vô ngã là chìa khóa để cứu thêm nhiều chúng sinh hơn nữa.” Cô ấy cũng là một điều phối viên trong khu vực của mình. Bài chia sẻ đã giúp cô nhìn thấy tính kiêu ngạo và cái tôi ở bên trong chính mình, nó đã tạo ra giãn cách giữa cô và các bạn đồng tu khác.

Cô ngộ ra rằng khi các đồng tu có thể cởi mở chia sẻ thể ngộ trong nhóm của họ, thì mọi người đều sẽ cùng được đề cao lên, và lực độ cứu chúng sinh cũng tăng lên.

Vượt qua tâm an dật và học các kỹ năng chứng thực Pháp

Cô Trần, học viên Thụy Điển, và cô Phan, học viên người Bỉ đều rất xúc động khi đọc các bài chia sẻ về các đồng tu lớn tuổi mà vẫn có thể học các công nghệ mới và các kỹ năng máy tính để chứng thực Pháp.

Cô Trần nói rằng kiến thức về máy tính của cô còn thua xa các đồng tu lớn tuổi, đó là bởi vì cô vẫn chưa ý thức được đầy đủ về trách nhiệm cứu thêm nhiều chúng sinh hơn nữa của các đệ tử Đại Pháp.

Cô Phan là một học viên hỗ trợ về công nghệ ở hải ngoại. Cô cũng phải đối mặt với tình trạng không có đủ thời gian để học Pháp và luyện công sau khi kết thúc giờ làm và làm việc trong các hạng mục Đại Pháp. Cô ngộ ra rằng vấn đề không phải là ở hạng mục nào đó, mà là ở tâm chấp trước muốn chứng thực bản thân của cô.

Cô Phan nói: “Chúng ta phải khiêm tốn và phải buông bỏ chấp trước muốn quản hết thảy sự việc. Bất kể ai chỉ ra thiếu sót của tôi, khi tôi nghe thấy, tôi liền [cố gắng] vượt qua thiếu sót đó.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/11/12/319051.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/11/23/153786.html

Đăng ngày 11-12-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share