Bài viết của Hà Vũ

[MINH HUỆ 24-8-2015] Ngày 21 tháng 8, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao Trung Quốc tuyên bố cựu giám đốc Phòng 610 Lý Đông Sinh bị truy tố vì tội hối lộ.

Mặc dù có nhiều chức danh, nhưng các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã công bố chức danh của ông ta ở Phòng 610, một tổ chức bí mật trực tiếp bức hại Pháp Luân Công, sau khi ông ta bị hạ bệ vào tháng 12 năm 2013.

Được bổ nhiệm làm phó Phòng 610 khi tổ chức này được thành lập vào năm 1999, Lý Đông Sinh cũng là phó giám đốc của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV). Trong vai trò đó, ông ta phụ trách các chiến dịch tuyên truyền trên toàn quốc chống lại Pháp Luân Công để thu hút sự ủng hộ của người dân đối với cuộc đàn áp. Sau khi Lưu Kinh về hưu vào tháng 10 năm 2009, Lý Đông Sinh được Chu Vĩnh Khang bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công an và phụ trách Phòng 610.

Là nhân vật chính trong tổ chức thực hiện cuộc đàn áp trên toàn quốc đối với Pháp Luân Công, Lý Đông Sinh có một lịch sử kích động tuyên truyền thù hận và bạo lực chống lại các học viên vô tội.

Chính phủ trực tiếp chỉ đạo chiến dịch vu khống

Sau khi Giang Trạch Dân ra lệnh cấm Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, một chiến dịch tuyên truyền toàn quốc đã được Lý Đông Sinh phát động để khiến người dân thù hận những học viên ôn hòa.

Lý Đông Sinh đã chỉ thị cho CCTV phát sóng các chương trình phỉ báng Pháp Luân Công bảy giờ một ngày. Những chương trình này sử dụng các thủ đọan tuyên truyền bịa đặt bôi nhọ thanh danh nhà sáng lập Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Chí và nói rằng ông yêu cầu các học viên giết người hoặc tự sát.

Một thí dụ là chương trình “Tiêu điểm”, một chương trình được phát sóng vào giờ vàng của CCTV nhằm phổ biến về các vấn đề xã hội hiện tại. Theo một báo cáo năm 2013 do Tổ chức Quốc tế điều tra về cuộc bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG) công bố, trong vòng sáu năm rưỡi, từ ngày 21 tháng 7 năm 1999 đến cuối năm 2005, “Tiêu điểm” đã phát sóng 102 tập phim phỉ báng Pháp Luân Công. Cũng theo báo cáo trên, riêng giữa tháng 7 và tháng 12 năm 1999, có 39 tập phim phỉ báng Pháp Luân Công được phát sóng.

Một thí dụ khác là Bản tin CCTV, phát sóng hàng ngày vào lúc 7 giờ sáng. Được xem là một chương trình tin tức chủ yếu, đó là nguồn tin chính đối với người Trung Quốc, dù họ ở thành thị hay nông thôn. Lý Đông Sinh đã nâng thời lượng chương trình từ 30 phút lên 45 phút để bảo đảm rằng nội dung chương trình phỉ báng Pháp Luân Công được tích hợp đầy đủ trong bản tin.

Các tin tức phỉ báng được thu thập và truyền rộng trên báo chí và đài phát thanh của Tân Hoa Xã và được phổ biến ra nước ngoài thông qua chương trình Tin tức Trung Hoa (CNS), hãng thông tấn tin tức Hồng Kông Trung Quốc (CNA), và các hãng thông tấn ngoại giao Trung Quốc.

Làn sóng tiếp theo của chiến dịch phỉ báng

Những nổ lực của Lý Đông Sinh đã rất có hiệu quả trong việc định hướng quan điểm của người dân. Vào tháng 7 năm 2000, ông ta được đề bạt giữ chức phó giám đốc Cục quản lý phát thanh và truyền hình Trung Quốc (SARFT).

Trong khi đó, cuộc đàn áp đã bắt đầu mất đà. Những hành động tàn bạo mà các học viên phải chịu đựng vì tín ngưỡng của họ đã khiến nhiều người phải xem xét lại tính hợp pháp của cuộc đàn áp.

Được chỉ đạo bởi Tăng Khánh Hồng, trưởng Ban tổ chức Trung ương Đảng (1999-2002), và La Cán, bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật (1998-2007), Lý Đông Sinh đã dàn xếp “Vụ tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn”, đẩy chiến dịch tuyên truyền lên một cấp độ mới.

Vụ tự thiêu trên quảng trường Thiên An Môn nhanh chóng bị Thời báo Washinton (Washington Post) và nhiều tổ chức nước ngoài vạch trần là một trò lừa bịp. Sự kiện này cũng được đề cập đến trong phim Lửa Giả, bộ phim đạt giải thưởng giành cho phim tài liệu.

Nhưng bên trong Trung Quốc, trò lừa bịp đã lan truyền một cách nhanh chóng và gây hậu quả phá hoại. Bởi vì màn kịch dàn dựng vụ tự thiêu diễn ra trước thềm Tết Nguyên Đán của Trung Quốc và bao gồm cảnh một bé gái 12 tuổi và mẹ của bé, một số lượng khán giả khổng lồ đã xem chương trình truyền hình này. Các báo cáo được đưa lên báo chí và trên truyền hình và thậm chí còn chèn vào trong các sách giáo khoa ở trường học. Những người đồng cảm đã quay sang giận dữ và thù hận các học viên Pháp Luân Công.

Chương trình CCTV phổ biến “Tiêu điểm” đã đóng vai trò như một chất xúc tác để đẩy lòng thù hận của người dân đối với các học viên Pháp Luân Công lên cao trào. Riêng năm 2001, đã có 39 tập phim phỉ báng Pháp Luân Công được phát sóng trên chương trình này.

Trong khi hàng chục triệu học viên Pháp Luân Công đang phải chịu bức hại tàn bạo vì tín ngưỡng của họ, Lý Đông Sinh đã được đề bạt làm Thứ trưởng Ban tuyên giáo vào năm 2002. Khi quyền lực được tăng lên, những chiến dịch tuyên truyền của ông tacàng trở nên mãnh liệt với bạo lực và tra tấn.

Cuộc bức hại vẫn tiếp diễn

Trong suốt 16 năm của cuộc đàn áp, sự tàn bạo mà các học viên Pháp Luân Công phải gánh chịu rất khủng khiếp. Từ việc bị bắt bớ, cầm tù, tra tấn và giam giữ trong các bệnh viện tâm thần để lạm dụng tình dục cho đến bị cưỡng bức lao động và thu hoạch nội tạng sống.

Sự sụp đổ và bản cáo trạng của Lý Đông Sinh không phải là ngẫu nhiên; nhiều cán bộ cao cấp, những người đã chủ động đàn áp Pháp Luân Công đã gặp số phận tương tự, từ Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang cho đến Từ Tài Hậu.

Ông Rob Anders, thành viên Quốc hội Canada đã nói rằng hệ thống công lý cuối cùng sẽ “quay mặt lại với những người tham nhũng nhất, hung ác nhất, độc tài nhất và đàn áp Pháp Luân Công nhất.” Ông nói những kẻ dính líu sâu vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công, “là những kẻ đã vượt qua giới tuyến của lễ nghi phép tắc nhất.”

Ông giải thích thêm: “Họ không chỉ lấy tiền. Họ đã lấy đi phẩm giá, lấy đi sự chính trực, cướp đi truyền thống – họ đã làm tất cả những việc này. Họ đã vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.” Ông Anders nói ông tin rằng tất cả thủ phạm sẽ phải gánh trách nhiệm khi chế độ cộng sản sụp đổ.

Nghị sỹ Hoa Kỳ, ông Chris Smith, một thành viên cao cấp của Bộ Ngoại giao và là chủ tịch của Tiểu ban tổ chức Quốc tế về Nhân quyền toàn cầu nói ông ủng hộ làn sóng người Trung Quốc đệ đơn khởi tố hình sự đối với Giang Trạch Dân.

Trong phiên điều trần Quốc hội vào ngày 25 tháng 6 năm 2015, ông nói: “Sự dũng cảm và can đảm của người dân Trung Quốc khi đệ trình các đơn khởi tố này, đã giúp họ đứng lên đòi hỏi về dân chủ và về Đảng và chính phủ phải có trách nhiệm giải thích, là đầy sự cảm hứng, bởi vì có quá nhiều người bị trừng phạt theo một cách nào đó, và họ vẫn có thể kiên trì.”

Ông Smith nói thêm: “Thế giới phương Tây, thế giới tự do ở bất cứ nơi nào trên thế giới, sẽ luôn dõi theo họ, mỗi ngày trong tuần và 24/7, để nói rằng, ‘Chúng tôi đứng về phía các bạn và chúng tôi đứng về phía phản đối cuộc đàn áp’.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/8/24/314629.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/8/29/152297.html

Đăng ngày 25-11-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share